Tổng Hợp

Không sang tên xe mà chỉ ủy quyền sử dụng có được không?

Không sang tên xe khi mua bán mà chỉ làm ủy quyền sử dụng có đúng không? Mua bán xe bằng giấy ủy quyền? Hiệu lực pháp luật của hợp đồng mua bán xe máy viết tay? Mua bán xe như thế nào để hợp pháp? Tư vấn thủ tục sang tên chuyển nhượng xe ô tô?

This post: Không sang tên xe mà chỉ ủy quyền sử dụng có được không?

1. Không sang tên xe khi mua bán mà chỉ làm ủy quyền sử dụng có đúng không? 

Tóm tắt câu hỏi:

Xin lật sư cho biết: Tôi có mua xe ô tô vào cuối năm 2015. nhưng tôi không làm thủ tục sang tên đổi chủ mà chỉ làm hợp đồng ủy quyền sử dụng không thời hạn (toàn quyền được mua, bán, cho, tặng…). Như vậy có hợp pháp không? Trân trọng cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, thực chất giao dịch của bạn là giao dịch mua bán, nếu bạn chỉ làm hợp đồng ủy quyền mà không làm hợp đồng mua bán, không thực hiện thủ tục sang tên đổi chủ là không đúng với quy định của pháp luật. 

– Căn cứ Điều 430 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng mua bán tài sản như sau:

“Điều 430. Hợp đồng mua bán tài sản

Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.”

– Căn cứ Điều 562 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng ủy quyền như sau:

Điều 581. Hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

– Căn cứ Điều 563 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về thời hạn ủy quyền như sau:

“Điều 563. Thời hạn ủy quyền

Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Khong-sang-ten-xe-khi-mua-ban-ma-chi-lam-uy-quyen-su-dung-co-dung-khong

Luật sư tư vấn ủy quyền sử dụng xe có bị phạt không?

Về bản chất hợp đồng ủy quyền và hợp đồng mua bán là hoàn toàn khác nhau. Hợp đồng mua bán tài sản được thiết lập khi bên bán muốn chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua, theo đó bên bán giao tài sản và bên mua trả tiền cho bên bán. Còn hợp đồng ủy quyền là việc hai bên thỏa thuận với nhau về việc bên được ủy quyền thực hiện một công việc nhân danh bên ủy quyền. Như vậy theo như vụ việc của bạn, cuối năm 2015 bạn có mua một chiếc ô tô thì việc bạn thiết lập hợp đồng ủy quyền chứ không phải hợp đồng mua bán xe ô tô là không phù hợp với quy định của pháp luật, dù cho đó là hợp đồng ủy quyền sử dụng không thời hạn (toàn quyền được mua, bán, cho, tặng…).

Việc này có thể sẽ phát sinh những rủi ro khi hai bên mua, bán mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giao nhận tiền, tài sản, cũng như phát sinh những bất lợi cho bạn khi thực hiện các giao dịch khác liên quan đến chiếc xe ô tô này. Chỉ với hợp đồng ủy quyền thì bạn không thể tiến hành thủ tục đăng ký sang tên. Bởi lẽ hợp đồng mua bán mới là chứng từ chuyển quyền sở hữu xe mà cơ quan nhà nước yêu cầu.

Thứ hai, về trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký sang tên và hậu quả pháp lý nếu không đăng ký sang tên chiếc xe ô tô đã mua:

-Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư 15/2014/TT – BCA quy định về Giấy tờ của xe như sau:

Điều 10. Giấy tờ của xe

1. Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, gồm một trong các giấy tờ sau đây:

a) Quyết định bán, cho, tặng hoặc hợp đồng mua bán theo quy định của pháp luật.

b) Văn bản thừa kế theo quy định của pháp luật.

c) Hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính.

d) Văn bản của cấp có thẩm quyền đồng ý thanh lý xe theo quy định (đối với xe Công an); của Bộ Tổng tham mưu (đối với xe Quân đội).

đ) Văn bản đồng ý cho bán xe của Bộ trưởng hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị doanh nghiệp kèm theo hợp đồng mua bán và bản kê khai bàn giao tài sản đối với xe là tài sản của doanh nghiệp nhà nước được giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê.

e) Quyết định phân bổ, điều động xe của Bộ Công an (xe được trang cấp) hoặc chứng từ mua bán (xe do các cơ quan, đơn vị tự mua sắm) đối với xe máy chuyên dùng phục vụ mục đích an ninh của Công an nhân dân.

g) Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho, tặng xe theo quy định của pháp luật về chứng thực.

Trường hợp chủ xe là cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Quân đội nhân dân hoặc cá nhân nước ngoài làm việc trong cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà đăng ký xe theo địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác thì phải có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác“.

Như vậy, theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 10 Thông tư 15/2014/TT – BCA thì hợp đồng mua bán là loại chứng từ bắt buộc về chuyển quyền sở hữu xe khi tiến hành làm thủ tục đăng ký sang tên. Ngoài ra hợp đồng mua bán xe ô tô phải có công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán theo quy định của pháp luật về chứng thực.

– Ngoài ra, căn cứ Điều 6 Thông tư 15/2014/TT-BCA  quy định về đăng kí xe như sau:

Điều 6. Trách nhiệm của chủ xe

1. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về đăng ký xe; có hồ sơ xe theo quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của xe và hồ sơ đăng ký xe; đưa xe đến cơ quan đăng ký xe để kiểm tra và nộp lệ phí đăng ký, cấp biển số xe theo quy định.

Trường hợp chủ xe được cơ quan đăng ký xe trước đây giao quản lý một phần hồ sơ xe thì khi làm thủ tục cấp, đổi lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe; sang tên, di chuyển xe; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe phải nộp lại phần hồ sơ đó.

2. Ngay khi có quyết định điều chuyển, bán, cho, tặng xe, chủ xe phải thông báo bằng văn bản theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này đến cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký xe đó để theo dõi. Trường hợp chủ xe không thông báo thì tiếp tục phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chiếc xe đó đến khi tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe.

3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe.

4. Nghiêm cấm mọi hành vi giả mạo hồ sơ, đục xóa số máy, số khung để đăng ký xe“.

Như vậy, theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư 15/2014/TT-BCA nêu trên, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe. 

– Căn cứ Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như sau:

Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe;

b) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Lắp kính chắn gió, kính cửa của xe không phải là loại kính an toàn;

b) Tự ý thay đổi màu sơn của xe không đúng với màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe;

c) Không thực hiện đúng quy định về biển số, quy định về kẻ chữ trên thành xe và cửa xe; trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ Khoản 2 Điều 28, Điểm b Khoản 3 Điều 37 Nghị định này.

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 40.000.000 đồng đối với chủ phương tiện là cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 80.000.000 đồng đối với chủ phương tiện là tổ chức giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định này.

……………

5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.

……………..“.

Như vậy, trường hợp bạn thực hiện giao dịch mua bán xe ô tô mà không làm thủ tục đăng ký sang tên xe thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 5 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô.

Tóm lại, việc bạn mua ô tô nhưng không làm hợp đồng mua bán mà chỉ làm hợp đồng ủy quyền sử dụng không thời hạn là không hợp pháp và có thể sẽ gây ra nhiều rủi ro pháp lý cho bạn sau này. 

2. Mua bán xe bằng giấy ủy quyền:

Tóm tắt câu hỏi:

Nếu anh mua xe của tôi không thực hiện sang tên mà trong thời gian sử dụng và vẫn trong thời hạn ủy quyền mà có vấn đề dính dáng pháp luật thì tôi sẽ có trách nhiệm như thế nào? Khi hết hạn ủy quyền thì sẽ như thế nào? Nếu anh ấy sang tên cho cháu thì sau đó trách nhiệm pháp luật có thay đổi không hay vẫn liên quan đến tôi?

Luật sư tư vấn:

Do bạn không nói rõ nội dung của hợp đồng ủy quyền như thế nào (được phép mua bán, trao đổi, chuyển nhượng hay không) nên sẽ đặt ra hai trường hợp như sau:

Thứ nhất, khi xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nếu giấy ủy quyền nêu rõ bên được ủy quyền phải hoàn toàn chịu trách nhiệm thì bạn không phải chịu trách nhiệm, trừ trường hợp bạn đồng ý liên đới với người được ủy quyền để chịu trách nhiệm.

Thứ hai, nếu bên mua sang tên cho người khác thì tùy vào nội dung ủy quyền giữa bạn và người nhận ủy quyền xem người nhận ủy quyền có quyền mua bán, chuyển nhượng cho người khác hay không, nếu không có thỏa thuận này thì người nhận ủy quyền sẽ không được thực hiện hợp đồng mua bán, bạn có thể yêu cầu hủy hợp đồng này. 

3. Hiệu lực pháp luật của hợp đồng mua bán xe máy viết tay:

Tóm tắt câu hỏi:

Cuối năm 2014 tôi có mua xe máy của người bạn, có hợp đồng viết tay và chữ ký của hai bên. Tôi đã giao cho người bạn 30 triệu đồng nhưng bạn tôi chưa làm thủ tục sang tên. Đến đầu năm 2015 thì bạn tôi đòi lại xe và cho rằng, xe chưa đăng ký sang tên thì vẫn là của bạn tôi. 

Vậy bạn tôi làm vậy có đúng không? Mong luật sư giúp tôi.

Luật sư tư vấn:

Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa hai bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản và bên mua có nghĩa vụ giao tiền theo như thỏa thuận.

Khi giao kết hợp đồng dân sự, các bên phải tuân thủ quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Điều 122 Bộ Luật Dân sự quy định giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau:

– Nguời tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự

– Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cầm của xã hội, không trái đạo đức xã hội

– Người giao dịch hoàn toàn tự nguyện

Ngoài ra, đối với những giao dịch pháp luật có yêu cầu về hình thức thì giao dịch dân sự phải đáp ứng các yêu cầu đó. 

Theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 10 Thông tư số 15/2014/TT-BCAngày 04 tháng 4 năm 2014 của Bộ công an quy định về đăng ký xe:

“Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho tặng xe theo quy định của pháp luật về chứng thực.”

Như vậy việc mua xe của bạn có được lập thành hợp đồng, có chữ ký của hai bên nhưng không được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật. Do vi phạm một trong các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng nên giao dịch mua bán xe của bạn có thể bị Tòa án tuyên bô hiệu. 

Điều 134 Bộ Luật Dân sự quy định về trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức như sau:

Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một bên, Tòa án, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu

Trong trường hợp bên bán khởi kiện yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do vi phạm hình thức của giao dịch thì tòa án sẽ ra quyết định buộc hai bên thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực. Nếu hai bên không thể thỏa thuận về việc công chứng, chứng thực hợp đồng thì hợp đồng mua bán xe sẽ vô hiệu

Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại Điều 137 Bộ Luật Dân sự như sau:

– Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập;

– Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

Trong trường hợp này, bên bán xe cho bạn có quyền đòi lại chiếc xe đã bán và phải trả lại cho bạn số tiền bán xe.

4. Mua bán xe như thế nào để hợp pháp:

Tóm tắt câu hỏi:

Chào hãng Mầm Non Ánh Dương Em là Lê Mai, em có vấn đề muốn nhờ hãng luật mình tư vấn. Rất mong được sự giúp đỡ. Em có mua 1 chiếc xe máy AB 2010 của anh A với giá 31.000.000 VND, nhưng khi đặt cọc 20.000.000 vnd mới biết chiếc xe này không phải của anh A đứng chủ xe mà là anh B đứng chủ. Khi viết giấy mua bán không có mặt anh B, và người đứng bán cùng với kí mọi giấy tờ là anh A làm hết.

Em hẹn 7 ngày sau sẽ giao đủ 11.000.000 vnd còn lại, nhưng yêu cầu anh B có mặt để hoàn thành thủ tục mua bán. nhưng chưa được chấp thuận. Em rất lo lắng sợ chiếc xe này có tranh chấp. Xin hỏi hãng luật bây giờ em nên làm như thế nào để chiếc xe này mang tính hợp pháp cho em sở hữu? Rất mong nhận được phản hồi cùng sự giúp đỡ từ hãng luật! Em xin cảm ơn !?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo Bộ luật dân sự 2015 có quy định:

“Điều 145. Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện

1. Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người đại diện hoặc người được đại diện đồng ý. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện phải thông báo cho người được đại diện hoặc người đại diện của người đó để trả lời trong thời hạn ấn định; nếu hết thời hạn này mà không trả lời thì giao dịch đó không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, nhưng người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện.

2. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch.”

Như vậy anh A mua bán xe nhưng xe không phải của anh A thì hợp đồng sẽ không có giá trị pháp luật, anh có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu anh A trả lại số tiền đã nhận. Trường hợp nữa nếu anh vẫn muốn thực hiện hợp đồng thì yêu cầu anh A thực hiện đúng cam kết và yêu cầu chuyển quyền sở hữu chiếc xe đó cho mình mà hai bên đã thỏa thuận, và trường hợp anh đã biết rằng anh A không có phải là người đại diện cho anh B về việc mua xe thì anh sẽ thông báo cho anh B về thỏa thuận này, nếu anh B chấp nhận thì hai bên sẽ thực hiện đúng đúng như thỏa thuận

Căn cứ điều 139, điều 142 Bộ luật dân sự 2015

“Điều 139. Đại diện

1. Đại diện là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.

2. Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.

3. Quan hệ đại diện được xác lập theo pháp luật hoặc theo ủy quyền.

4. Người được đại diện có quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập.

5. Người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 143 của Bộ luật này.

Điều 142. Đại diện theo ủy quyền

1. Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện.

2. Hình thức ủy quyền do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản.”

Nếu trường hợp anh B chấp nhận việc mua bán này thì hợp đồng này có giá trị pháp luật và yêu cầu anh B viết giấy ủy quyền cho anh A theo quy định pháp luật. Giấy ủy quyền phải nói rõ nội dung về vấn đề ủy quyền cho anh A thay mặt anh B bán xe và phải có xác nhận của UBND xã.

Về vấn đề chuyển quyền sở hữu xe máy quy định tại Thông tư 15/2014/TT-BCA

Thủ tục:

– Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho, tặng xe theo quy định của pháp luật về chứng thực.

Trường hợp chủ xe là cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Quân đội nhân dân hoặc cá nhân nước ngoài làm việc trong cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà đăng ký xe theo địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác thì phải có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

– Giấy khai đăng ký xe theo mẫu

– Giấy chứng nhận đăng ký xe.

– Chứng từ lệ phí trước bạ 

Sau đó nộp lên cơ quan có thẩm quyền là phòng cảnh sát giao thông cấp huyện.

5. Tư vấn thủ tục sang tên chuyển nhượng xe ô tô:

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi có làm thủ tục mua 1 chiếc xe ô tô của anh B nhưng anh B này mua lại của anh C. Nhưng anh B chưa đi đăng ký sang tên quyền sở hữu về tên của anh B nhưng có hợp đồng mua bán giữa anh B và anh C. Hiện nay tôi và anh B đã ra phòng công chứng làm hợp đồng mua bán đã xong và phòng công chứng đã xác nhận và lưu. Nhưng do 1 tháng nữa tôi mới trả phần tiền còn lại như trong hợp đồng và khi đó tôi sẽ làm thủ tục rút hồ sơ và sang tên quyền sử dụng chiếc xe ô tô đó về tên tôi.

Hiện tôi đang giữ cavet và hợp đồng mua bán giữa anh B và anh C nhưng xe tôi không có giữ. Cho tôi hỏi trong 1 tháng đó nếu anh B vẫn làm thủ tục bán chiếc xe đó cho 1 người nào khác và cũng làm hợp đồng công chứng có được không? Hệ thống công chứng tại các phòng của nhà nước có liên thông với nhau trên cả nước không? mong sớm nhận đươc thư phản hồi của luật sư?

Luật sư tư vấn:

Theo thông tin bạn cung cấp bạn có làm thủ tục mua một chiếc ô tô của anh B mà anh B mua lại của anh C. Anh B chưa thực hiện việc sang tên quyền sở hữu xe nhưng giữa anh B và anh C có hợp đồng mua bán với nhau. Hiện nay bạn và anh B đã ra phòng công chứng làm hợp đồng mua bán và hợp đồng được công chứng và lưu tại phòng công chứng. Đăng ký xe và hợp đồng mua bán giữa anh B và anh C bạn đang giữ, theo thỏa thuận thì sau thời gian 1 tháng nữa bạn sẽ thanh toán phần tiền còn lại và làm thủ tục rút hồ sơ và sang tên quyền sở hữu chiếc xe này và nhận xe về. 

Căn cứ theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 10 Thông tư số 15/2014/TT-BCA quy định về chứng từ chuyển quyền sở hữu xe như sau:

“g) Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho, tặng xe theo quy định của pháp luật về chứng thực.”

Theo đó, hợp đồng bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho, tặng xe theo quy định của pháp luật về chứng thực. Việc chứng thực chữ ký trên giấy bán, tặng, cho xe được hướng dẫn bởi Công văn 3956/BTP-HTQTCT năm 2014 như sau:

– Đối với Giấy bán, cho, tặng xe chuyên dùng thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người bán, cho, tặng xe thực hiện chứng thực chữ ký của người bán, cho, tặng xe. 

– Đối với Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân thì người dân có quyền lựa chọn công chứng Giấy bán, cho, tặng xe tại các tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc chứng thực chữ ký trên Giấy bán, cho, tặng xe theo quy định của pháp luật về chứng thực; nếu người dân lựa chọn chứng thực chữ ký trên Giấy bán, cho, tặng xe cá nhân thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện như chứng thực chữ ký trên Giấy bán, cho, tặng xe chuyên dùng nêu trên. 

Bên cạnh đó, Sở Tư pháp cần quán triệt Ủy ban nhân dân cấp xã về việc trước khi thực hiện chứng thực chữ ký trên Giấy bán, cho, tặng xe, Ủy ban nhân dân cấp xã cần giải thích rõ cho người dân về tính chất khác nhau, trách nhiệm khác nhau giữa việc công chứng và chứng thực, để người dân lựa chọn, bảo đảm an toàn cho giao dịch của mình.

Theo đó, nếu người dân lựa chọn chứng nhận việc bán, cho, tặng xe cá nhân (theo Thông tư số 15/2014/TT-BCA) tại các tổ chức hành nghề công chứng thì mức độ an toàn pháp lý được bảo đảm cao hơn, vì công chứng viên phải chịu trách nhiệm về tính xác thực, hợp pháp của giao dịch mua bán, cho, tặng xe theo quy định của pháp luật về công chứng.

Còn nếu người dân lựa chọn việc chứng thực chữ ký trên các giấy tờ mua bán, cho, tặng xe tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì Ủy ban nhân dân chỉ chịu trách nhiệm về việc chữ ký trên Giấy bán, cho, tặng xe là chữ ký của người yêu cầu chứng thực; người dân phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của giao dịch mua bán, cho, tặng xe cá nhân.

tu-van-thu-tuc-sang-ten-chuyen-nhuong-xe-o-to

Luật sư tư vấn về hợp đồng mua bán xe có công chứng:

Do đó, việc bạn và anh B thực hiện việc công chứng hợp đồng bán xe ở văn phòng công chứng thì mức độ an toàn pháp lý của hợp đồng này được bảo đảm cao hơn việc chứng thực hợp đồng tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Khi đó công chứng viên phải chịu trách nhiệm về tính xác thực, hợp pháp của giao dịch mua bán, cho, tặng theo quy định của pháp luật về công chứng.

Trường hợp nếu trong thời gian 01 tháng mà anh B lại ký hợp đồng chuyển nhượng xe với một cá nhân khác thì theo quy định nếu hợp đồng được công chứng tại văn phòng công chứng thì công chứng viên phải chịu trách nhiệm về tính xác thực, hợp pháp của giao dịch mua bán trên.

Theo đó để xác định được tính hợp pháp của hợp đồng mua bán này thì công chứng viên có thể yêu cầu bên bán xe xuất trình một trong các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu xe như đăng ký xe hoặc các giấy tờ liên quan tới chứng từ chuyển quyền sở hữu xe được quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 15/2014/TT-BCA. Nếu công chứng viên vẫn công chứng hợp đồng này thì khi có xảy ra tranh chấp giữa các bên thì công chứng viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật  với hành vi của mình đã thực hiện. 

Trường hợp nếu anh B thực hiện việc chứng thực chữ ký hợp đồng chuyện nhượng với một bên khác thì theo quy định Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn chỉ chịu trách nhiệm về chữ ký trên hợp đồng chuyển nhượng và người mua, người bán xe phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của giao dịch mua bán xe này. Do đó, trong trường hợp này rủi ro thuộc về người mua xe, nếu phát hiện anh B có sự lừa dối trong việc này thì người mua có thể làm đơn khỏi kiện anh B tại tòa án nhân dân cấp quận huyện. 

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Tổng Hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button