Đề bài: Đoạn văn cảm nhận khổ cuối bài Bếp lửa
This post: Đoạn văn cảm nhận khổ cuối bài Bếp lửa
Đoạn văn cảm nhận khổ cuối bài Bếp lửa
I. Dàn ý Đoạn văn cảm nhận khổ cuối bài Bếp lửa (Chuẩn)
1. Mở đoạn
Giới thiệu tác giả Bằng Việt, tác phẩm “Bếp lửa” và khổ cuối bài thơ.
2. Thân đoạn
– Hoàn cảnh: xa quê.
– Cuộc sống của người cháu: đủ đầy với những tiện nghi mới, niềm vui mới:
+ “Ngọn khói trăm tàu”, “lửa trăm nhà”, “niềm vui trăm ngả” : ẩn dụ cho những thú vị, vui vẻ mà cháu được trải nghiệm. cuộc sống mà cháu được trải nghiệm.
+ Điệp từ “trăm”: nhấn mạnh sự đủ đầy, mới mẻ.
– Tâm trạng của người cháu:
+ Nỗi nhớ bà đã diết khôn nguôi.
+Trong sâu thẳm của miền kí ức, bà với bếp lửa và những kỉ niệm tuổi thơ mãi giữ một vị trí đặc biệt trong trái tim cháu.
+ Câu hỏi tu từ, là lời nhắc nhở: “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”.
– Nghệ thuật:
+ Thể thơ 7 chữ.
+ Điệp ngữ, liệt kê, ẩn dụ.
+ Kết hợp kể, tả, biểu cảm.
3. Kết đoạn:
Khẳng định giá trị khổ thơ, bài thơ.
II. Những mẫu Đoạn văn cảm nhận khổ cuối bài Bếp lửa hay nhất
1. Đoạn văn cảm nhận khổ cuối bài Bếp lửa, mẫu 1 (Chuẩn)
Trong khổ cuối bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt đã dẫn dắt người đọc về một miền nhớ:
“Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”
Từ trong dòng hồi ức, người cháu đã trở về thực tại, khi cháu đã xa bà, xa quê hương để đến học tập ở một mảnh đất xa lạ. Hình ảnh ẩn dụ “Ngọn khói trăm tàu”, “lửa trăm nhà”, “niềm vui trăm ngả” để chỉ những điều mới mẻ, thú vị bên ngoài mà cháu được trải nghiệm khi xa vòng tay thân thuộc của bà. Ở nơi xa với những phồn hoa đô hội, với những tiện nghi mới lạ, dù có những niềm vui lớn nhưng người cháu chưa bao giờ quên hình bóng bà, về những ngày tháng bên bà. Trong sâu thẳm của miền kí ức, hình ảnh bà và những kỉ niệm tuổi thơ vẫn luôn ở đó, giữ một vị trí đặc biệt trong trái tim. Trong thâm tâm cháu thường trực câu hỏi chan chứa tình yêu thương: “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”. Khổ thơ cuối đã thể hiện nỗi nhớ da diết và đầy cảm động của người cháu dành cho bà. Tình cảm ấy luôn chực trào, đã diết và mãnh liệt, lớn lên theo năm tháng. Đoạn thơ còn như là một lời nhắn nhủ tới mỗi chúng ta: cần quý tình cảm gia đình, trân quý những khoảnh khắc bên người thân yêu của mình.
2. Đoạn văn cảm nhận khổ cuối bài Bếp lửa, mẫu 2 (Chuẩn)
Khổ thơ cuối bài thơ “Bếp lửa” là lời tự bạch của tác giả- một người cháu xa nhà, rời xa vòng tay thân thuộc của bà để xây dựng cuộc sống mới.
“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
– Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?”
Điệp từ “trăm” cùng phép liệt kê, ẩn dụ “khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” đã thể hiện được những trải nghiệm phong phú, đáng quý của người cháu khi xa nhà. Nơi đó, có những tình cảm mới, những niềm vui mới, tưởng sẽ vơi đi nỗi nhớ bà nhưng trong lòng cháu vẫn không thể nào quên được hình bóng bà với bếp lửa thân thuộc, nơi ấp ủ những tình cảm yêu thương của bà. Tấm lòng thiết tha, nỗi nhớ mong khôn nguôi, lòng thành kính của cháu dành cho bà được đúc kết trong câu hỏi tu từ cuối bài : Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa? Nhớ về bà với miền kí ức tuổi thơ tươi đẹp cũng chính là nhớ về gia đình, về nguồn cội quê hương. Bằng sự kết hợp giữa kể, tả và bộc lộ cảm xúc, khổ thơ cuối như một lời tâm sự nhẹ nhàng mà đã diết, những câu thơ cuối như những nốt nhạc nhẹ nhàng, mang nặng ân tình của người cầm bút.
3. Đoạn văn cảm nhận khổ cuối bài Bếp lửa, mẫu 3 (Chuẩn)
Khổ cuối bài thơ “Bếp lửa”, Bằng Việt đã bộc lộ những tình cảm nhớ thương bà đã diết. Nỗi nhớ bà luôn thường trực trong tâm khảm, vì vậy mà dù nơi phồn hoa, tiếp xúc với nhiều điều mới lạ, với những niềm vui mới nhưng cháu vẫn không thể nào quên được hình bóng người bà yêu quý. Những câu thơ đầu khổ cuối mở ra một cuộc sống mới mẻ, phong phú nơi người cháu đang sống. “Ngọn khói trăm tàu”, “lửa trăm nhà”, “niềm vui trăm ngả” là những hình ảnh ẩn dụ cho nhiều điều thú vị mà tác giả đang được trải qua khi lớn lên, xa bà, xã quê hương mình. Tuy cuộc sống có đủ đầy, cháu vẫn không thể nào nguôi ngoai nỗi nhớ bà. Câu hỏi tư từ cất lên trong tình cảm thương nhớ mãnh liệt khép lại bài thơ gợi nhiều xúc cảm trong lòng người đọc:”Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”. Lời tự hỏi cũng là lời nhắc nhở chính mình mỗi ngày luôn nhớ về bà, sẽ mãi nhớ về bà, người đã nâng đỡ tâm hồn cháu suốt những bước đường đời. Bằng giọng điệu tâm tình, tha thiết, lời thơ giàu sức với cùng hình ảnh có tính biểu tượng, Bằng việt đã thể hiện sâu sắc tình yêu thương và sự biết ơn bà. Khổ thơ cuối tuy khép lại bài thơ những đã mở ra trong lòng mỗi chúng ta một miền xúc cảm để biết yêu và trân quý hơn những tình cảm mà những người bà, người mẹ đã dành cho chúng ta hôm nay.
——————HẾT——————
Bên cạnh Đoạn văn cảm nhận những suy ngẫm của người cháu về bà và bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa, các em không nên bỏ qua những bài văn mẫu đặc sắc khác như: Đoạn văn nêu cảm nhận về hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa, Đoạn văn cảm nhận những suy ngẫm của người cháu về bà và bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa, Đoạn văn phân tích khổ 2 Bếp lửa.
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục