Giáo dục

Nghị luận xã hội 200 chữ về ý thức tôn trọng lẽ phải

Đề bài: Nghị luận xã hội 200 chữ về ý thức tôn trọng lẽ phải

nghi luan xa hoi 200 chu ve y thuc ton trong le phai

This post: Nghị luận xã hội 200 chữ về ý thức tôn trọng lẽ phải

Nghị luận xã hội 200 chữ về ý thức tôn trọng lẽ phải

I. Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ về ý thức tôn trọng lẽ phải (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Ý thức tôn trọng lẽ phải

2. Thân bài

* Giải thích vấn đề:
– Lẽ phải là gì? (Những điều đúng đắn, phù hợp đạo lý, mang đến lợi ích cho xã hội)
– Thế nào là ý thức tôn trọng lẽ phải? (Bảo vệ, công nhận, ủng hộ, tuân theo những điều đúng đắn)

* Phân tích vấn đề

– Vai trò của việc tôn trọng lẽ phải:
+ Tôn trọng lẽ phải chính là bảo vệ cho những giá trị tốt đẹp, cho phép chúng được sinh sôi phát triển và đơm hoa cho cuộc đời nhiều trái ngọt.
+ Tôn trọng lẽ phải giúp đề cao nhân nghĩa, tình người, tính thượng tôn của pháp luật cũng như bảo vệ cho sự tồn vong, suy thịnh của xã hội.

– Ý thức tôn trọng lẽ phải hiện nay: Nhiều người thờ ơ trước sự việc của người khác thành ra chẳng quan tâm đến việc đúng – sai, phải – trái

– Tác hại của việc không tôn trọng lẽ phải:
+ Bất công, phạm pháp, trái luân thường đạo lý sẽ được đà lấn át lẽ phải.
+ Một xã hội không có sự tôn trọng lẽ phải thì những điều sai trái sẽ lên ngôi, xã hội đó không thể tiến bộ vươn lên mà chỉ có thụt lùi và đổ vỡ.

* Làm thế nào để tôn trọng lẽ phải
– Cần trau dồi nhận thức, sự hiểu biết để có khả năng phân biệt phải – trái, đúng – sai
– Bình tĩnh quan sát và nhận định sự việc, đấu tranh chống lại những điều sai trái

3. Kết bài

Rút ra bài học nhận thức và liên hệ bản thân

II. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội 200 chữ về ý thức tôn trọng lẽ phải

1. Nghị luận xã hội 200 chữ về ý thức tôn trọng lẽ phải, mẫu 1 (Chuẩn)

Ngày nay trong thời buổi công nghệ số, phải nhận định rằng trong xã hội thực cũng như mạng xã hội đang “loạn lạc” vì khó phân biệt được phải trái đúng sai. Đây chính là thời điểm chúng ta cần phải xây dựng xã hội có ý thức tôn trọng lẽ phải. Lẽ phải của mọi vấn đề luôn là điều đúng đắn, hướng đến những mục đích tốt đẹp, mang lại cái tốt. Nhận ra lẽ phải là một chuyện và khó hơn nữa là phải có ý thức tôn trọng nó. Nếu bạn chỉ nhận ra lẽ phải mà không bảo vệ lẽ phải thì cũng giống như việc biết buôn lậu là phạm pháp nhưng vẫn làm hoặc mặc cho người khác làm. Ngày nay, con người ta thường thờ ơ trước sự việc của người khác thành ra chẳng quan tâm đến việc đúng – sai, phải – trái. Thế nhưng ai cũng như vậy thì những bất công, phạm pháp, trái luân thường đạo lý sẽ được đà lấn át lẽ phải. Pháp luật được xây dựng từ nền tảng của lẽ phải, nó yêu cầu con người phải làm đúng luật, tuân thủ luật chính là tôn trọng lẽ phải. Muốn tôn trọng lẽ phải trước tiên ta phải làm điều phải, có cách nhìn nhận đúng đắn, ứng xử phù hợp với mọi người, tôn trọng sự thật, tôn trọng tính đúng đắn. Không nên xuyên tạc sự thật, bịa đặt, không cổ súy a dua khi chưa tìm hiểu kĩ vấn đề.

2. Nghị luận xã hội 200 chữ về ý thức tôn trọng lẽ phải, mẫu 2 (Chuẩn)

Ai trong số chúng ta đều muốn hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống, và lẽ phải sẽ đưa chúng ta đến với những điều tốt đẹp đó. Có ý thức bảo vệ lẽ phải chính là bảo vệ cho những giá trị tốt đẹp, cho phép chúng được sinh sôi phát triển và đơm hoa cho cuộc đời nhiều trái ngọt. Bao nhiêu người chúng ta đã từng đấu tranh bảo vệ và tôn trọng lẽ phải, xã hội này sẽ tốt đẹp biết bao nếu ai cũng có ý thức tôn trọng những điều đúng đắn, sống theo đạo lý và hướng đến lợi ích cộng đồng. Ngày nay những sự việc, suy nghĩ xấu xa, tiêu cực và trái luật pháp diễn ra nhan nhản, chúng ta phải có ý thức vạch trần cái xấu, đấu tranh để bảo vệ lẽ phải. Đây không phải nhiệm vụ đơn thuần của pháp luật hay cá nhân ai mà là trách nhiệm của mỗi người. Đứng trước phải – trái hay đúng – sai ta phải nhìn nhận thật tường tận vấn đề, chỉ cần ta sơ suất, bỏ qua việc tôn trọng lẽ phải sẽ phải trả giá thật đắt. Ví dụ như nhìn thấy bạn bè phạm tội mà vẫn bênh vực, che giấu chính là tiếp tay cho cái xấu, tôn trọng lẽ phải giúp bạn bè nhận ra con đường đúng đắn thoát ra khỏi sai lầm chính là giúp bạn, giúp đời. Tôn trọng lẽ phải là đề cao nhân nghĩa, tình người, tính thượng tôn của pháp luật cũng như bảo vệ cho sự tồn vong, suy thịnh của xã hội.

3. Nghị luận xã hội 200 chữ về ý thức tôn trọng lẽ phải, mẫu 3 (Chuẩn)

Lẽ phải là chuẩn mực của đạo đức, pháp luật, là “cán cân” giúp cuộc sống cân bằng, không có những bất công, bạo tàn. Một xã hội không có sự tôn trọng lẽ phải thì những điều sai trái sẽ lên ngôi, xã hội đó không thể tiến bộ vươn lên mà chỉ có thụt lùi và đổ vỡ. Lẽ phải là gì? Không khó để trả lời, đó là điều đúng đắn, tích cực, đúng luật, đúng đạo lý. Thế nhưng tôn trọng lẽ phải là gì và vì sao phải tôn trọng lẽ phải lại khiến nhiều người băn khoăn. Tôn trọng lẽ phải là điều nên làm và phải làm để bảo vệ những điều đúng đắn, công nhận cái đúng, ủng hộ cái hay, phù hợp với đạo lý và luật pháp. Tôn trọng lẽ phải thể hiện ở thái độ, lời nói, cử chỉ và quyết định của chúng ta đối với việc đấu tranh với điều sai trái, bất công. Mỗi người phải luôn rèn luyện ý thức tôn trọng lẽ phải, ngay từ khi còn nhỏ cũng phải giáo dục con trẻ về điều hay lẽ phải. Chỉ nên ủng hộ, công nhận và bảo vệ những điều đúng, còn lại phải quyết tâm chống lại cái xấu, cái ác, trái pháp luật. Con người tôn trọng lẽ phải, lẽ phải sẽ bảo vệ họ trong cuộc đấu tranh này, chính vì vậy hãy rèn luyện sự hiểu biết, tư duy và nhận thức của bản thân để có khả năng nhận ra lẽ phải cũng như có vũ khí chiến đấu với điều sai trái.

—————–Tổng kết——————

Các em có thể tìm hiểu và tham khảo thêm các đề văn nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống mang tính thời sự và thực tiễn cao như: Nghị luận về phong trào đi du học nước ngoài của học sinh hiện nay, Nghị luận xã hội về ý nghĩa việc hiểu mình, hiểu người, Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về Vượt qua cám dỗ, Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khát vọng.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button