Giáo dục

Dàn ý thuyết minh về con cá chép

dan y thuyet minh ve con ca chep

Dàn ý thuyết minh về con cá chép
 

This post: Dàn ý thuyết minh về con cá chép

I. Dàn ý thuyết minh về con cá chép (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu về cá chép: Loài cá nước ngọt phổ biến được sử dụng làm thực phẩm hàng ngày trong bữa cơm của người Việt.

2. Thân bài

– Nguồn gốc: Cá chép có nguồn gốc ở châu u và châu Á, hiện đã sinh sống tại tất cả các môi trường trên thế giới.
– Cấu tạo:
+ Thường có màu vàng, đen, màu sắc sẫm dần về phía vây lưng.
+ Thân cá chép thon dài, hẹp ở hai phần đầu và đuôi.
+ Vảy cá xếp sát nhau tạo thành lớp bảo vệ cho cá khỏi va xước khi di chuyển.
+ Đầu cá chép nhỏ, mắt đối xứng hai bên cùng hệ thống giác quan gồm mũi, miệng và râu.
+ Mang cá áp sát thân, là cơ quan hô hấp để cá thở được dưới môi trường nước.
+ Lớp vây bám dọc thân, cá chép có hai vây nhỏ sát mang giúp di chuyển dễ dàng.
+ Đuôi cá hình rẻ quạt, chia đôi đối xứng có chức năng giữ thăng bằng, giúp cá bơi đúng hướng.

– Trong quá trình bơi, cá chép uốn mình, hai thùy vây đuôi uốn thành hình số tám, đưa thân cá tiến lên phía trước. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa vây đuôi, vây lưng và và đôi vây ngực khiến cá chép di chuyển nhanh chóng, dễ dàng.
– Tập tính: Cá chép thường ăn những thực vật mềm như rong, rêu, thích sống thành bầy để cùng nhau kiếm ăn.
– Cá chép sinh sản theo mùa, mỗi ổ trứng cá sinh sản được từ ba đến bốn nghìn cá thể cá con. Số lượng cá chép mỗi mùa rất lớn, mang đến nguồn lợi kinh tế cao cho người chăn nuôi.

– Vai trò:
+ Thực phẩm bổ dưỡng
+ Vị thuốc trong y học
– Về mặt văn hóa, tinh thần:
+ Cá chép theo quan niệm dân gian được cho là con vật gắn với biểu tượng sức khỏe dồi dào, trường thọ.
→ Truyền thuyết “cá chép hóa rồng” dùng để nhắc đến sự thi cử đỗ đạt của học trò, sự thành công trong làm ăn, buôn bán.
+ Cá chép cũng được chọn làm con vật linh, dùng để phóng sinh khi đi chùa chiền, lễ Phật.

3. Kết bài

Cá chép là loài động vật gần gũi, thân thuộc với người Việt Nam. Để đảm bảo chất lượng và số lượng cá chép, cần bảo tồn, nuôi trồng có kế hoạch, khai thác hợp lý, điều độ để cá chép có điều kiện và khả năng sinh sản tốt, phục vụ nhu cầu con người.
 

II. Bài văn mẫu thuyết minh về con cá chép (Chuẩn)

Cá chép, một loại cá quen thuộc, gắn bó với đời sống nhân dân ta từ xưa đến nay trên phương diện kinh tế và quan niệm tâm linh. Với vị trí địa lí gần biển, nhiều sông hồ, cá chép đã và đang trở thành nguồn lợi lớn cho người nông dân nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản tại nước ta.

Cá chép có nguồn gốc ở châu u và châu Á, hiện đã có mặt ở hầu hết các ao hồ trên thế giới. Chiều dài tối đa của cá chép có thể lên đến 1,2 mét và nặng tối đa 37,3kg. Cá chép nước mặn thường có xu hướng nhỏ và nhẹ hơn cá nước ngọt. Ở Nhật, cá chép còn có giống cá Koi, loại cá chép có màu sắc sặc sỡ, được nuôi làm cảnh.

Cá chép thường có màu vàng, đen, màu sắc sẫm dần về phía vây lưng. Thân cá chép thon dài, hẹp ở hai phần đầu và đuôi. Vảy cá xếp sát nhau tạo thành lớp bảo vệ cho cá khỏi va xước khi di chuyển. Đầu cá chép nhỏ, mắt đối xứng hai bên cùng hệ thống giác quan gồm mũi, miệng và râu. Mang cá áp sát thân, là cơ quan hô hấp để cá thở được dưới môi trường nước. Ngoài lớp vây bám dọc thân, cá chép có hai vây nhỏ sát mang giúp di chuyển dễ dàng. Đuôi cá hình rẻ quạt, chia đôi đối xứng có chức năng giữ thăng bằng, giúp cá bơi đúng hướng…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Thuyết minh về con cá chép tại đây.

————————HẾT—————————–

Chắc hẳn với dàn ý Thuyết minh về con cá chép trên đây, các em học sinh đã dễ dàng hơn trong việc viết bài văn hoàn chỉnh cho đề văn này. Em cũng có thể tham khảo thêm một số bài văn hay lớp 8 khác mà chúng tôi đã tổng hợp được: Thuyết minh về con vịt, Thuyết minh về con thỏ, Thuyết minh về con lợn, Thuyết minh về con mèo;…

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button