Giáo dục

Kể về ngày hội Lim

Đề bài: Kể về ngày hội Lim

ke ve ngay hoi lim

This post: Kể về ngày hội Lim

Kể về lễ hội Lim, Văn mẫu kể ngày hội Lim hay, thu hút

Bài làm:

“Bâng khuâng trong gió, ai bâng khuâng ai đứng trong gió lạnh

Gió lạnh chiều Hội Lim, ai bâng khuâng mãi tìm trong chiều Hội Lim…”

Những câu hát dân ca nhẹ nhàng trong chiều Hội Lim đã trở thành những lời ca tiếng hát quen thuộc đối với những người con Bắc Ninh. Bắc Ninh – Kinh Bắc, cái nôi của dân ca quan họ và cũng là nơi có nhiều lễ hội mang đậm chất truyền thống của quê nhà. Một trong số đó là Hội Lim, một lễ hội nổi tiếng của quê hương Kinh Bắc.

Hội Lim là một trong những lễ hội lớn của đất Bắc Ninh. Đây là lễ hội của những làng xã cổ nằm xung quanh núi Lim và đôi bờ sông Tiêu Tương. Lịch sử Hội Lim được nhiều người kể lại với những câu chuyện về nguồn gốc khác nhau nhưng phần lớn cho rằng xuất phát từ câu chuyện truyền thuyết Trương Chi và Mỵ Nương. Hội Lim có lịch sử từ lâu đời. Đây cũng được coi là một trong những lễ hội cổ nhất của Bắc Ninh. Hằng năm, cứ đến 13 tháng giêng là du khách từ mọi nơi đều đổ về Hội Lim để được hòa mình vào những phần lễ và phần hội đặc sắc. Hội Lim đến với phần rước là thể hiện sự long trọng, thành kính. Những người dân sẽ khoác lên mình những bộ lễ phục đầy màu sắc, đẹp nhất để tham gia đi rước kiệu. Sáng ngày 13 là lễ rước kinh từ chùa Trũng đến chùa Hồng n. Sau đó lại đón rước theo trình tự ngược lại và đến phần khai hội.

Hội Lim thu hút du khách đặc biệt bởi những làn điệu dân ca quan họ mượt mà, đằm thắm được thể hiện. Ngay từ ngày 12, chưa vào lễ hội chính thức nhưng những làn điệu dân ca quan họ đã được cất lên từ những liền anh, liền chị trên chiếc thuyền rồng đặc trưng. Đây chính là nét văn hóa đậm nét của xứ sở quan họ Kinh Bắc. Bên cạnh đó, đến với phần hội, hàng loạt các hoạt động được diễn ra hết sức sôi nổi và độc đáo. Đó là những trò chơi dân gian truyền thống đặc sắc thu hút rất nhiều người tham gia. Dân ca quan họ được xem như điểm đặc biệt nhất của lễ hội này. Đây được xem như “đặc sản” của lễ hội. Người xem được thưởng thức những làn điệu quan họ liên tiếp, bất cứ ở đâu, trên thuyền, trên sông hay trong những trò chơi… Hình ảnh những liền chị mặc áo mớ ba mớ bảy, đeo khăn mỏ quạ đội nón quai thao hay hình ảnh những liền anh mặc áo dài khăn xếp tay cầm ô che đã trở nên rất đỗi quen thuộc. Những làn điệu mời nước mời trầu, khách đến chơi nhà…được cất lên làm ấm lòng du khách gần xa. Những nam nữ thanh niên cũng đặc biệt thích đối đáp qua những làn điệu quan họ duyên dáng.

Nhắc đến Hội Lim, người ta nhắc nhớ ngay đến một nét văn hóa đã tồn tại từ lâu đời tại xứ Kinh Bắc. Điểm thu hút du khách đến tham dự lễ hội một phần là bởi những hoạt động thú vị của lễ hội, một phần đây đã trở thành một tập tục của người Bắc Ninh nói riêng và du khách thập phương nói chung. Cứ 13 tháng giêng hằng năm, nhắc đến Hội Lim, ai cũng bồi hồi một cảm xúc khó tả. Lễ hội như một nét đẹp trong đời sống tinh thần của người Bắc Ninh nói riêng mà còn trở thành nét văn hóa truyền thống đối với con người Việt Nam nói chung. Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh Hội Lim đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho rất nhiều nhạc sĩ, họa sĩ, tác giả thơ ca… Hội Lim đã đi vào văn học nghệ thuật và đời sống tinh thần của người dân một cách rất đỗi tự nhiên. Những bài hát như Nhớ về Hội Lim, Em đến Hội Lim, Tìm em trong chiều Hội Lim… là những lời ca tiếng hát còn mãi với năm tháng.

Là một người con của xứ sở Kinh Bắc, nơi có nhiều lễ hội truyền thống cổ truyền, đặc biệt là nơi diễn ra lễ hội Lim, tôi tự hào về những nét văn hóa của quê hương xứ sở. Tôi tự hào vì mình là người con Bắc Ninh, nơi có làn điệu dân ca quan họ, một di sản văn hóa thế giới. Đồng thời, là một thế hệ trẻ của quê hương, tôi nguyện sẽ giữ gìn, bảo vệ và phát huy những nét truyền thống văn hóa đậm nét của quê hương, của dân tộc. Hãy một lần đến với mảnh đất Bắc Ninh với những con người vốn trọng chữ tình, những con người mến khách. Mời bạn về với Hội Lim, về với những miền quan họ đậm đà bản sắc.

———————————–

Để rèn luyện sự sáng tạo, sự mạch lạc của tư duy, ngôn từ, các em học sinh có thể tham khảo thêm các bài văn kể chuyện hay, ngắn khác như Kể về ngày hội gò Đống Đa, Kể về ngày hội Đền Hùng, Kể về ngày hội chọi trâu Đồ Sơn, Kể về ngày hội đua thuyền và phận Soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự chi tiết. Thường xuyên tham khảo, rèn luyện các chủ đề trong chủ đề các bài văn hay lớp 6 này, việc học tập môn Ngữ Văn trên lớp của các em sẽ trở nên đơn giản, dễ dàng hơn rất nhiều.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button