Đáp án Câu hỏi hội thi công ước Luật biển đảo Việt Nam chi tiết sẽ được các thầy cô trong trường Mầm Non Ánh Dương chia sẻ đến mọi người ngay sau đây.
Nội dung bài viết được chia làm 2 phần. Hy vọng sẽ là tài liệu quý đối với độc giả.
This post: Đáp án Câu hỏi hội thi công ước Luật biển Việt Nam
Phần 1: Đáp án câu hỏi thi trực tuyến về tìm hiểu các quy định của công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (công ước Luật biển năm 1982) và luật biển Việt Nam năm 2012.
Phần 2: Đáp án cuộc thi tìm hiểu Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam với chủ đề “Biển, đảo Tổ quốc và chiến sỹ Hải Quân”.
Đáp án câu hỏi thi trực tuyến về tìm hiểu các quy định của công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (công ước Luật biển năm 1982) và luật biển Việt Nam năm 2012
CÂU HỎI THI TRỰC TUYẾN VỀ TÌM HIỂU CÁC QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN NĂM 1982 (CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN NĂM 1982) VÀ LUẬT BIỂN VIỆT NAM NĂM 2012
Tải file Word Luật Biển 2012
Câu 1. Theo Công ước về Luật biển năm 1982, vùng biển nào tiếp liền với nội thủy, nằm phía ngoài đường cơ sở và có chiều rộng không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước?
A. Nội thủy
B. Lãnh hải
C. Vùng Tiếp giáp Lãnh hải
D. Thềm lục địa.
Đáp án: B (Điều 3 Công ước về Luật biển năm 1982)
Câu 2. Theo Công ước về Luật biển năm 1982, vùng nào nằm phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, không được mở rộng quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải?
A. Vùng tiếp giáp lãnh hải
B. Vùng biển quốc tế
C. Vùng đặc quyền kinh tế
D. Thềm lục địa
Đáp án: C (Điều 55 và Điều 57 Công ước Luật biển năm 1982)
Câu 3. Theo Công ước Luật biển năm 1982, vùng biển nào thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển?
A. Vùng biển quốc tế
B. Vùng đặc quyền kinh tế rộng 188 hải lý kể từ đường cơ sở
C. Thềm lục địa kéo dài 350 hải lý kể từ đường cơ sở
D. Nội thủy và Lãnh hải
Đáp án D (Điều 2 Công ước Luật biển năm 1982)
Câu 4. Theo Công ước Luật biển năm 1982, quốc gia ven biển không được định ra các luật và quy định liên quan đến việc đi qua không gây hại ở trong lãnh hải của mình về vấn đề nào dưới đây?
A. An toàn hàng hải và điều phối giao thông đường biển
B. Bảo vệ các đường dây cáp và ống dẫn
C. Bảo tồn tài nguyên sinh vật biển
D. Cách thiết kế, việc đóng hoặc đối với trang bị của tàu thuyền nước ngoài, nếu chúng không có ảnh hưởng gì đến các quy tắc hay quy phạm quốc tế được chấp nhận chung
Đáp án D (Khoản 1, 2 Điều 21 Công ước Luật biển năm 1982)
Câu 5. Theo Công ước về Luật biển năm 1982, chủ thể nào thực hiện các quyền thuộc chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình?
A. Quốc gia ven biển
B.Quốc gia quần đảo
C. Quốc gia không có biển
D. Quốc gia là thành viên Công ước Luật biển năm 1982
Đáp án: A (Điều 77 Công ước Luật biển năm 1982)
Câu 6. Theo Luật biển Việt Nam năm 2012, trong lãnh hải Việt Nam, tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền gì?
A. Tự do đánh bắt hải sản, nghiên cứu và đo đạc thủy văn
B. Quyền phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện bay lên tàu thuyền
C. Quyền đi qua không gây hại; đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền này phải thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam
D. Tổ chức diễn tập quân sự
Đáp án C (Khoản 2 Điều 12 Luật biển Việt Nam năm 2012)
Câu 7. Theo Luật biển Việt Nam năm 2012, chủ thể nào có quyền tài phán đối với các đảo nhân tạo và thiết bị, công trình trên biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam?
A. Quốc gia lắp đặt đảo nhân tạo, công trình thiết bị
B. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
C. Không thuộc quyền tài phán của quốc gia nào.
D. Quốc gia mà trên đảo, thiết bị, công trình mang cờ
Đáp án B (khoản 2 Điều 34 Luật biển Việt Nam năm 2012)
Câu 8. Theo Luật Biển Việt Nam năm 2012, Nhà nước không ưu tiên tập trung phát triển ngành kinh tế biển nào?
A. Xuất khẩu, nhập khẩu hải sản
B. Du lịch biển và kinh tế đảo
C. Khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản
D. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực biển
Đáp án: A (Khoản 3, 4 và 6 Điều 43 Luật Biển Việt Nam năm 2012)
Câu 9. Lực lượng cảnh sát biển của quốc gia A khi tuần tra trong lãnh hải của mình đã phát hiện tàu thương mại treo cờ của quốc gia B có hành vi buôn bán ma túy. Theo Công ước Luật biển năm 1982, thẩm quyền tài phán đối với hành vi buôn bán ma túy của tàu thương mại treo cờ của quốc gia B thuộc về quốc gia nào?
A. Quốc gia A (là quốc gia ven biển)
B. Quốc gia B (là quốc gia mà tàu mang cờ)
C. Cả quốc gia A và B
D. Không thuộc quyền tài phán của quốc gia nào.
Đáp án: A (Điều 27 Công ước Luật biển năm 1982).
Đáp án Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam với chủ đề “Biển, đảo Tổ quốc và chiến sỹ Hải Quân”.
Câu 1: Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 thì vùng biển Việt Nam được hiểu:
Đáp án: C. Vùng biển Việt Nam bao gồm: Đường cơ sở; nội thủy; lãnh hải; vùng tiếp giáp lãnh hải; vùng đặc quyền kinh tế; thềm lục địa thuộc chủ quyền; đảo, quần đảo.
Câu 2: Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 “Vùng đặc quyền kinh tế” là vùng biển phía ngoài lãnh thổ và tiếp liền với lãnh hải, tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam có chiều rộng là bao nhiêu hải lý?
Đáp án: C. Là 200 hải lý
Câu 3: Các đảo trên quần đảo Trường Sa Việt Nam được giải phóng hoàn toàn ngày tháng năm nào?
Đáp án: A. Ngày 29/4/1975
Câu 4: Hiện nay trên quần đảo Trường Sa Việt Nam đang thực hiện chủ quyền, đóng quân trên bao nhiêu đảo và điểm đảo.
Đáp án: A. Việt Nam thực hiện chủ quyền trên 21 đảo và 33 điểm đóng quân
Câu 5: Hải quân nhân dân Việt Nam được thành lập ngày, tháng, năm nào? Ở đâu?
Đáp án: B. Ngày 7/5/1955, tại số 87 Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Câu 6: Hiện nay Hải quân nhân dân Việt Nam có những thành phần lực lượng binh chủng chủ yếu nào?
Đáp án: C. Có 5 lực lượng binh chủng: (Tàu mặt nước, Tàu Ngầm, Hải quân Đánh bộ, Pháo binh – Tên lửa bờ, Không quân Hải quân)
Câu 7: Ai là Tư lệnh đầu tiên của Quân chủng Hải quân? Tư lệnh, Chính ủy hiện nay của Quân chủng Hải quân là ai?
* Tư lệnh đầu tiên của Quân chủng Hải quân:
B. Đại tá Nguyễn Bá Phát.
* Tư lệnh, Chính ủy hiện nay của Quân chủng Hải quân:
C. Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Chuẩn Đô đốc Đinh Gia Thật
Câu 8: Những chiến công tiêu biểu của Hải quân nhân dân Việt Nam từ khi thành lập đến nay?
Đáp án: C. Tám chiến công:
Câu 9: Bác Hồ đã để lại cho bộ đội Hải quân một kỷ vật vô giá gắn liền với hình ảnh Người chiến sỹ Hải quân, đó là kỷ vật gì?
Đáp án: B. Bức ảnh “Bác Hồ đội mũ Hải quân”cùng chiếc mũ Hải quân Bác đội.
Câu 10: Hãy trình bày cảm nghĩ của mình về biển, đảo Việt Nam và chiến sỹ Hải quân (bằng văn xuôi) không quá 2000 từ, (bằng Video Clip) không quá 5 phút?
Bài làm tham khảo:
Hoàng Sa, Trường Sa luôn ngự trị trong trái tim tôi. Đó là mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc – nơi đầu sóng ngọn gió, nơi có cột mốc chủ quyền, nơi lá cờ Tổ quốc luôn tung bay.
Tuy không gặp mặt cũng chẳng biết tên các anh, nhưng tôi biết, ở nơi ấy, các anh đang ngày đêm chiến đấu để những người dân chúng tôi có cuộc sống bình yên.
Tôi đã khóc, không cầm được nước mắt khi được chứng kiến những hình ảnh chiến đấu dũng cảm của các chiến sĩ cảnh sát biển, kiểm ngư và bà con ngư dân.
Từ xưa đến nay, bao nhiêu liệt sĩ đã ngã xuống để cố giữ cho bằng được lá cờ Tổ quốc trên đảo, bao nhiêu chiến sĩ đã hy sinh trong quá trình xây dựng đảo để khẳng định chủ quyền Việt Nam. Quá khứ bi tráng, có dùng vô vàn lời lẽ vàng ngọc cũng không thể tả hết được lòng dũng cảm và niềm thương tiếc vô hạn. Mỗi một đồng chí ra đi, hàng triệu đồng bào rơi lệ.
từ thuở bé thơ tôi đã biết đến Trường Sa qua những cuốn sách của ông, qua bài học địa lý các thầy cô đã dạy. Tôi có một người bạn có cha là chiến sĩ Trường Sa. Thấy bạn ngày đêm mong ngóng thư từ đảo gửi về, tâm hồn non nớt của tôi đã bắt đầu hiểu về sự xa cách chia ly ấy.
Một hôm, bạn khóc khi đọc lá thư, tôi lo lắng hỏi cha bạn ra sao, bạn bảo cha vẫn ổn, nhưng một chú đồng đội đã hy sinh. Lúc ấy nhìn vào đôi mắt bạn, tôi hiểu thế nào là nỗi đau mất người thân. Thêm một lần nữa đất của Tổ quốc lại nhuốm máu một người chiến sĩ.
Lớn thêm chút nữa, tôi dần hiểu thêm cuộc sống gian khổ của các anh lính đảo. Nơi ấy thời tiết khắc nghiệt, bão táp bủa vây. Ngôi nhà giàn của các anh luôn chao đảo trước sức mạnh khủng khiếp của thiên nhiên. Nhưng giống như một cây dừa nhỏ nhoi, chênh vênh giữa trùng khơi nhưng vô cùng kiên định, vững chắc, bão giông không đốn ngã. Trong gang tấc giữa cái sống và cái chết, các anh vẫn một lòng chắc tay súng, vẫn một lòng trung thành vô hạn với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; các anh vẫn bám trụ đến cùng, dẫu có hy sinh cũng vẫn mỉm cười.
Người lính như các anh cũng có gia đình, có vợ con, có bạn bè. Có chiến sĩ, vợ ốm nặng, phải cấp cứu ở bệnh viện. Anh gạt nước mắt, bình tĩnh, tự đấu tranh tư tưởng, vẫn thực thi nhiệm vụ ở ngoài khơi và gọi điện nhờ bà con làng xóm trong đất liền giúp đỡ. May mắn, cơn hoạn nạn đã qua, và anh lại xúc động một lòng phục vụ đất nước. Có những người lính rất bản lĩnh, không tiếc thân mình chống đỡ với bão tố để bảo vệ nhà giàn, bảo vệ cột trụ của tổ quốc.ong lúc này, khi những người dân ở đất liền chúng tôi đang yên ổn, hạnh phúc cùng gia đình đón mừng năm mới thì các chiến sĩ cảnh sát biển, kiểm ngư và bà con ngư dân đang trụ lại ngoài khơi xa chiến đấu dù mang trong lòng niềm nhớ nhung gia đình da diết. Nhưng chúng tôi không một ai quên các anh. Giờ nghĩ lại mới thấy nhiều lúc tôi chỉ biết than vãn một cách ích kỷ, nhưng những nỗi khổ đó có đáng gì so với các anh. Hạnh phúc, bình yên mà chúng tôi đang được hưởng, cũng là do mồ hôi xương máu của các anh đem lại.
Càng hiểu về các chiến sĩ, kiểm ngư và bà con ngư dân, càng thêm yêu biển hơn, yêu Tổ quốc hơn. Cuộc sống của họ hòa vào màu thiên thanh của trời, màu thăm thẳm của đại dương bao la. Nơi ấy mưa gió bão táp có thể bủa vây bất cứ lúc nào, những con tàu thường xuyên chao đảo giữa sức mạnh của thiên nhiên nhưng anh em ngư dân đâu hề nao núng, vẫn một lòng thức đêm trực ngày, một lòng sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng.
Mở vội máy tính, tôi tìm thấy tên các anh, những liệt sĩ đã hy sinh giữa biển khơi. Đó là anh Trần Văn Phương, Chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma, đã không lùi bước trước quân thù và hy sinh anh dũng. Đó là bạn Quách Hoàng Lâm, sinh năm 1984 chỉ bằng tuổi tôi nhưng đã hy sinh khi mới 22 tuổi.
Đó là anh Vương Viết Mão hy sinh khi xây dựng đảo. Đó là anh Nguyễn Văn Thi đã hy sinh thân mình để cứu chiếc xuồng quý giá của đồng đội. Các bạn, các anh ơi, có lời nào có thể nói hết lòng tiếc thương vô hạn với các anh đây? Xưa nay bao chiến sĩ đã ngã xuống đề giải phóng đất nước, bây giờ đến các anh ngã xuống để giữ từng tấc đất giữa biển khơi. Vàng bạc châu báu dù nhiều đến tột cùng cũng đâu thể sánh bằng tấc đất các anh đã dùng máu để bảo vệ đó!
Ngày nay, trong thời bình, những người lính Trường Sa, những người cảnh sát biển các anh luôn nêu cao truyền thống anh hùng, ngày đêm cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu. Tuy xa cách nhưng lòng lại luôn bên nhau, vì các anh đã nói: “Hãy tin tưởng vào chúng tôi, dù khó khăn, gian khổ đến đâu chúng tôi vẫn vững lòng bảo vệ biển đảo quê hương.”
Đó là lời hứa từ trái tim của các anh. Chúng tôi biết, để giữ được lời hứa đó, có thể các anh sẽ phải đổi bằng chính thân thể đó, chính mạng sống đó. Và chúng tôi cũng biết, dù phải đổi bằng tất cả tính mạng, các anh vẫn sẽ đổi.
Xin gửi tới các anh, từ trái tim chúng tôi – những người dân của đất liền, tấm lòng biết ơn sâu sắc. Các anh là niềm hy vọng, niềm tin yêu vô bờ bến của cả dân tộc. Dẫu mai này vật đổi sao dời, dẫu cho cuộc sống của chúng tôi kết thúc, thì những hình ảnh thiêng liêng nhưng gần gũi, và sự anh dũng của các anh sẽ được truyền lại cho thế hệ sau, để linh hồn của các liệt sĩ mãi mãi không tan thành hư vô trong dòng chảy thời gian vô tận.
Cuối cùng, tôi muốn nêu ra một thông điệp kêu gọi mọi người, bất kể dân tộc, tuổi tác, giới tính, tôn giáo, hãy cùng nhau hình thành một khái niệm mới là “Văn hóa bảo vệ biển đảo”, hãy làm nó lan tỏa trong cộng đồng và cho cả bạn bè thế giới.
Đăng bởi : Mầm Non Ánh Dương
Chuyên mục : Tổng hợp
Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Tổng Hợp