Giáo dục

Lập dàn ý phân tích truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Đề bài: Lập dàn ý phân tích truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

lap dan y phan tich truyen hai dua tre cua thach lam
Dàn ý phân tích truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam

This post: Lập dàn ý phân tích truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam

1. Mở bài
– Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu khái quát tác giả Thạch Lam và nội dung tác phẩm Hai đứa trẻ.

2. Thân bài
a) Bức tranh nơi phố huyện nghèo lúc chiều tà
* Bức tranh ngoại cảnh
– Thời gian: Chiều tà “Chiều, chiều rồi, một chiều êm ả như ru” => Thời điểm ngày tàn thường gợi cảm giác buồn.
– Không gian: Trải khắp nơi phố huyện nhỏ, nghèo nàn “cái chòi ở huyện nhỏ, ngoài cánh đồng, trong cửa hàng của chị em Liên”.
– Âm thanh: Tiếng trống thu không vang lên từng tiếng, tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng, tiếng muỗi kêu vo ve.
– Những hình ảnh ấn tượng:
+ Phương tây đỏ rực như lửa cháy
+ Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn
+ Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời
– Nhịp điệu câu văn chậm, thong thả, giàu tính nhạc.
=> Dưới con mắt nhìn của nhân vật Liên, cảnh hoàng hôn nơi phố huyện hiện lên yên bình, tĩnh lặng nhưng có nét buồn man mác, bâng khuâng.
* Cuộc sống con người nơi phố huyện khi chiều tàn
– Cảnh kết thúc phiên chợ huyện:
+ Chợ họp giữa phố vãn từ lâu
+ Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất
+ Trên nền đất chỉ còn rác rưởi, mùi âm ẩm bốc lên xen lẫn hơi nóng ban ngày và mùi cát bụi
=> Hình ảnh phiên chợ xơ xác, nghèo nàn, tàn lụi.
– Hình ảnh con người hiện lên giữa khung cảnh đó:
+ Vài người bán hàng về muộn thu dọn hàng hóa xong còn đứng nói chuyện với nhau thêm ít câu nữa
+ Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất tìm tòi, nhặt nhạnh bất kì cái gì còn dùng được sót lại trên mặt đất
=> Tất cả những điều này được nhân vật Liên cảm nhận vô cùng rõ nét bằng một tâm hồn nhạy cảm, tấm lòng nhân đạo và tình yêu thương con người trắc ẩn cao cả.
b) Bức tranh nơi phố huyện nghèo khi màn đêm buông xuống
* Ánh sáng và bóng tối đan cài với nhau
– Bóng tối phủ kín nơi phố huyện:
+ Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối.
+ Bóng tối bao trùm khắp các nẻo đường, con đường ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ xóm vào làng.
– Ánh sáng le lói:
+ Khe ánh sáng lọt qua khe cửa một vài cửa hàng còn thức
+ Ánh sáng của hàng ngàn ngôi sao đang ganh nhau lấp lánh trên cao, lẫn với vệt sáng của những con đom đóm bay là là trên mặt đất.
+ Chấm lửa nhỏ phút ẩn phút hiện ở gánh hàng phở của bác Siêu.
+ Ánh sáng thưa thớt từ ngọn đèn trong cửa hàng của Liên lọt qua phên nứa tạo thành các hột sáng.
=> Bao trùm khung cảnh phố huyện là bóng tối, có ánh sáng nhưng đó đều là những ánh sáng yếu ớt, nhỏ bé không đủ sức xua tan những tăm tối nơi đây. Đó cũng chính biểu trưng cho cuộc sống của những kiếp người nhỏ bé sống lay lắt, lụi tàn trong bóng tối của xã hội cũ.
* Cảnh sinh hoạt của con người nơi phố huyện nghèo nàn khi đêm đến
– Mẹ con chị Tí trên tay lỉnh kỉnh các đồ đạc dọn hàng nước dưới gốc cây bàng, ngày chị Tí đi mò cua bắt ốc, tối mới dọn hàng nước, tuy không kiếm được bao nhiêu nhưng hôm nào chị cũng dọn hàng từ chập tối cho đến tận đêm khuya.
– Bà cụ Thi điên vẫn thường mua rượu ở hàng của Liên: Ngửa cổ uống một hơi cạn sạch cút rượu ti, lảo đảo đi lần vào bóng tối, tiếng cười khanh khách.
– Bác Siêu và gánh hàng phở – “thứ quà xa xỉ, nhiều tiền”: Hiện lên qua hình ảnh chấm lửa nhỏ và vàng lơ lửng đi trong đêm tối, mất đi rồi lại hiện ra, chiếc bếp lửa của bác chiếu sáng một vùng đất cát.
– Vợ chồng bác xẩm: Góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bần bật trong yên lặng; thằng con bò ra khỏi manh chiếu rách nghịch những rác rưởi bẩn tưởi bên đường.
– Chị em Liên: Trông coi cửa hàng tạp hóa bé xíu, sáng dọn hàng ra tối thu vào, ngày ngày đều lặp lại chuỗi công việc nhàm chán như vậy.
=> Cuộc sống khốn khổ, cơ cực, nghèo nàn, bế tắc, tăm tối, quanh quẩn, đơn điệu của những kiếp người nơi phố huyện.
c) Cảnh chuyến tàu đêm và tâm trạng của chị em Liên khi đợi tàu
– Ngày nào cũng vậy, chị em Liên cố thức để bán hàng và để nhìn chuyến tàu đêm đi qua, “đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya”.
– Dấu hiệu đầu tiên báo hiệu chuyến tàu xuất hiện:
+ Ngọn lửa xanh biếc sát mặt đất như ma trơi.
+ Tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại, kéo dài theo gió xa xôi.
+ Tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi.
– Cảnh tàu đến:
+ Các toa đèn sáng trưng, chiếu cả xuống đường.
+ Các toa hạng sang lố nhố người, đồng và kền lấp lánh, các cửa kính sáng.
– Cảnh đoàn tàu qua đi:
+ Tàu đi vào đêm tối, chỉ để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt.
+ Chiếc đèn xanh trên toa sau cùng cũng xa xa mãi rồi biến mất sau rặng tre.
=> Đoàn tàu xuất hiện thoáng qua nhưng mang lại âm thanh náo động, ánh sáng rực rỡ khác hẳn với sự tối tăm, yên lặng của cuộc sống của phố huyện ban nãy. Đó chính là một thế giới mới mà chị em Liên cũng như những kiếp người nhỏ bé nơi phố huyện nghèo nàn mong mỏi, khao khát.

3. Kết bài
– Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Hai đứa trẻ.
– Nêu suy nghĩ về tài năng và tinh thần nhân đạo của nhà văn Thạch Lam thể hiện qua truyện ngắn.

Trên đây, chúng tôi đã hướng dẫn các em học sinh cách lập dàn ý phân tích truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam, để rèn luyện hơn nữa kĩ năng lập dàn ý với các đề văn có liên quan đến tác phẩm này, em có thể tham khảo thêm một số bài viết khác: Dàn ý phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ để chứng minh nhận định, Dàn ý Phân tích cảnh đợi tàu của hai chị em Liên trong hai đứa trẻ, Dàn ý Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong Hai đứa trẻ, Dàn ý chất lãng mạn trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam.  

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button