Môn Toán

Giải bài tập trang 95, 96, 97 SGK Toán 3 Tập 2, sách Cánh Diều: Bảng s

Giải bài tập trang 95, 96, 97 SGK Toán 3 Tập 2, sách Cánh Diều: Bảng số liệu thống kê là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh lớp 3 có thể học tốt bài Bảng số liệu thống kê khi đưa lời giải chi tiết, bám sát vào chương trình. Các em cùng tham khảo để giải bài nhanh chóng, dễ dàng.

This post: Giải bài tập trang 95, 96, 97 SGK Toán 3 Tập 2, sách Cánh Diều: Bảng s

Giải Toán lớp 3 trang 95, 96, 97 sách Cánh Diều tập 2
 

Giải bài tập trang 95, 96, 97 SGK Toán 3 Tập 2, sách Cánh Diều:

Bảng số liệu thống kê

1. Giải Bài 1 Trang 95 SGK Toán Lớp 3

Đề bài: a) Quan sát bảng số liệu thống kê:

b) Đọc bảng cho trong câu a và trả lời các câu hỏi:
– Cửa hàng đã nhập về bao nhiêu thùng kem dâu?
– Thùng kem loại nào được cửa hàng nhập về nhiều nhất? Thùng kem loại nào được cửa hàng nhập về ít nhất?
– Cửa hàng đã nhập về bao nhiêu thùng kem các loại?

Hướng dẫn giải:
– Đọc số liệu có trong bảng rồi trả lời các câu hỏi của bài toán.
– So sánh số lượng đồ vật để tìm ra loại thùng kem được cửa hàng nhập về nhiều nhất, ít nhất.
– Số thùng kem cửa hàng đã nhập về bằng tổng số thùng kem các loại.

Đáp án:
– Cửa hàng đã nhập về 5 thùng kem dâu.
– Thùng kem sô-cô-la được cửa hàng nhập về nhiều nhất. Thùng kem va-ni được cửa hàng nhập về ít nhất.
– Cửa hàng đã nhập về tất cả số thùng kem các loại là: 4 + 5 + 3 + 6 = 18 (thùng kem)

2. Giải Bài 2 Trang 96 SGK Toán Lớp 3

Đề bài: a) Quan sát bảng số liệu thống kê:

b) Đọc bảng trên và trả lời các câu hỏi:
– Có bao nhiêu ô tô đi qua công trường từ 8 giờ đến 9 giờ sáng?
– Có bao nhiêu ô tô đi qua công trường từ 12 giờ trưa đến 1 giờ chiều?
– Số ô tô đi qua cổng trường trong khoảng thời gian nào là nhiều nhất?
– Số ô tô đi qua cổng trường trong khoảng thời gian nào là ít nhất?
– Trong khoảng thời gian nào chỉ có 6 ô tô đi qua cổng trường?

Hướng dẫn giải:
– Đọc số liệu có trong bảng rồi trả lời các câu hỏi của bài toán.
– So sánh số ô tô đi qua cổng trường trong khoảng thời gian để tìm ra khoảng thời gian ô tô đi qua cổng trường nhiều nhất, ít nhất.

Đáp án:
– Có 12 ô tô đi qua công trường từ 8 giờ đến 9 giờ sáng.
– Có 6 ô tô đi qua công trường từ 12 giờ trưa đến 1 giờ chiều.
– Số ô tô đi qua cổng trường trong khoảng thời gian từ 11 giờ đến 12 giờ trưa là nhiều nhất.
– Số ô tô đi qua cổng trường trong khoảng thời gian từ 12 giờ trưa đến 1 giờ chiều là ít nhất.
– Trong khoảng thời gian từ 12 giờ trưa đến 1 giờ chiều chỉ có 6 ô tô đi qua cổng trường.

3. Giải Bài 3 Trang 96 SGK Toán Lớp 3

Đề bài: a) Quan sát bảng số liệu thống kê:

b) Đọc bảng trên và trả lời các câu hỏi:
– Chiều cao của bạn Bình là bao nhiêu xăng-ti-mét?
– Trong năm bạn trên, bạn nào cao nhất, bạn nào thấp nhất?
– Bạn cao nhất cao hơn bạn thấp nhất bao nhiêu xăng-ti-mét?
– Bạn nào cao hơn bạn Duyên và thấp hơn bạn Cường?

Hướng dẫn giải:
– Đọc số liệu có trong bảng rồi trả lời các câu hỏi của bài toán.
– So sánh chiều cao của các bạn để tìm ra bạn cao nhất, bạn thấp nhất, bạn cao hơn bạn Duyên và thấp hơn bạn Cường.
– Muốn tính bạn cao nhất cao hơn bạn thấp nhất bao nhiêu xăng-ti-mét ta lấy chiều cao của bạn cao nhất trừ đi chiều cao của bạn thấp nhất.

Đáp án:
– Chiều cao của bạn Bình là 135 cm.
– Trong năm bạn trên, bạn An cao nhất, bạn Duyên thấp nhất.
– Bạn cao nhất cao hơn bạn thấp nhất số xăng-ti-mét là: 140 – 129 = 11 (cm).
– Bạn Dũng, bạn Bình cao hơn bạn Duyên và thấp hơn bạn Cường.

Bài tập 1, 2, 3… của bài học Khả năng xảy ra của một sự kiện cũng được Mầm Non Ánh Dương hướng dẫn giải trong bài Giải bài tập trang 98, 99 SGK Toán 3 Tập 2, sách Cánh Diều. Các em tham khảo để có thể làm bài chính xác, so sánh bài làm.
Xem thêm: Giải bài tập trang 98, 99 SGK Toán 3 Tập 2, sách Cánh Diều

4. Giải Bài 4 Trang 97 SGK Toán Lớp 3

Đề bài: Tuyến đường sắt Bắc – Nam hay tuyến đường sắt Thống Nhất là tuyến đường sắt bắt đầu từ Thủ đô Hà Nội và kết thúc tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Bảng dưới đây cho biết chiều dài tuyến đường sắt từ ga Hà Nội đến một số tỉnh và thành phố có đường sắt đi qua.

Đọc bảng trên và trả lời các câu hỏi:
a) Tuyến đường sắt Hà Nội – Sài Gòn dài bao nhiêu ki-lô-mét?
b) Tuyến đường sắt Huế – Đà Nẵng dài bao nhiêu ki-lô-mét?
c) Tuyến đường sắt Hà Nội – Sài Gòn dài hơn tuyến đường sắt Hà Nội – Vinh bao nhiêu ki-lô-mét?

Hướng dẫn giải:
– Đọc số liệu có trong bảng rồi trả lời các câu hỏi của bài toán.
– Muốn tính tuyến đường sắt Hà Nội – Sài Gòn dài hơn tuyến đường sắt Hà Nội – Vinh bao nhiêu ki-lô-mét, ta lấy chiều dài tuyến đường sắt Hà Nội – Sài Gòn trừ đi chiều dài tuyến đường sắt Hà Nội – Vinh.

Đáp án:
a) Tuyến đường sắt Hà Nội – Sài Gòn dài 1 726 km.
b) Tuyến đường sắt Huế – Đà Nẵng dài 791 km.
c) Tuyến đường sắt Hà Nội – Sài Gòn dài hơn tuyến đường sắt Hà Nội – Vinh số ki-lô-mét là: 1 726 – 319 = 1 407 (km).

Giải bài tập trang 95, 96, 97 SGK Toán 3 Tập 2, sách Cánh Diều này đã hướng dẫn chi tiết. Nếu các em vẫn chưa hình dung được cách làm, các em hãy xem lại kiến thức được giáo viên giảng dạy ở trên lớp để hiểu và nắm chắc, có thể áp dụng vào bài làm.

Từ khoá liên quan:

giai bai tap trang 95 96 97 sgk toan 3 tap 2 sach canh dieu

, giai toan lop 3 trang 95 96 97 sgk, giai bai tap Toan lop 3 trang 95 96 97,

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Môn Toán

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button