Nhà giáo là gì? Tiêu chuẩn của nhà giáo? Quyền và nhiệm vụ của nhà giáo?
This post: Nhà giáo là gì? Tiêu chuẩn, quyền và nhiệm vụ của nhà giáo?
Hiện nay đối với công tác giáo dục chúng ta không thể không nhắc tới vai trò quan trọng của các nhà giáo, Nghề nhà giáo được ví như một nghề trồng người tức là tạo nên những con người có tư duy và phẩm chất tích cực góp phần xây dựng và phát triển đất nước văn minh và tiến bộ hơn. Vậy để hiểu thêm về Nhà giáo là gì? Tiêu chuẩn của nhà giáo được quy định như thế nao? những quyền và nhiệm vụ của nhà giáo phải thực hiện là gì? Dưới đây công ty Mầm Non Ánh Dương chúng tôi xin cung cấp thông tin chi tiết về nội dung này. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn đọc.
Cơ sở pháp lý: Luật Giáo dục 2019
Luật sư tư vấn luật trực tuyến
1. Nhà giáo là gì?
Giáo viên được hiểu là người giảng dạy, giáo dục cho học sinh, sinh viên, lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học, thực hành và phát triển các khóa học cho học sịnh các cấp khác nhau phù hợp với độ tuổi và nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường đề ra đồng thời cũng là người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh để đánh giá chất lượng, năng lực của từng học sinh theo quy định của nhà trường và pháp luât.
Hiện nay các giáo viên nam thường được gọi là thầy giáo, giáo viên nữ thường được gọi là cô giáo. Giáo viên không chỉ đóng vai trò là người truyền đạt tri thức thông thường mà phải là người tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, gợi mở, cố vấn, trọng tài cho các hoạt động học tập tìm tòi khám phá, giúp học sinh tự lực chiếm lĩnh, nắm vững kiến thức mới được học. Giáo viên phải có năng lực biết đổi mới phương pháp dạy học.
Hiện nay có thể thấy trong sự phát triển về kinh tế thế giới và bối cảnh kĩ thuật công nghệ phát triển nhanh, tạo ra sự chuyển dịch định hướng giá trị, giáo viên trước hết phải là nhà giáo dục có năng lực phát triển ở học sinh về cảm xúc, thái độ, hành vi, bảo đảm người học làm chủ được và biết ứng dụng hợp lí tri thức học được vào cuộc sống bản thân, gia đình, cộng đồng. Bằng chính nhân cách của mình, giáo viên tác động tích cực đến sự hình thành nhân cách của học sinh, giáo viên phải là một công dân gương mẫu, có ý thức trách nhiệm xã hội, hăng hái tham gia vào sự phát triển của cộng đồng, là nhân vật chủ yếu góp phần hình thành bầu không khí dân chủ trong lớp học, trong nhà trường, có lòng yêu giới trẻ và có khả năng tương tác với giới trẻ.
2. Tiêu chuẩn của nhà giáo?
Căn cứ theo quy định tại điều 67. Tiêu chuẩn của nhà giáo Luật Giáo dục 2019 quy định cụ thể:
Nhà giáo phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
1. Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt;
2. Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm;
3. Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;
4. Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.
Căn cứ như quy định trên pháp luật đã đưa ra thì có những tiêu chuẩn chung khi thực hiện công việc của một nhà giáo cần phải thực hiện đó là:
Thứ nhất tiêu chuẩn về ” phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt” đây là một yếu tố hết sức cần thiết bởi vì Nhà giáo là người trực tiếp tác động vào tư duy và tư tưởng của các tầng lớp thế hệ học sinh. Có thể nói phẩm chất và đạo đức của giáo viên là nền tảng trong nhân cách nhà giáo. Trong nhà trường chúng ta cần có các giải pháp để thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và được duy trì thành nề nếp, căn cứ dựa trên các quy tắc chung nhằm mục đích định hướng, điều chỉnh nhận thức và điều chỉnh thái độ, hành vi nhà giáo sao cho phù hợp với yêu cầu của nghề giáo viên giúp cho cả giáo viên lẫn học sinh có sự phát triển tích cực nhất. Như vậy một mặt có thể rèn luyện, tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp để tạo ra nền tảng, động lực để nhà giáo phấn đấu hoàn thành sứ mệnh vẻ vang của mình, mặt khác sẽ giáo dục nên những tầng lớp thế hệ học sinh có đức và có tài.
Thứ hai, về tiêu chuẩn ” Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm” tức là giáo viên phải có những tiêu chuẩn về vị rí việc làm như bằng cấp các chững chỉ liên quan tới nghề nghiệp của nhà giáo theo quy dịnh của Bộ Giáo Dực quy định cụ thể
Thứ tư, tiêu chuẩn về ” kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ” Có thể thấu đối với vấn đề này thì trên thực tế có rất nhiều giáo viên chưa hiểu đúng về năng lực bản thân vì thế cho nên quy định này giup cho giáo vên khi có đánh giá, nhận xét hay xếp loại chuyên môn trong các kỳ đánh giá xếp loại theo quy định của Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo, giáo viên thường có xu hướng tự nâng mức bản thân bằng hoặc cao hơn người khác theo đó mà tự hoàn thiện bản thân và nghề nghiệp. Giáo viên thường tự đánh giá mình đạt mức tốt, khá.
Cuối cùng đó là tiêu chuẩn về ” Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp” không riêng nghề nhà giáo cũng có rất nhiều trường hợp phải đàm bảo yêu cầu về sức khỏe để đảm bảo quá trình dạy học trên lớp và công tác tại nhà trường.
Như vậy có thể thấy những yếu tố này đều là những yếu tố rất cơ bản và cần thiết đối với nghề giáo viên, giáo viên phải có đầy đủ những tiêu chuẩn theo quy định thì mới được hoạt động trong nghề.
3. Quyền và nhiệm vụ của nhà giáo?
3.1. Quyền của nhà giáo
Căn cứ theo quy định tại điều 70. Quyền của nhà giáo Luật giáo dục 2019 quy định:
1. Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo.
2. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học.
4. Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.
5. Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy căn cứ theo quy định này thì pháp luật đưa ra những quyền cơ bản cho giáo viên để đảm bảo quyền lợi cho họ khi tham gia hoatjd dộng giảng dạy:
+ Giáo viên sẽ được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo theo đó những giáo viên hiện đang giảng dạy trong ngành giáo dục có nhiều thế hệ khác nhau, nhiều hệ đào tạo khác nhau qua các thời kỳ và mỗi thời kì đều sẽ được đào tạo cơ bản về chuyên môn theo đó giáo viên phải đảm bảo chuyên môn tốt và niềm đam mê thì việc giảng dạy sẽ hiệu quả hơn. Tất nhiên, đội ngũ ấy đã được đào tạo và tuyển dụng đúng theo những thời điểm nhất định của ngành giáo dục.
+ Giáo viên có quyền được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ trên thực tế có thể thấy ngoài việc đi học trên chuẩn, nâng cao trình độ chuyên môn, nhiều giáo viên của trường còn tham gia các lớp bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp và nâng cao năng lực dạy học như các lớp bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp, bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin, bồi dưỡng về Tiếng Anh…để phục vụ cho nghề nghiệp của mình.
+ Giáo viên có quyền hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tức là tạo nên căn cứ cứ pháp lý để hai bên tham gia ký kết biết được quyền lợi cũng như trách nhiệm vụ của mình khi hợp đồng bắt đầu có hiệu lực
+ Giáo viên ” Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể” đây là quyền cơ bản của con người và đối với giáo viên họ có quyền được bao vệ bởi trên thực tế có rất nhiều trường hợp học sinh cá biệt đánh giáo viên hoặc phụ huynh có lời lẽ không hay đối với họ nên chúng tôi thấy việc bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể đó là quyền cần thiết đối với họ. Ngoài ra họ còn có quyền được nghỉ hè theo quy định và theo đặc điểm của các trường sẽ quy định thời gian nghỉ khác nhau.
3.2. Nhiệm vụ của nhà giáo
Căn cứ theo quy định tại điều 69. Nhiệm vụ của nhà giáo Luật giáo dục 2019 quy định:
1. Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.
2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.
3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
4. Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.
Như trên chúng ta thấy ở cạnh quyền thì giáo viên cũng có một số nghĩa vụ cần thực hiện để cs thể tiến hành việc giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Nhà giáo là gì? Tiêu chuẩn, quyền và nhiệm vụ của nhà giáo” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)