Giáo dục

Định nghĩa trọng lực là gì, phương và chiều của trọng lực

Định nghĩa trọng lực là gì, phương và chiều của trọng lực

Trái đất bao la chứa vạn vật. Dù bạn có ở tận Cực Bắc của địa cầu hay Cực Nam thì đều không bị văng ra ngoài vũ trụ. Nói nôm na Trái Đất đang hút mọi vật xung quanh nó, lực hút này được gọi là trọng lực. Vậy trọng lực là gì? Phương, chiều và những tác động của trọng lực lên mọi vật xung quanh như thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp mọi thắc mắc về trọng lực.

Nội dung chính

This post: Định nghĩa trọng lực là gì, phương và chiều của trọng lực


Trọng lực là gì? Ví dụ về trọng lực

Thực hiện thí nghiệm treo một vật nặng vào lò xo. Điều đầu tiên ta thấy lò xo sẽ bị dãn ra. Do đó lò xo đã tác động vào vật nặng một lực. Tuy nhiên vật nặng vẫn đứng yên. ĐIều đó chứng to phải có một lực tác động kéo vật xuống phía dưới và lực này phải cân bằng với lực kéo dãn của lò xo.

Tiếp theo thí nghiệm lò xo là thí nghiệm thả viên phấn. Ta sử dụng phản chứng nếu không có lực nào kéo viên phấn xuống thì viên phấn sẽ không rơi xuống đất khi ta buông tay. Từ 2 thí nghiệm trên ta có các kết luận sau:

1. Trọng lực lực hút của Trái Đất lên mọi vật.

2. Độ lớn của trọng lực được người ta gọi là trọng lượng.

Sau khi hiểu trọng lực và trọng lượng là gì chúng ta cần phân biệt một cách rõ ràng. Trọng lực là một loại lực còn trọng lựng là một đại lượng có độ lớn rõ ràng. Tránh sử dụng nhầm thuật ngữ khi làm trắc nghiệm lý thuyết. Ngoài ra người ta còn định nghĩa trọng lượng của một vật là cường độ của trọng lực tác động lên vật đó.


Đặc điểm tính chất trọng lực


Phương và chiều của trọng lực

Trọng lực có phương thẳng đứng và chiều từ hướng về phía trái đất


Đơn vị của trọng lực

Để đo cường độ lực, người ta dùng đơn vị đo lường hợp pháp ở Việt Nam là niutơn. (kí hiệu là N)

Trọng lượng của một quả cân 100gam là 1 N. —> Trọng lượng của một quả cân 1Kg là 10N.


Mở rộng kiến thức

Trọng lượng của một vật là cường độ của lực hút Trái Đất lên vật vật. Do đó, trọng lượng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật đó trên Trái Đất. Chẳng hạn khi lên càng cao thì trọng lượng của vật sẽ càng giảm.

Thực ra trọng lượng của một quả cân chỉ là 0,98N, tuy nhiên để kết quả thuận tiện hơn trong việc ghi nhớ cũng như tưởng tượng thì người ta đã lấy tròn là 1N.


Bài tập trắc nghiệm về trọng lượng trọng lực

1. Hãy cho biết trọng lượng tương ứng của các vật sau:

a) Một túi kẹo có khối lượng 150 g.

b) Một hộp sữa có khối lượng 700 g.

c) Một túi đường có khối lượng 5 kg.

Đáp án:

a) Một túi kẹo có khối lượng 150 g, trọng lượng 1.5N

b) Một hộp sữa có khối lượng 700 g, trọng lượng 7N

c) Một túi đường có khối lượng 5 kg, trọng lượng 50N

2. Dùng lực kế có thể đo trực tiếp đại lượng nào?

a) Khối lượng 1 kg đường.

b) Trọng lượng một quả cân.

c) Thể tích chậu nước.

Đáp án

Dùng lực kế có thể đo trực tiếp được trọng lượng của một quả cân.

3. Một ô tô có trọng tải là 5 tấn thì tương ứng với trọng lượng là bao nhiêu?

a) 5 N

b) 500 N

c) 5.000 N

d) 50.000 N

Đáp án

Ô tô có trọng tải là 5 tấn, tức khối lượng tổng cộng là 5 tấn.

5 tấn = 5000 kg tương ứng với 50.000N.

Vậy trọng lượng của ô tô là 50.000N

4. Trong các câu sau đây, câu nào không đúng:

a) Lực kế là dụng cụ để đo khối lượng.

b) Cân Ro-Bec-Van là dụng cụ đo khối lượng.

c) Lực kế dung để đo lực. Còn cân dung để đo khối lượng.

Đáp án

a) Lực kế là dụng cụ để đo khối lượng. Đáp án này sai vì lực kế là công cụ dùng để đo độ lớn của lực.

5. Một vật có khối lượng là 19.000 gam thì vật này có trọng lượng tương ứng là bao nhiêu Newton.

Đáp án

100 gam tương ứng với 1N

19.000 gam tương ứng với 190N.

Cật có khối lượng là 19.000 gam thì vật này có trọng lượng tương ứng là 190 Newton.

6. Một vật có trọng lượng là 45.000 N thì vật này có khối lượng là bao nhiêu Tấn?

Cứ 10N tương ứng với 1KG

Vật này có trọng lượng 45.000N tương ứng với 4500 Kg. Do đó vật có khối lượng 4.5 tấn.

7. Một cái cốc có khối lượng bằng 200g đặt nằm cân bằng trên bàn. Lực tác dụng của mặt bàn vào cốc nhận giá trị nào trong các giá trị sau?

A. 2N.

B. 20N.

C. 0,2N.

D. 200N.

Đáp án

Chọn phương án A. 2N

Lý giải: 100g ứng với 1N do đó vật nặng 200g thì có trọng lượng là 2N. Lực tác dụng mặt vào cốc cân bằng với lực hút trái đất – tức trọng lượng. Do đó lực này có độ lớn là 2N.

Bài khác:

Lực là gì.

Với bài viết trên đã giới thiệu đến các bạn một số khái niệm như trọng lực là gì? tính chất trọng lực, phân biệt trọng lượng. Một số bài tập có tính tham khảo được liệt kê khá rõ ràng xoay quanh các điểm lý thuyết quan trọng. Trọng lực là một đại lượng khá quan trọng trong chương trình vật lý 6 do đó các bạn cần phải nắm vững chủ đề này.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button