Khái niệm giáo dục đại học là gì? Mục tiêu của giáo dục đại học? Vai trò của giáo dục đại học?
Giáo dục là lĩnh vực không còn xa lạ với chúng ta bởi nó đã được hình thành từ rất lâu đời trong cách đối nhân xử thế cũng như phát triển tri thức nhân loại. Từ thời xa xưa khi giáo dục theo môi trường sư phạm không có nhiều tiềm năng thì sẽ thấy trong môi trường gia đình còn khi giáo dục trong ngành sư phạm phổ biến hơn thì có thể thấy được đào tạo theo các cấp từ mầm non đến cấp bậc đại học, sau đại học.
This post: Giáo dục đại học là gì? Mục tiêu, vai trò của giáo dục đại học?
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:
1. Khái niệm giáo dục là gì?
Giáo dục được hiểu là một cách truyền đạt và tiếp thu về kiến thức, phong tục và những kỹ năng của con người áp dụng với con người đã được lưu truyền thông qua các thế hệ bởi hình thức giảng dạy, nghiên cứu hoặc đào tạo truyền đạt từ giáo viên, giảng viên tới hệ học sinh, sinh viên trên khắc cả nước. Ngoài ra giáo dục còn được thực hiện ngay trong chính môi trường gia đình có thể thấy thông qua cách giáo dục con cái của các bậc phụ huynh về cách đối nhân xử thế,….
Giáo dục sẽ được hình thành và thông qua nhiều giai đoạn khác nhau tuy nhiên đều tuân theo trình tự phù hợp với mức độ tuổi tác: từ giáo dục cấp mầm non, giáo dục tiểu học cho tới giáo dục trung học và cấp độ đại học.
Có thể thấy được phân cấp giáo dục ngoài ba cấp hệ tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông là phổ biến hầu hết đều tham gia thì còn có thể thấy thường xuyên thực hiện và diễn ra ở các trường đại học, trường cao đẳng, học viện, và về viện công nghệ. Trong đó sẽ còn có bao gồm đến tất cả những hoạt động về bậc sau trung học phổ thông như về cao đẳng, đại học, và sau đại học là hệ cao học, thạc sỹ, tiến sỹ,…. Giáo dục đại học hiện nay đang được coi là một trong những hình thức rất cần thiết và quan trọng bởi lẽ sau quá trình đào tạo thì lớp trẻ sẽ nắm bắt được nhiều kỹ năng, kinh nghiệm, tầm kiến thức cao hơn để áp dụng trong phát triển xã hội.
Vậy giáo dục đại học là môi tường sư phạm giáo dục ở cấp cao hơn với mức độ kiến thức chuyên sâu theo ngành, nghề mà học sinh lựa chọn chứ không đào tạo một cách rộng theo nhiều chuyên môn và đào tạo tại bậc đại học chỉ dành cho những người đang có những nhu cầu và có đủ về những khả năng về kiến thức và xã hội tham gia học tập.
2. Mục đích của giáo dục đại học là gì?
Xét về khía cạnh xẫ hội khi nhìn về mục tiêu giao dục thì đối với từng quá trình phát triển xã hội, mục đích của giáo dục sẽ thay đổi tương ứng phù hợp theo từng giai đoạn khác nhau và được chia ra làm 3 loại cơ bản. Đó là:
– Mục tiêu giáo dục tiếp cận với truyền thống: một trong những mục tiêu của giáo dục đó là muốn giáo dục những thế hệ sau tiếp tục duy trì nền truyển thống về các kiến thức, kỹ năng và các thói quen từ thời cha ông giúp hình thành một mẫu người đạt tiêu chuẩn, ngoài ra chọn hướng giao dục phát triển mạnh mẽ trên thế giới để lồng ghé, đáp ứng được về yêu cầu của xã hội.
– Mục tiêu giáo dục tiếp cận cá nhân: mục tiêu này hình thành dưới mong muốn giáo dục cá nhân những người có ý thức cao, có đầu óc sáng tạo có thể tự chủ bản thân đưa ra những quyết định theo chính bản thân mình nhận định sẽ phát triển được.
– Mục tiêu giáo dục truyền thống – cá nhân: kết hợp giữa hai mục tiêu này đang được phát triển một cách độc đáo ở chính việc tiếp tục tiếp thu phát triển những tinh hoa văn hóa, giá trị bản sắc dân tộc, kèm theo đó là học hỏi những giá trị độc đáo của các nước phương tây để không còn lạc hậu đáp ứng ra toàn xã hội phát triển đất nước theo hướng tích cực có chọn lọc.
Như vậy, từ những phân tích trên có thể thấy mục đích của giáo dục là cung cấp, trang bị cho chúng ta toàn bộ về các kiến thức và kỹ năng. Đồng thời rèn luyện đạo đức, nhân cách và lối sống của con người giúp mọi người có thể hòa nhập vào với cộng đồng của mình.
Song song với mục tiêu trong giáo dục thì pháp luật cũng đưa ra mục tiêu của giáo dục ở cấp đại học đã được quy định cụ thể tại Điều 5 Luật Giáo dục đại học 2012 và Khoản 3 Điều 77 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014. Theo đó:
Về mục tiêu chung của hệ đào tạo giáo dục đại học là
+ Đào tạo nhân lực chuyên sâu theo các ngành nghề trong xã hội đang phát triển, xây dựng phat triển các đề tài nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới ngay từ khi còn trong môi trường học tập tạo nền tảng có sẵn để có thể phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
+ Đào tạo về phẩm chất chính trị, đạo đức theo chuẩn mực chung riêng về khối nhà nước thì đào tạo theo Đảng; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân.
Đối với hệ đào tạo đại học thì không phổ thông như các cấp bậc tháp hơn mà tập trung đào tạo chuyên sâu theo chuyên ngành mà người học hướng tới với mục đích phát triển trọng tâm nền tảng giáo dục về nhân cách, phẩm chất, kiến thức cần phải có để áp dụng trong đúng lĩnh vực. Riêng đối với các trường đại học nằm trong khối nhà nước như Luật, Quân đội, Công an thì được đào tạo chung về lĩnh hội tinh thần yêu nước làm theo đường lối đúng đắn của Đảng, phục vụ nhân dân, vụ vụ nước nhà.
Về mục tiêu cụ thể đào tạo trình độ đại học thì đây là hệ đào tạo để sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên – xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo;
Bản chất của đào tạo đại học là đào tạo chuyên ngành một cách chuyên sâu, có thể thấy trong đào tạo những người hành nghề luật thì sẽ được học tại những trường về Luật như Đại học Luật, Học viện Tòa án, Học viện Kiểm sát,….ngoài ra còn có một số trường mở khoa luật như Khoa luật của đại học quốc gia,… Từ những môi trường đào tạo chuyên sâu này giúp sinh viên khi ra trường nắm bắt được nhiều kiến thức hơn, có kinh nghiệp áp dụng khối lượng kiến thức hợp lý hơn.
3. Vai trò của Giáo dục đai học?
Trong những năm gần đây khi nền kinh tế tri thức là lựa chọn của hầu hết các quốc gia thì giáo dục đóng vai trò quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Thứ nhất: Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế;
Thứ hai: Giáo dục đào tạo góp phần ổn định chính trị xã hội và cuối cùng giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người.
Giáo dục về hình thức chung đều có vai trò nâng cao kiến thức con người lên một bậc cao mới đáp ứng được cả nhu cầu truyền thống và cả môi tường phát triển xã hội như hiện nay. Trong giáo dục đại học đóng vai trò là hệ thống nuôi dưỡng của mọi lĩnh vực trong đời sống, là nguồn cung cấp nhân lực tối thiểu cần thiết để phục vụ các công tác quản lý, quy hoạch, thiết kế, giảng dạy và nghiên cứu các công trình khoa học cần đến sự sáng tạo, tư duy độc lập, tư duy logic vấn đề trong giao lưu, hợp tác,…
Những thay đổi lớn về kết cấu kinh tế, các ngành công nghiệp và thị trường lao động quốc tế dẫn đến yêu cầu phát triển kiến thức nhanh chóng cũng như sự linh hoạt và di chuyển nghề nghiệp đối với từng cá nhân. Chính vì vậy, đào tạo hệ đại học chính là một hình thức tích lũy kiến thức và tiến trình phát triển công nghệ làm cho cá nhân người lao động linh hoạt hơn trong việc thích ứng với nghề nghiệp mới bởi lãnh tụ được cả kỹ năng và năng lực thông qua quá trình giảng dạy.
Giáo dục có vai trò quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo bởi lẽ giáo dục mang lại kiến thức, quan điểm và kỹ năng giúp nâng cao năng suất lao động khi có cơ hội họ sẽ tìm được việc làm ở cả khu vực chính thức và không chính thức, thu nhập của họ sẽ tăng cao hơn và cũng từ đó, tạo điều kiện cho họ than gia vào các quá trình xã hội một cách bình đẳng hơn nhờ nâng cao nguồn lực của người lao động.
Điều này có thể thấy rõ ràng hơn trong cuộc sống hiện nay xuất phát từ môi trường nông thôn chính là việc các gia đình cố gắng cho con cái được bước ra môi trường học tập hệ đại học để mạnh dạn phát triển bản thân, đi tìm kiếm những cơ hội việc làm mới có thu nhập cao hơn ổn định cuộc sống thay vì làm việc ở những vùng quê nghèo khó.
Giáo dục đại học là một dây chuyền sản xuất mà đầu ra là nguồn nhân lực đạt chuẩn. Theo quan điểm này, giáo dục đại học là đầu vào tạo nên sự phát triển và tăng trưởng của các ngành trọng tâm phát triển như thương mại, công nghệ,…. bởi lẽ những người tham gia đại học đều phải có năng lực kiến thức phù hợp với chuyên ngành, tuy nhiên không hẳn những người học đại học tốt nghiệp đều đạt chuẩn nhưng đối với những người cống hiến cả năng lực, ký năng và kiến thức của mình sẽ là nguồn năng lực đạt chuẩn.
Mặt khác, giáo dục đại học là đào tạo để trở thành nhà nghiên cứu. Dưới góc độ của cách nhìn này thì giáo dục đại học là thời gian chuẩn bị để tạo ra những nhà khoa học và nhà nghiên cứu khoa học bởi lẽ môi tường đại học đã được làm quen với việc xay dựng các đề tài, phát triển đề tài nghiên cứu khoa học đó cũng là lí do có thể khẳng định giáo dục đại học đóng vai trò là hệ thống nuôi dưỡng của mọi lĩnh vực trong đời sống.
Một quốc gia muốn phát triển về khoa học công nghệ và tăng trưởng về kinh tế thì nhất thiết phải kết hợp hai yếu tố là hệ thống giáo dục đại học và một lực lượng lao động. Việc phát triển những ngành công nghệ bản địa cũng như năng lực trong lĩnh vực nông nghiệp, an toàn thực phẩm và các ngành công nghiệp khác của chúng ta chính là nhờ có một hạ tầng giáo dục đại học bởi đây là môi trường cho phép con người phổ cập, tiếp thu toàn bộ kiến thức, kỹ năng học tập, nghiên cứu, khai thác những tinh hoa, nghệ thuật cũng như phát triể hệ tư duy một cách mới mẻ hơn.
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)