Giáo dục

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2022 – 2023 sở GD&ĐT Đắk Lắk

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2022 – 2023 sở GD&ĐT Đắk Lắk môn Ngữ văn, có đáp án kèm theo. Qua đó, giúp các em học sinh tham khảo, so sánh với bài thi vào lớp 10 năm 2022 – 2023 của mình thuận tiện hơn.

Kỳ thi tuyển sinh vào 10 năm học 2022 – 2023 tỉnh Đắk Lắk diễn ra vào 2 ngày 15 – 16/6/2022, với 3 môn Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh. Chi tiết mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Mầm Non Ánh Dương để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi vào 10 của mình:

This post: Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2022 – 2023 sở GD&ĐT Đắk Lắk

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Đắk Lắk năm 2022 – 2023

Câu 1

1. Ấn tượng mà H’Hen Niê để lại trong mắt khán giả là: cô gái có vẻ đẹp góc cạnh, thần thái thu hút cùng cách ứng xử thông minh, bản lĩnh.

2. Lời dẫn trực tiếp là: “May mắn đã gọi tên tôi. Mọi người thấy đấy, một cô gái người dân tộc, có xuất phát điểm thấp, làn da nâu, mái tóc ngắn vẫn có thể chiến thắng.

3. HS rút ra bài học cho bản thân sao cho hợp lí.

Gợi ý:

  • Bài học về sự dám nghĩ, dám làm.
  • Bài học về dám ước mơ và theo đuổi ước mơ.

Câu 2.

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của việc dám theo đuổi ước mơ trong cuộc sống.

* Giải thích

  • Ước mơ: là những dự định, khát khao mà mỗi chúng ta mong muốn đạt được trong thời gian ngắn hoặc dài; là động lực để mỗi chúng ta vạch ra phương hướng đường đi để dẫn tới ước mơ.
  • Theo đuổi giấc mơ: là nỗ lực, phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách, phải bỏ sức lực, trí tuệ, phải đổ mồ hôi, nước mắt để có thể biến ước mơ thành hiện thực.

* Ý nghĩa của việc dám theo đuổi ước mơ trong cuộc sống.

  • Dám theo đuổi ước mơ mà ta đã sống một cách có kế hoạch, biết vạch sẵn ra những bước đi để biến ước mơ thành hiện thực.
  • Người dám theo đuổi ước mơ là người có lí tưởng sống, có ý chí vươn lên, sẽ học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải để hoàn thiện bản thân.
  • Khi ta vấp ngã, biết đứng lên tiếp tục theo đuổi ước mơ, ta sẽ có thêm nhiều bài học quý giá mà không phải ai cũng có được.
  • Việc theo đuổi ước mơ không chỉ khiến cho bản thân tốt đẹp hơn mà còn đóng góp cho sự phát triển của xã hội, đất nước.

* Vấn đề theo đuổi ước mơ của giới trẻ hiện nay

– Trong xã hội ngày nay, có rất nhiều bạn trẻ đang ngày đêm theo đuổi ước mơ và nỗ lực hết sức để ước mơ trở thành hiện thực

– Một bộ phận giới trẻ có những suy nghĩ lệch lạc, sống ỷ lại, thụ động, phụ thuộc vào gia đình.

– Liên hệ bản thân:

  • Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải có ước mơ mục đích sống cho riêng mình.
  • Để đạt được ước mơ chúng ta cần ra sức rèn luyện học tập, tu dưỡng đạo đức để chuẩn bị những tư trang cần thiết cho con đường đi tới ước mơ của mình.

Câu 3. Gợi ý

1. Mở bài

  • Giới thiệu chung về tác giả Bằng Việt và bài thơ Bếp lửa
  • Trích dẫn và giới thiệu đoạn thơ cần phân tích

2. Thân bài

a. Khái quát hoàn cảnh sáng tác và vị trí của đoạn thơ

  • Bếp lửa được sáng tác năm 1963 khi tác giả đang là sinnh viên du học ở Liên Xô. Thời gian này ông bắt đầu sáng tác thơ
  • Vị trí đoạn thơ: Đoạn thơ nằm ở khổ 6 và 7 của bài thơ,xoay quanh cảm xúc và nỗi nhớ của cháu đối với bà

b. Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ

Bài thơ có sự vận động của mạch thơ, mạch cảm xúc từ cụ thể tới khái quát, từ tả thực tới biểu tượng, từ cảm xúc tới suy ngẫm

Sự vận động của cảm xúc theo thời gian:

– Tác giả suy ngẫm chiêm nghiệm về cuộc đời bà

  • Bếp lửa gắn với hình ảnh người bà, bà và bếp lửa là hai hình tượng xuyên suốt bài thơ
  • Bếp lửa trở thành biểu tượng trọn vẹn, nghĩa tình về người bà – hình ảnh điển hình cho người phụ nữ Việt Nam có nhiều phẩm chất đáng quý
  • Người bà tần tảo, giàu đức hi sinh, suốt cả cuộc đời “lận đận” “mưa nắng” vẫn luôn sáng lên tình yêu thương
  • Điệp từ “nhóm” được nhắc đi nhắc lại tới bốn lần với nhiều ý nghĩa khác nhau: ngoài nghĩa gốc thể hiện hành động nhóm lửa làm cho lửa bén, cháy thì còn mang nghĩa ẩn dụ là sự nhóm dậy, truyền yêu thương, những giá trị tốt đẹp, kí ức đẹp trong lòng đứa cháu

→ Hình ảnh bếp lửa giản dị, đơn sơ mang ý nghĩa trở thành ngọn lửa trong tim ẩn chứa sức sống và niềm hi vọng bất diệt

– Sự yêu thương, trân trọng và biết ơn của người cháu được thể hiện xúc động qua câu thơ: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – Bếp lửa!”

+ Hình ảnh bếp lửa từ thực đã được nâng lên trở thành biểu tượng của ý chí, tình yêu thương

– Khi đi xa, nỗi nhớ về bà và bếp lửa vẫn khôn nguôi trong lòng người cháu

  • Khổ thơ cuối là lời tự bạch của cháu khi trưởng thành, tác giả làm nổi bật sức mạnh mang tính nguồn cội
  • Người cháu dù đi xa nhưng vẫn khôn nguôi nhớ về bà, nhớ về bếp lửa, quê hương… đó cũng chính là đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc
  • Bài thơ khép lại bằng câu hỏi tu từ có ý nghĩa mở ra những khắc khoải, thường trực trong lòng người cháu về tình cảm, nỗi nhớ bà và quê hương

3. Kết bài

  • Với giọng điệu sâu lắng, ngôn ngữ biểu cảm, kết hợp với miêu tả và tự sự, đoạn thơ thể hiện sâu sắc tình cảm bà cháu thiêng liêng, đẹp đẽ
  • Tình yêu thương, lòng biết ơn đối với bà chính là một biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương, đất nước

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Đắk Lắk năm 2022 – 2023

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Đăk Lăk năm 2022

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Đăk Lăk năm 2022

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button