Giáo dục

Dàn ý phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm

dan y phạn tich bai tho tong biet hanh cua tham tam

Dàn ý Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm
 

This post: Dàn ý phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm

I. Dàn ý Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khái quát nội dung của bài thơ.

2. Thân bài

– Tâm trạng của người ra đi, kẻ tiễn (khổ 1)
+ Không gian: không đò, không sông. Thời gian: buổi chiều
+ Hoàn cảnh: tiễn đưa “đưa người”
+ Nỗi lòng người đưa tiễn- “sóng trong lòng”, nỗi buồn dấu kín
+ Các biện pháp nghệ thuật: điệp từ “đưa người”, câu hỏi tu từ “sao có…?”, tương phản “có- không”, ẩn dụ “tiếng sóng”, “bóng hoàng hôn”=> nỗi buồn, lo lắng.. của cả người đưa tiễn và cả người ra đi

– Hình ảnh nhân vật ly khách (khổ 2)
+ Người ra đi mang dáng dấp của một đấng trượng phu
+ Thái độ : quyết tâm ra đi, không bao giờ về, mẹ già đừng mong=> một thái độ kiên quyết, dứt khoát gạt tình ra một bên để đi theo nghĩa lớn là bảo vệ Tổ quốc.
+ Nhưng đằng sau thái độ ấy, sâu thẳm trong lòng vẫn là nỗi day dứt, nỗi buồn của ly khách.
+ Nghệ thuật: điệp từ, số từ, giọng văn cứng cỏi, các từ khẳng định

– Hoàn cảnh gia đình (khổ 3,4)
+ Mẹ già, hai chị muộn màng, em thơ
+ Mọi người níu kéo : “dòng lệ suốt”, “khăn tay”
=> Cảnh tiễn đưa đau đớn của người thân, cùng với đó là nỗi lòng của kẻ ra đi, nhưng vẫn không thể níu kéo ở lại được, quyết ra đi vì chí lớn

– Sự lựa chọn cuối cùng đầy đau đớn (khổ 5)
+ Người đi bàng hoàng vì đã rời đi “ừ nhỉ”
+ Điệp ngữ “coi như” thể hiện sự giằng xé, xót xa
+ Giọng thơ dứt khoát: vì chí lớn đã ra đi, nhưng sâu trong đó vẫn là nỗi buồn của sự chia ly.
+ Nội dung, nghệ thuật: Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật( điệp từ, ẩn dụ, câu hỏi tu từ..) để làm nổi bật lên nội dung, cảnh chia tay đầy đau buồn của người đưa tiễn và thái độ dứt khoát của kẻ ra đi.

3. Kết bài

Khái quát lại nội dung, mở rộng, liên hệ.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm (Chuẩn)

“Áo chàm chia buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”

Những cuộc chia ly đầy lưu luyến luôn là cảm hứng của các nhà thơ, đặc biệt là trong thời kỳ kháng chiến của dân tộc. Hai câu thơ trên trong bài Việt Bắc của Tố Hữu là cảnh chia tay đầy xúc động giữa cán bộ và người dân, ta còn bắt gặp cảnh chia tay đầy dứt khoát của kẻ đi qua bài thơ “Tống biệt hành” của Thâm Tâm. Thâm Tâm viết bài thơ “Tống biệt hành” vào năm 1940, để tiễn đưa một người bạn lên chiến khu Việt Bắc…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm tại đây.

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button