Giáo dục

Mở bài truyện Vợ chồng A Phủ

Mở bài truyện Vợ chồng A Phủ

mo bai truyen vo chong a phu

This post: Mở bài truyện Vợ chồng A Phủ

Mở bài truyện Vợ chồng A Phủ
 

  1. Mở bài số 1:

Tô Hoài gắn bó và có vốn am hiểu sâu sắc về con người, văn hóa của vùng đất Tây Bắc, bởi vậy Tây Bắc cũng trở thành nỗi nhớ, niềm thương trong các sáng tác của ông. Một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất Tô Hoài viết về vùng đất, văn hóa và con người Tây Bắc là “Vợ chồng A Phủ”, từ câu chuyện về cuộc sống và số phận của một cặp vợ chồng người H’Mông Mị và A Phủ, nhà văn đã mang đến cho người đọc những hình ảnh chân thực về cuộc sống đau khổ, nhiều bất công của người nông dân nghèo dưới sự cai trị hà khắc của cường quyền và thần quyền, đồng thời cũng cho thấy được sức sống mạnh mẽ tiềm tàng bên trong tâm hồn họ.
 

2. Mở bài số 2:

“Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn xuất sắc rút từ tập “Truyện Tây Bắc” của nhà văn Tô Hoài. Truyện kể về cuộc sống, số phận của Mị, A Phủ dưới sự chuyên chế, bạo tàn của phong kiến miền núi, họ không chỉ bị đối xử bất công mà còn bị tước đoạt tự do, hạnh phúc. “Vợ chồng A Phủ” đặc biệt thành công trong việc xây dựng nhân vật Mị – một cô gái trẻ trung, yêu đời nhưng bị buộc trở thành “con dâu trừ nợ” cho gia đình thống lí. Qua hành trình đi từ đau khổ đến hạnh phúc của Mị, Tô Hoài đã ca ngợi vẻ đẹp của sức sống tiềm tàng bên trong những con người nhỏ bé.
 

3. Mở bài số 3:

Với “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã đưa người đọc đến và khám phá vẻ đẹp thiên nhiên vùng Hồng Ngài, được đắm say trong những tiếng sáo gọi bạn tình trong đêm tình mùa xuân mà còn mang đến cho người đọc bao cung bậc cảm xúc khi theo dõi hành trình giải thoát khỏi những đau khổ, đọa đày của Mị. Dưới chế độ phong kiến miền núi, người nông dân nghèo như Mị, A Phủ không chỉ bị chà đạp, bóc lột bởi cường quyền mà còn bị ràng buộc bởi một thứ thần quyền vô hình. Thế nhưng, dù bị vây hãm trong bóng tối của đau khổ, Mị hay A Phủ đều mang trong mình một sức sống mạnh mẽ, để rồi chính sức sống, niềm ham sống ấy đã giúp Mị vùng lên giải thoát của A Phủ khỏi cái chết đồng thời giải thoát cho chính bản thân mình.
 

4. Kết bài số 4:

Nguyễn Minh Châu từng có những nhận định sâu sắc về sứ mệnh của nhà văn: “Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực”. Quả thực như vậy, một tác phẩm chân chính là hướng đến con người, một nhà văn chân chính là dùng tình thương và ngòi bút của mình để nâng đỡ, trân trọng con người. Ta có thể thấy được sứ mệnh thiêng liêng ấy của nghệ thuật, của người nghệ sĩ thông qua truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài. Qua câu chuyện về số phận, hành trình tìm đến tự do, hạnh phúc của đôi vợ chồng người H’Mông, Tô Hoài không chỉ tái hiện cuộc sống khổ đau, bị chèn ép bởi những bất công, bạo tàn của người nông dân nghèo mà còn ca ngợi, trân trọng những vẻ đẹp bên trong những con người cùng khổ ấy: đó chính là tình thương, là sức sống tiềm tàng bên trong tâm hồn tưởng như đã chai sạn vì đau khổ.

—————–HẾT—————-

Những gợi ý về cách viết Mở bài truyện Vợ chồng A Phủ trên đây đã giúp các em có thêm những lựa chọn thú vị khi dẫn dắt vào tác phẩm, bên cạnh đó, để hoàn thiện bài văn phân tích tác phẩm có nội dung hay, ý văn sâu sắc các em có thể tham khảo thêm một số Bài văn hay lớp 12 có cùng chủ đề khác như: Kết  bài truyện Vợ chồng A Phủ, Cảm nhận âm thanh sự sống trong Chí Phèo và Vợ chồng A Phủ, Phân tích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button