Tổng Hợp

Overthinking là gì? Nguyên nhân và cách để vượt qua Overthinking?

Thế kỷ XXI, thế kỷ của công nghệ, con người được hỗ trợ nhiều bởi máy móc/thiết bị. Dù vậy, người trẻ mỗi ngày đều phải quay cuồng tham gia nhiều cuộc đua khốc liệt của cuộc sống. Khi đối mặt với quá nhiều vấn đề từ công việc cho đến sinh hoạt hằng ngày, nhiều người rơi vào trạng thái overthinking. Vậy overthinking là gì? Nguyên nhân và cách để vượt qua Overthinking? Xin mời các bạn cùng trường Mầm Non Ánh Dương tìm câu trả lời trong bài viết sau đây!

Overthinking là gì?

Theo từ điển Cambridge, Overthinking được hiểu là to think about something too much, in a way that is not useful, dịch sang nghĩa tiếng Việt là suy nghĩ quá nhiều, tiêu cực hóa mọi thứ trong một vấn đề đã xảy ra hoặc sắp xảy ra.

This post: Overthinking là gì? Nguyên nhân và cách để vượt qua Overthinking?

Hội chứng overthinking

Hội chứng này được chia thành hai dạng: Ruminating (Hồi tưởng về quá khứ) và Worrying (Lo lắng cho tương lai).

Overthinking là gì? Overthinking mang lại lợi ích gì không?

Hội chứng overthinking

Ruminating overthinking là khi một vấn đề đã diễn ra và có kết quả nhưng bạn vẫn bị phân tâm và suy nghĩ đến nó. Worrying overthinking là khi một sự kiện sắp xảy ra, bạn nghĩ đến hàng tá tình huống xấu có thể xuất hiện.

Có thể nói, hầu hết trong số chúng ta đều đã ít nhất một lần bị overthinking tại thời điểm nào đó của cuộc sống. Tuy nhiên, có thể số lần tiểu tiết ấy khiến bạn không nhận ra mình từng rơi vào trạng thái này.

Vậy làm thế nào để biết mình có đang bị mắc phải hội chứng Overthinking này không? Hãy điểm qua những dấu hiệu sau đây và tự đánh giá tình trạng của bản thân nhé:

  • Không thể nghĩa đến việc gì khác (ngoài vấn đề bạn đang gặp phải)
  • Không thể thư giãn, nghỉ ngơi
  • Liên tục lo lắng, bất an
  • Mệt mỏi về tinh thần
  • Nhiều suy nghĩ tiêu cực
  • Suy nghĩ liên tục về trải nghiệm/tình huống nào đó
  • Nghĩ đến những viễn cảnh xấu nhất
  • Nghi ngờ quyết định của bản thân
  • Phóng đại tiểu tiết

Nếu tình trạng này xảy ra liên tục và với tần suất cao, bạn dễ dàng bị khủng hoảng tinh thần.

Suy nghĩ nhiều là cách bạn cố kiểm soát tình hình, từ đó cảm thấy tự tin hơn với những việc sắp xảy đến. Theo bác sĩ thần kinh lâm sàng Sanam Hafeez, khi chúng ta overthinking, bộ não sẽ chuyển sang chế độ phân tích.

Khi đó, suy nghĩ của chúng ta xoay quanh các viễn cảnh và dự kiến về tương lai. Khi có được giải pháp nhất định, tất nhiên nỗi lo lắng sẽ được giảm thiểu tối đa.

Tuy nhiên, khi suy nghĩ của bạn không thể thoát khỏi trạng thái phân tích, nó sẽ trở thành một vòng lặp, dẫn đến tình trạng tiêu cực hoá, quan trọng hoá vấn đề.

Những lý do khiến chúng ta overthink

Bạn đã từng nghĩ đến lý do tại sao lại xuất hiện tình trạng này ở con người không? 3 nguyên nhân khiến chúng ta overthinking bao gồm:

Quá cầu toàn trong mọi việc

Trước sự kiện lớn hay nhỏ trong đời sống và công việc, những người cầu toàn thường suy tính rất nhiều đến tình huống và kết quả của vấn đề. Từ đó, họ sẽ có xu hướng dành rất nhiều thời gian để chuẩn bị cho nó.

8 dấu hiệu của người cầu toàn và cách kiểm soát hiệu quả | CareerLink.vn

Điều này xuất phát từ mong muốn có thể kiểm soát và làm tốt mọi việc, họ mong muốn có hướng giải quyết ngay khi vấn đề phát sinh dẫn tới họ luôn suy nghĩ rất nhiều cho những sự kiện đang hoặc sắp xảy ra.

Tuy nhiên, ở những người overthinking, mọi suy nghĩ của họ thường ở trạng thái tiêu cực. Chính vì vậy, thay vì tìm kiếm những thông tin mới giúp ích, họ lại bị rơi vào trạng thái lo âu và nghĩ ngợi quá nhiều.

Điều này dẫn đến mất tinh thần, thậm chí là mệt mỏi.

Lo lắng quá nhiều đến kết quả

Trong công việc, nhiều người quan tâm đến kết quả và mong muốn mọi thứ đều suôn sẻ. Từ mong muốn đó, họ luôn nỗ lực hành động và nghĩ rằng: càng suy nghĩ nhiều thì càng có kết quả tốt hơn. Bởi khi suy nghĩ đến mọi mặt của vấn đề, họ sẽ tìm ra các hướng đi hiệu quả nhất.

Lo lắng quá nhiều dẫn đến tình trạng overthinking
Lo lắng quá nhiều đến kết quả

Quá để tâm đến những chi tiết nhỏ

Khi quá để tâm đến những chi tiết nhỏ, người ta thường chia vấn đề ra thành từng yếu tố rồi phân tích. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chọn lọc vấn đề để thực hiện điều này.

Từ đó, dẫn đến tình trạng càng xem xét càng nhìn thấy điều tiêu cực, càng đi xa hướng ban đầu và làm quá vấn đề lên. Đây là nguyên nhân hình thành chứng overthinking khá phổ biến.

Người overthinking thường quá để tâm tiểu tiết
Quá để tâm đến những chi tiết nhỏ

Những tác hại của việc overthinking

Có thể khẳng định rằng, dù overthinking theo dạng nào cũng đều sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và tinh thần. Tác hại của overthinking tồn tại cả về mặt sức khỏe cũng như hiệu suất làm việc.

Ảnh hưởng đến sức khoẻ

Trước hết là những ảnh hưởng đến sức khỏe của người overthinking. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, người thường xuyên có xu hướng nghĩ quá mọi chuyện và tiêu cực hóa vấn đề có nguy cơ cao mắc chứng tự kỷ, trầm cảm. Như vậy, overthinking đã ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh.

Việc suy nghĩ quá nhiều khiến cho não bộ trở nên quá tải. Đây sẽ là yếu tố trung gian khiến cơ thể mệt mỏi. Đồng thời, khiến hệ thần kinh trì trệ trong quá trình hoạt động và tiếp thu thông tin.

Ảnh hưởng đến công việc, học tập

Người overthinking khi đạt đến một mức giới hạn nào đó sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và chán nản. Kèm theo đó là lo lắng và dường như không muốn tiếp tục làm bất cứ việc gì. Điều này là mối nguy hại đến quy trình làm việc của họ.

Một ảnh hưởng dễ dàng nhận thấy nhất từ những người overthinking thể hiện ra bên ngoài chính là cách họ duy trì cuộc sống và công việc của mình.

Việc suy nghĩ tiêu cực mọi vấn đề khiến khả năng giải quyết của họ bị ảnh hưởng. Lúc này, tâm trí không còn minh mẫn, cách giải quyết không sáng suốt và hiệu quả.

7 cách để hạn chế overthinking và làm việc hiệu quả

Bạn nhận thấy mình đang có dấu hiệu overthinking? Hãy thử áp dụng 7 cách sau để hạn chế overthinking cũng như có một cuộc sống nhẹ nhàng hơn nhé!

Phương pháp ngồi thiền

Ngồi thiền- phương pháp giảm cân hiệu quả | Sở Y tế Nam Định

Ngồi thiền là một trong những phương pháp giúp cân bằng tinh thần hiệu quả mà nhiều người lựa chọn mỗi khi gặp phải áp lực và mệt mỏi. Phương pháp này cũng được nhiều doanh nhân thành đạt ủng hộ bởi những tác động tích cực mà nó mang lại.

Tuy nhiên, ngồi thiền và luyện tập cho não bộ nghỉ ngơi cũng có nhiều kỹ năng. Hãy ngồi thư giãn thoải mái nhất có thể, nhắm mắt và bình tâm trở lại. Tốt nhất là hãy thả lỏng và không để bản thân suy nghĩ thêm bất cứ điều gì khác.

Tập cách thay đổi từ trong suy nghĩ và cách nhìn nhận vấn đề

Việc nhìn nhận một vấn đề từ nhiều góc độ sẽ mang đến cho chúng ta những  lợi ích gì? (4 mẫu)

Overthinking thường xảy ra khi bản thân không tự tin vào quyết định của mình. Khi lo lắng về kết quả của một vấn đề nào đó cũng có thể khiến chúng ta overthink. Cùng với đó, khi bản thân ngại đưa ra lựa chọn, chúng ta cũng dễ trở nên lo lắng và bắt đầu overthinking.

Điều này xảy ra khi bạn suy nghĩ quá nhiều đến hậu quả. Hãy tập cách thay đổi ngay từ trong suy nghĩ và cách nhìn nhận vấn đề của bạn.

Thay vì nghĩ rằng tương lai thật đen tối và nhiều rủi ro, hãy nghĩ rằng tất cả những điều đến với mình đều là một món quà. Cuộc sống lúc nào cũng tràn đầy những điều mới lạ, chúng ta chỉ thật sự sống khi chúng ta vượt qua được vùng an toàn của chính mình.

Làm những việc khác giúp bạn vượt qua overthinking

Mọi người vẫn thường đề cập đến phương pháp này như là cách hiệu quả nhất để ngăn sự xuất hiện của tình trạng overthinking. Nó như cách mà bạn đóng cánh cửa suy nghĩ tiêu cực lại.

Chạy đến một hướng khác và mở cánh cửa khác ra, đón nhận những điều thú vị và mới mẻ hơn. Hoặc ít nhất là có thể dừng nghĩ về vấn đề khiến bạn overthink.

Bắt tay vào làm một việc khác sẽ giúp tâm trí bạn bị phân tâm và sao nhãng. Những suy nghĩ tiêu cực của vấn đề sẽ không còn chi phối tinh thần của bạn nữa. Tập trung làm công việc bạn yêu thích; Thư giãn với một bản nhạc tươi vui; Tham gia một trò chơi thú vị; Trò chuyện với một người có thể lắng nghe mình… Tất cả sẽ góp phần dừng lại quá trình overthinking một cách nhanh và hiệu quả nhất.

Viết nhật ký

Hướng dẫn cách viết nhật ký ngày nào cũng THÚ VỊ

Seneca là một trong những nhà triết gia nổi tiếng. Ông có thói quen viết nhật ký và suy ngẫm lại về một ngày của mình. Khi viết nhật ký, bạn không cần phải kể một câu chuyện sao cho logic và hợp lý.

Điều quan trọng của thói quen này là bạn chuyển tải những suy nghĩ chưa trọn vẹn, ngăn nắp ra giấy. Từ đó, dọn dẹp được mớ bộn bề trong đầu, và giảm bớt overthinking.

Có lẽ không nhiều người thích phương pháp này. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận hiệu quả của nó. Lợi ích tuyệt vời nhất của việc viết là dừng quá trình overthinking.

Từ đó, chuyển hóa suy nghĩ thành những ý tưởng được hiện hữu trong giấy. Nó sẽ như một bản kế hoạch thô cho những sự kiện tiếp theo. Ngoài ra, viết còn là cách rèn luyện kỹ năng tư duy, phục vụ rất nhiều cho công việc của bạn.

Học cách biết ơn và hài lòng

Biết ơn những gì bản thân đang có và biết hài lòng với mọi thứ của hiện tại là lời khuyên dành cho những người quá cầu toàn. Khi bạn đặt mong muốn vượt trên mọi tiêu chuẩn và cố gắng thực hiện chúng.

Lúc nhận lại kết quả, là thất bại thì bạn sẽ tự lọt vào hố sâu của overthinking. Lúc này, bản thân sẽ dần “chìm sâu” vào trong những suy nghĩ do chính mình tự đặt ra.

Thừa nhận thành công của bản thân

Thừa nhận thành công của chính mình là một trong những biểu hiện của sự yêu thương, và trân trọng bản thân.

Bạn đã bao giờ công nhận thành công của mình và tự hào về điều đó chưa? Làm được điều này, bạn sẽ không phải sống trong hàng tá ý nghĩ tiêu cực, không cần phải overthinking thường xuyên như bây giờ nữa. Bởi lẽ, mọi thứ đã hoàn hảo theo cách nhìn nhận của bạn.

Tin tưởng vào trực giác bản thân

Đây là một phương pháp nghe có vẻ mang tính trực giác. Tuy nhiên lại là cách tối ưu nhất giúp người đang overthinking vượt qua tình trạng tồi tệ của hiện tại. Mấu chốt của overthinking là quá tiếc nuối đối với những chuyện đã xảy ra trong quá khứ, hoặc quá lo lắng về những chuyện chưa xảy ra trong tương lai.

Đánh lạc hướng bản thân

Thay vì ngồi không và suy tư không ngừng về một việc, bạn có thể tự “đánh trống lảng”.

Não bộ của chúng ta có thể tìm ra giải pháp cho một vấn đề một cách hiệu quả hơn khi bạn tập trung làm một việc khác, chẳng hạn như dọn dẹp nhà cửa hoặc nấu ăn, làm vườn.

Tự đánh lạc hướng dòng suy nghĩ của bản thân chính là cho phép bản thân bạn nghỉ ngơi. Bạn không chỉ làm được việc gì đó hữu ích hơn mà còn có thể tìm ra lối thoát cho vấn đề trước đó mà không cần nghĩ quá nhiều về nó.

Phát triển kỹ năng interpersonal skill

16 Interpersonal Skills That Are Worth Practicing | AskEducareer

Interpersonal skill còn gọi là kỹ năng liên cá nhân. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trau dồi kỹ năng này sẽ giúp bạn bớt overthinking.

Những người cầu toàn và tham vọng thường có xu hướng overthinking bởi họ có nỗi sợ thua cuộc và thường tự kiểm điểm bản thân dù những lỗi nhỏ nhất.

Các kỹ năng cá nhân này sẽ có tác động trực tiếp tới tình trạng khủng hoảng tinh thần do suy nghĩ nhiều. Vậy nên bạn đừng quên:

  • Tăng khả năng tự nhận thức (self-awareness)
  • Nâng cao sự tự tin (self-confidence)
  • Luyện tập sự bình tĩnh, tự chủ (self-control)

Video về Overthinking là gì? Nguyên nhân và cách để vượt qua Overthinking?

Kết luận

Overthinking là tình trạng thường gặp không chỉ ở giới trẻ như Gen Z, Gen Y mà còn cả những thế hệ trưởng thành hơn thế. Tình trạng suy nghĩ quá nhiều có thể nhẹ nhàng ở giai đoạn đầu, nhưng sẽ nghiêm trọng hơn nếu bạn để dòng suy nghĩ tiêu cực kiểm soát quá thường xuyên.

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Tổng Hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button