Giáo dục

Kết bài bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Đề bài: Một số cách Kết bài bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

ket bai bai tho viet bac cua to huu

This post: Kết bài bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

5 cách Kết bài bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

 

1. Kết bài 1

Như vậy, bằng giọng thơ mang đậm tính trữ tình – chính trị,  tác giả Tố Hữu đã tái hiện thành công một sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại đối với dân tộc với tình cảm tha thiết, chân thành. Qua đó, chúng ta có thể thấy được bức chân dung chân thực, sinh động của những người chiến sĩ cách mạng qua công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong mối quan hệ với quần chúng nhân dân. Đó chính là nền tảng để xây dựng nghĩa tình cách mạng thủy chung, son sắt trong những năm tháng “mưa bom, bão đạn”. Đồng thời thể hiện tính toàn dân trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước – một trong những yếu tố tạo nên chiến thắng vẻ vang “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” của chiến dịch Điện Biên Phủ.
 

2. Kết bài 2

Qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể thấy được mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ là sự trân trọng, ngợi ca tình cảm thủy chung, gắn bó nghĩa tình, keo sơn giữa quân và dân ta xuyên suốt chặng đường kháng chiến gian lao. Ẩn sau khúc ca đó là vẻ đẹp ngời sáng của tinh thần yêu nước, khiến bài thơ xứng đáng trở thành “khúc trường ca của tình quê hương, đất nước” (Hoài Thanh). Tình cảm đó đã được tái hiện qua nhiều cung bậc, trạng thái đa dạng, phong phú, đặc biệt là qua khung cảnh sinh hoạt ấm áp, thắm thiết tình quân dân trong khung cảnh thiên nhiên núi rừng, chiến khu tươi đẹp gắn liền với cảm hứng ngợi ca, tự hào về những năm tháng gian khổ nhưng hết sức vẻ vang của dân tộc.
 

3. Kết bài 3

Như vậy, thông qua tác phẩm “Việt Bắc”, chúng ta có thể thấy được sự thay đổi và chuyển hóa từ “cái tôi” của người thanh niên cộng sản sau khi bắt gặp lí tưởng cách mạng ở tập thơ “Từ ấy” đến tiếng nói của cái ta chung đại diện cho quần chúng cách mạng, nhân dân diễn ra trong hồn thơ Tố Hữu.  Điều đó đã được thể hiện rõ thông qua việc khắc họa tình cảm “cá nước” giữa quân và dân ta trong sự gắn bó tâm tình, tha thiết. Bởi vậy, khi gấp trang thơ lại, dư âm của khúc ca ân tình thủy chung của tình quân dân trong những năm tháng kháng chiến gian khổ vẫn còn vang vọng da diết trong tâm trí độc giả:

“Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi”

(Trích “Việt Bắc”)

4. Kết bài 4

Như vậy, bằng việc sử dụng kết cấu đối đáp giữa người dân Việt Bắc – “kẻ ở” và người chiến sĩ cách mạng – “người đi”, tác giả Tố Hữu đã tái hiện thành công cuộc chia tay mang ý nghĩa lịch sử gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang của dân tộc. Điều này đã được thể hiện thông qua những kỉ niệm cách mạng và kháng chiến ấm áp, sâu nặng nghĩa tình giữa quân và dân để vượt qua mọi đắng cay, ngọt bùi và “lửa đạn bom rơi” khốc liệt cùng niềm tin tưởng, tự hào về tương lai tươi sáng của dân tộc gắn liền cảm hứng biết ơn, ngợi ca công ơn của Đảng. Nghĩa tình nhân dân trong kháng chiến và cách mạng chính là sự hòa nhập và nối tiếp mạch nguồn yêu nước xuyên suốt những trang sử hào hùng của dân tộc, góp phần làm nên chiều sâu tư tưởng độc đáo của tác phẩm “Việt Bắc”. 
 

5. Kết bài 5

Qua việc vận dụng tài tình thể thơ lục bát truyền thống, cách xưng hô “mình” – “ta”, kết cấu đối đáp quen thuộc trong ca dao dân ca cùng giọng thơ tâm tình, ngọt ngào tha thiết và lối nói giàu hình ảnh, tác giả Tố Hữu đã tái hiện thành công tình nghĩa của người chiến sĩ cách mạng và đồng bào Việt Bắc trong sự quyện hòa, gắn bó giữa tình cảm yêu nước và đạo lí thủy chung nghĩa tình, son sắt – mạch nguồn xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Những đặc sắc về giá trị nghệ thuật và nội dung đó chính là yếu tố khiến “Việt Bắc” trở thành một bài thơ mang đậm “tính dân tộc” và khẳng định tiếng thơ “trữ tình – chính trị” của Tố Hữu trên diễn đàn văn học Việt Nam.

———————HẾT————————-

Trên đây là một số cách Kết bài bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu mà các em có thể áp dụng cho các đề văn khác nhau, ngoài ra em cũng có thể tham khảo thêm các cách kết bài của những bài văn khác đã được chúng tôi chọn lựa trong Những bài văn hay lớp 12 như: Kết bài tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông; Kết bài bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh; Kết bài tùy bút Người lái đò sông Đà; Kết bài bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm;… 

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button