Dàn ý phân tích tâm trạng của nhân vật Liên trong truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam
This post: Dàn ý phân tích tâm trạng của nhân vật Liên trong truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam
I. Dàn ý phân tích tâm trạng của nhân vật Liên trong truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam (Chuẩn)
1. Mở bài
– Thạch Lam có biệt tài trong việc miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật, ông không tả một cái gì trực tiếp mà thường qua những chi tiết, những hành động và lời nói của nhân vật và phác họa nên một tâm hồn phong phú, độc đáo.
– Nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ là một điển hình của nghệ thuật ấy, bức tranh tâm hồn và tâm trạng của Liên đã được bộc lộ một cách thật tinh tế và sâu sắc.
2. Thân bài:
* Tâm trạng của Liên trước cảnh ngày tàn:
– Cảm thấy lòng buồn man mác trước cảnh chiều tàn, bóng tối dần phủ lên trên tất cả.
– Ngửi thấy mùi âm ẩm bốc lên nhưng lại cảm thấy quen thuộc, gần gũi và yêu thương.
* Tâm trạng của Liên trước những mảnh đời tàn:
– Những đứa trẻ bới rác: Xót thương, tội nghiệp, bất lực vì không thể giúp đỡ.
– Mẹ con chị Tí: Yêu thương, quan tâm, ân cần, ái ngại, thương cảm trước gia cảnh bần hàn, cơ cực.
– Cụ Thi: Thông cảm, thấu hiểu nhưng vẫn có chút sợ sệt.
* Tâm trạng của Liên trong lúc đợi chuyến tàu đêm:
– Hồi tưởng về những ký ức đẹp đẽ của thuở ấu thơ, lúc gia đình còn khá giả, nhớ mãi ánh đèn điện của Hà Nội.
– Trước cảnh tịch mịch, ánh sáng chập chờn, âm thanh rời rạc, thưa thớt Liên luôn có một cảm giác mơ hồ khó hiểu.
– Tâm trạng chờ mong chuyến tàu đêm từ Hà Nội về => Chuyến tàu mang theo ánh sáng, hy vọng và ước mơ đổi đời.
– Sự hụt hẫng khi chuyến tàu mất hút giữa đêm tối, Liên lặng lẽ quay trở lại thực tại tàn khốc, cuộc sống vẫn bế tắc và tối tăm.
3. Kết bài
– Bức tranh tâm trạng của Liên ngoài việc bộc lộ nghệ thuật xây dựng nhân vật tinh tế và tài tình của Thạch Lam, nó còn khiến độc giả phải nhận ra một thông điệp thật ý nghĩa về cuộc sống mà Thạch Lam muốn truyền đạt trong tác phẩm Hai đứa trẻ.
II. Bài văn mẫu Phân tích tâm trạng của nhân vật Liên trong truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam (Chuẩn)
Thạch Lam được mệnh danh là một trong những cây bút lãng mạn xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Với lối viết giản dị, giàu cảm xúc những tác phẩm của ông đã để lại nhiều suy tư trong lòng người đọc. “Hai đứa trẻ” là một trong những tác phẩm như vậy. Với lối viết bình dị, tâm tình cùng nhiều cung bậc cảm xúc, Thạch Lam đã tạo ra một cô bé Liên với nhiều suy tư, ẩn chứa nhiều ý nghĩa.
“Hai đứa trẻ” được đánh giá là một tác phẩm lạ bởi chất trữ tình đã khiến một tác phẩm truyện lại như không phải là truyện. Câu chuyện là mảnh ghép của những lát cắt của một buổi chiều tà nơi phố huyện nghèo nàn. Bước ra từ tác phẩm là hình ảnh của kiếp người khác nhau trong cái nơi tù túng, đói khổ đó. Ngần ấy con người, mỗi người một công việc, một số phận, một câu chuyện nhưng họ cùng có một điểm chung là cuộc sống hằng ngày quanh quẩn bên cái đói, cái nghèo. Và tất cả đều chỉ quan tâm đến miếng cơm manh áo nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là hình ảnh Liên với những khát vọng và mơ ước đẹp đẽ…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích tâm trạng của nhân vật Liên trong truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam tại đây.
——————-HẾT———————-
Hai đứa trẻ là truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Thạch Lam, để hoàn thiện bài phân tích, cảm nhận truyện ngắn Hai đứa trẻ đặc sắc, hấp dẫn, bên cạnh bài Dàn ý phân tích tâm trạng của nhân vật Liên trong truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam, các em học sinh có thể tham khảo thêm một số dàn ý thuộc Bài văn hay lớp 11 như: Phân tích chất lãng mạn trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam, Phân tích tâm trạng của nhân vật Liên trong truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam, Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong Hai đứa trẻ, Phân tích cảnh đợi tàu của hai chị em Liên trong Hai đứa trẻ.
Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục