Giáo dục

Kết bài bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Một số cách kết bài bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

ket bai bai tho dat nuoc cua nguyen khoa diem
Kết bài bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

This post: Kết bài bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

1. Kết bài 1

Qua những cảm nhận hết sức bình dị nhưng vô cùng mới mẻ bằng việc sử dụng thành công, kết hợp nhuần nhuyễn các chất liệu văn học, văn hóa dân gian truyền thống , tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã đóng góp một quan điểm sâu sắc, mới mẻ về chủ đề Đất Nước – chủ đề bao trùm xuyên suốt tiến trình văn học Việt Nam. Quan niệm đất nước của Nguyễn Khoa Điềm mang dấu ấn riêng biệt của sự trải nghiệm, chiêm nghiệm, triết lí, suy tư, từ đó đem đến cảm nhận, cách khám phá quê hương đất nước trong cái nhìn toàn vẹn, nổi bật là tư tưởng cốt lõi về nhân dân: “Đất Nước của nhân dân” và nhân dân chính là người kiến tạo, tạo dựng, đi qua những giao lao và làm nên chiến công trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
 

2. Kết bài 2

Qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể khẳng định, trích đoạn “Đất Nước” thuộc trường ca “Mặt đường và khát vọng” đã thể hiện rõ chất “trữ tình – chính luận” – đặc trưng nổi bật đại diện cho tiếng thơ của Nguyễn Khoa Điềm. Tư tưởng cốt lõi “Đất Nước của Nhân Dân” – một tư duy hiện đại đậm chất chính luận đã được khám phá trong một thế giới gần gũi của ca dao, truyền thuyết thấm đượm màu sắc văn hóa dân gian, tạo nên nét đặc sắc thẩm mĩ và làm nổi  bật quan điểm: “Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao, thần thoại”. Đây là cách nhìn nhận, đánh giá mang tính tích cực trong việc thức tỉnh thế hệ trẻ thành thị miền Nam ý thức về tinh thần dân tộc và đứng về phía nhân dân, cách mạng giữa những năm tháng kháng chiến chống Mĩ khốc liệt.
 

3. Kết bài 3

Như vậy, trích đoạn “Đất Nước” đã thể hiện tài năng của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong việc kết hợp nhuần nhuyễn cảm xúc và suy tư, chiêm nghiệm, tạo nên chất chính luận và trữ tình quyện hòa. Qua những câu thơ mang đậm chất duy lí vừa chặt chẽ, logic vừa mang âm hưởng thiết tha, vang vọng, chúng ta có thể thấy được quan niệm thân thuộc, gắn bó và thân thiết về Đất Nước, giống như những câu thơ mà nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã mở đầu bản trường ca “Mặt đường và khát vọng”:
“Đất Nước đã hóa thân trong mỗi chúng ta…

Ta đã đi qua những năm tháng không ngờ
Vô tư quá để bây giờ xao xuyến…”

4. Kết bài 4

Như vậy, bằng việc vận dụng sáng tạo hình thức thơ trữ tình – chính luận, thể thơ tự do, giọng thơ biến đổi linh hoạt và sử dụng chất liệu văn hóa dân gian đa dạng qua phong tục tập quán, lối sống, sinh hoạt, ca dao, dân ca, tục ngữ, tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã tạo ra một không gian nghệ thuật đặc biệt để làm nổi bật tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân”. Qua tư duy mới mẻ của nhà thơ, hình tượng Đất Nước đã được khám phá ở nhiều phương diện về chiều sâu văn hóa, chiều rộng không gian cũng như chiều dài của thời gian. Bằng chính trải nghiệm của mình, Nguyễn Khoa Điềm đã tạo nên một tuyên ngôn độc đáo về đất nước, từ đó truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ nhập cuộc, “lên đường” tham gia công cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm, đồng thời đánh thức tình yêu quê hương luôn tồn tại trong tâm thức và trái tim hàng triệu con người Việt Nam.

 

5. Kết bài 5

Như vậy, trong trích đoạn “Đất Nước”, hình tượng Đất Nước đã được khám phá trên nhiều bình diện phong phú, đa dạng gắn liền với chất suy tư triết luận quyện hòa cùng cảm hứng trữ tình sâu lắng. Đồng thời, những vần thơ còn chứa đựng trải nghiệm cá nhân độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm về cách cảm nhận hình tượng Đất Nước, giống như ông từng chia sẻ: “Tôi cố gắng thể hiện hình ảnh Đất Nước giản dị, gần gũi nhất. Đó là cách để đi vào lòng người, đồng thời cũng là cách để tôi đi con đường riêng của tôi không lặp lại người khác”. Đó chính là yếu tố tạo nên vẻ đẹp riêng biệt của đoạn trích “Đất Nước” nói riêng và trường ca “Mặt đường khát vọng” nói chung trong số những tác phẩm viết về chủ đề yêu nước.

Các bạn có thể tham khảo thêm một số mẫu kết bài khác đã được tổng hợp trong tài liệu Những bài văn hay lớp 12 của chúng tôi bên cạnh Kết bài bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm như: Kết bài bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh; Kết bài tùy bút Người lái đò sông Đà; Kết bài bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng; Kết bài bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu; Kết bài bài thơ Đàn ghita của Lorca;… 

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button