Lớp 6 có học Hóa không. Lớp 6 là năm học đầu tiên của bậc Trung học cơ sở, đánh dấu sự trưởng thành của các em học sinh từ cấp 1 lên cấp 2. Để giúp các em chuẩn bị được tốt nhất cũng như để giải đáp cho những thắc mắc của các em về việc lớp 6 có học Hóa không? thêm vào đó là những lưu ý để các em có thể học tốt ở năm học lớp 6 này thì sau đây các thầy cô trường Mầm Non Ánh Dương sẽ trả lời thông qua bài viết sau đây nhé.
Lớp 6 có học Hóa không
Lớp 6 là năm học cuối cùng của bậc học Trung học cơ sở. Để biết được lớp 6 có học Hóa không, các bạn cần nắm rõ quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo như quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thì chương trình học lớp 6 sẽ có tổng cộng 12 môn học, cụ thể bao gồm các môn học sau:
This post: Lớp 6 có học Hóa không
- Môn Toán
- Môn Ngữ văn
- Môn Lịch sử
- Môn Địa lý
- Môn Sinh học
- Môn Vật lý
- Môn Tiếng Anh
- Môn Giáo dục công dân
- Môn Tin học
- Môn Công nghệ
- Môn Âm nhạc và mỹ thuật
- Môn Thể dục
Như vậy theo như quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì chương trình học lớp 6 các em sẽ có 12 môn học. Trong đó 3 môn học trọng tâm đó là: Toán học, Văn học, Tiếng Anh và không có môn Hóa học.
Tuy nhiên, dự kiến kể từ năm học 2022 – 2023, nội dung chương trình giáo dục trung học phổ thông sẽ đổi mới theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT. Cụ thể, thay vì 12 môn bắt buộc như đã kể trên, các em học sinh sẽ học một số môn bắt buộc và một số môn được tự chọn, bao gồm:
- Các môn học bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lí; Công nghệ; Tin học, Giáo dục thể chất; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương.
- 2 môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
- Các môn học tích hợp: Nhóm môn Khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh); Nhóm môn Nghệ thuật (Tin học, Nghệ thuật).
Như vậy trong chương trình mới của bậc học lớp 6 có bổ sung thêm môn Khoa học tự nhiên được tích hợp kiến thức từ ba môn học Lý, Hóa, Sinh. Theo chương trình mới của Bộ giáo dục, môn Khoa học tự nhiên có 140 tiết học/ năm, tương đương với 4 tiết/ tuần và phân môn Hóa học ở lớp 6 được bố trí dạy 6 tuần liên tục ở học kỳ I rồi chuyển sang các phân môn còn lại.
Vậy nên, có thể nói theo chương trình mới cải cách của Bộ giáo dục và đào tạo, câu trả lời cho câu hỏi lớp 6 có học Hóa không đó là học sinh lớp 6 sẽ bước đầu được làm quen với những kiến thức Hóa học được tích hợp trong môn học Khoa học tự nhiên.
Đáp án: Lớp 6 không có môn Hóa học mà thay vào đó là môn Khoa học tự nhiên
Đánh giá về môn Khoa học tự nhiên ở lớp 6
Nội dung các chương trong chương trình học môn Khoa học tự nhiên lớp 6 như sau:
- Chương I: Mở đầu về Khoa học tự nhiên
- Chương II: Chất quanh ta
- Chương III: Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng
- Chương IV: Hỗn hợp. Tách chất ra khỏi hỗn hợp
- Chương V: Tế bào
- Chương VI: Từ tế bào đến cơ thể
- Chương VII: Đa dạng thế giới sống
- Chương VIII: Lực trong đời sống
- Chương IX: Năng lượng
- Chương X: Trái đất và bầu trời
Cụ thể trong môn KHTN, học phần Hóa học sẽ được phân chia như sau:
Học phần hóa học trong môn KHTN | Những phần tương ứng của Hóa học THCS |
Tên chương | Tên chương |
Chương II: Chất quanh ta | Vật lí 6:
Chương II: Nhiệt học (từ bài 24 đến bài 29). |
Hóa học 8:
Chương I: Chất – Nguyên tử – Phân tử. (Bài 2: Chất) |
|
Hóa học 8:
Chương II: Phản ứng hóa học (Bài 12: Sự biến đổi chất). |
|
Hóa học 8:
Chương IV: Oxi. Không khí |
|
Hóa học 8:
Chương V: Hidro – Nước (Bài 36: Nước). |
|
Chương III: Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực – thực phẩm | Hóa học 9:
Chương IV: Hidrocacbon. Nhiên liệu (Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên. Bài 41: Nhiên liệu). |
Hóa học 9:
Chương V: Dẫn xuất của hidroncacbon. Polime (Bài 52: Tinh bột và Xenlulozơ. Bài 53: Protein. Bài 54: Polime) |
|
Chương IV: Hỗn hợp. Tách chất ra khỏi hỗn hợp. | Hóa học 8:
Chương I: Chất – Nguyên tử – Phân tử (Bài 2 và 3). |
Hóa học 8:
Chương VI: Dung dịch |
Như vậy trong năm học lớp 6 theo chương trình mới, ba môn học Lý, Hóa, Sinh sẽ được tích hợp trong môn Khoa học tự nhiên. Điều này sẽ giúp các em giảm tải khối lượng môn học, dễ hình dung thực tế chứ không thuần lý thuyết như trước, giúp các em hệ thống được kiến thức tiếp thu được. Và đặc biệt, việc tích hợp môn học như trên sẽ giúp tránh được sự trùng lặp giữa các môn Lý, Hóa, Sinh như nội dung protit, lipit, gluxit dạy trong học phần Hoá học thì sẽ không cần dạy trong học phần Sinh học nữa; khái niệm vật chất đã dạy trong nội dung Hoá học sẽ không cần dạy trong nội dung Vật lý nữa; chủ đề về năng lượng trước đây được dạy riêng trong từng môn nay được tích hợp chung.
Tuy nhiên, việc các giáo viên chuyên về một bộ môn cụ thể như trước đây lại phải dạy môn tích hợp Khoa học tự nhiên là không hề đơn giản. Đối với học sinh, ở học kỳ I lớp 6 có 18 tuần học, các em học xong kiến thức phân môn Hóa học thì sẽ bị bỏ bẵng đi một thời gian để học các phân môn còn lại trong môn Khoa học tự nhiên. Nhưng đến khi kiểm tra thi học kỳ thì lại quay lại ôn tập cho học sinh nhưng lúc này liệu các em còn nhớ gì về kiến thức Hóa học để ôn tập học kỳ nữa hay không? Khi lên đến lớp 7 các em học sinh cũng phải mất tới mấy tuần để học lại kiến thức Hóa học đã học. Đây là một điều còn bất cập trong việc giảng dạy bộ môn này theo chương trình mới.
Những điều cần lưu ý để học tốt môn Khoa học tự nhiên lớp 6
Lớp 6 là năm đánh dấu sự thay đổi, chuyển biến mạnh mẽ khi các em sẽ từ cấp tiểu học lên một cấp học cao hơn với những điều hoàn toàn mới mẻ, khác biệt hoàn toàn so với cấp học cũ. Đặc biệt là với sự thay đổi chương trình học như hiện nay, việc học tốt chương trình học lớp 6 nói chung và môn Khoa học tự nhiên nói riêng là điều không hề dễ dàng. Để làm quen, thích nghi với sự thay đổi này, không phải em học sinh nào cũng làm được nếu như không có phương pháp học cũng như sự đồng hành của quý phụ huynh. Sau đây, các thầy cô trường Mầm Non Ánh Dương sẽ chia sẻ đến các em một số lưu ý để có thể học tốt môn Khoa học tự nhiên trong năm học lớp 6 đầy thử thách này nhé
Chủ động hơn trong việc học
Nếu như ở cấp tiểu học thì các em học sinh sẽ có sự chăm sóc, hướng dẫn tận tình, chu đáo của các thầy cô thì khi lên lớp 6, các em sẽ phải làm quen với một điều là, bây giờ các em đã trưởng thành hơn và phải tự có trách nhiệm, chủ động và ý thức hơn với việc học tập của bản thân.
Các em học sinh nên tự giác và có thái độ học tập chăm chỉ, tích cực trong việc học của mình. Với học phần môn Khoa học tự nhiên nhiều mới lạ, các em nên thường xuyên phát biểu xây dựng bài, trao đổi những vấn đề còn chưa nắm rõ với các thầy cô giáo cũng như chủ động soạn bài, làm bài tập trước ở nhà.
Phương pháp học tập hợp lý
Kết hợp giữa nghe giảng và làm bài tập ngay trên lớp sẽ giúp các em dễ dàng nắm chắc kiến thức. Để hiểu sâu hơn kiến thức, các em nên học không chỉ trong sách giáo khoa mà còn trong các sách tham khảo và video dạy học online trên mạng. Và đặc biệt là không nên để đến ngày thi mới bắt đầu học bài mà các em nên học đến đâu chắc kiến thức đến đấy. Ngoài ra các em có thể sử dụng đến sơ đồ tư duy, giấy ghi nhớ cũng như các phương pháp riêng để có thể ghi nhớ kiến thức được tốt hơn.
Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Tổng Hợp