Giáo dục

Dàn ý cảm nhận tác phẩm Số phận con người của Sô-lô-khốp

Dàn ý cảm nhận về truyện ngắn Số phận con người (Sô-lô-khốp)

I. Mở bài

– Sô-lô-khốp là nhà văn nổi tiếng người Nga từng đạt được rất nhiều thành tựu văn học to lớn, trong đó có giải thưởng Nô ben văn học năm 1965. Các tác phẩm của ông đã để lại nhiều cảm xúc sâu sắc trong lòng người đọc.

This post: Dàn ý cảm nhận tác phẩm Số phận con người của Sô-lô-khốp

– Truyện ngắn Số phận con người là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông.

II. Thân bài

1. Hậu quả của chiến tranh lên số phận của Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a

* Nhân vật Xô-cô-lốp

– Hoàn cảnh: chịu trăm ngàn cay đắng:

+ Bị thương bị hành hạ.

+ Vợ con gái chết bom.

+ Con trai tử trận.

– Tâm trạng:

+ Vỡ tung, mất hồn, rơi vào nỗi đau cùng cực.

+ Sống như người lao động bình thường.

+ Tìm đến rượu để giảm và quên hết nỗi đau bế tắc.

+ Những giọt nước mắt: nỗi đau không thể diễn tả bằng lời.

* Bé Va-ni-a

– Nạn nhân chiến tranh: Lang thang, rách rưới, nhặt nhạnh kiếm ăn nơi hàng quán, bạ đâu ngủ đó.

– Cha chết trận, mẹ chết bom, không quê hương, không người thân thích.

⇒ Sự thật khốc liệt của chiến tranh và nỗi đau cùng cực của những thân phận con người.

2. Cuộc sống của Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a sau khi gặp nhau

* Cuộc gặp gỡ giữa Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a

– Địa điểm: Tại quán giải khát→ tình cờ.

– Ấn tượng: Đôi mắt → nhớ→ thích→ mong gặp

– Đồng cảm:

+ Anh biết được bé Va- ni- a mồ côi, cha mẹ đều đã chết dưới bom đạn chiến tranh, không còn bà con thân thích.

+ Cảm thương cho tình cảnh của chú bé, anh lập tức quyết định nhận bé làm con nuôi -> một quyết định xuất phát từ tình yêu thương thật sự.

* Diễn biến tâm trạng của Xô-cô-lốp và Va-ni-a sau khi nhận làm cha con

– Bé Vania

+ Khi được Xô-cô-lốp nhận làm con, Va- ni- a vô cùng sung sướng và xúc động: “Nhảy chồm lên cổ tôi, hôn vào má, vào môi, vào trán”; “Nó áp sát vào người tôi, toàn thân cứ run lên như ngọn cỏ trước gió”.

+ Cậu vô cùng vui vẻ, hồn nhiên, gắn bó, quyến luyến chẳng rời người bố: Áp sát vào người, ôm chặt lấy cổ, áp chặt má; Bố đi vắng thì “khóc suốt từ sáng đến tối”.

– Xô-cô-lốp

+ Tâm hồn nhẹ nhõm và sung sướng.

+ Hai mắt thì mờ đi, người run lên, tay chân thì run lấy bẩy →Xúc động đến nghẹn ngào.

+ Cảm thấy được hồi sinh: anh thấy mọi thứ như bắt đầu “trở nên êm dịu hơn”.

+ Khi đưa đứa con trai mới nhận về nhà, cả hai vợ chồng người bạn anh đề rất vui: “Bà chủ múc súp bắp cải vào đĩa cho nó, rồi đứng nhìn nó ăn ngấu nghiến mà nước mắt ròng ròng”

+ Đó là tiếng khóc thương cho hoàn cảnh tội nghiệp của chú bé.

+ Là cả tiếng khóc thương cho cả Xô-cô-lốp.

+ Là tiếng khóc cảm phục trước lòng tốt của Xô-cô-lốp.

+ Là tiếng khóc tự thương cho hoàn cảnh của bà.

+ Điểm nhìn của tác giả và nhân vật Xô – cô -lốp hoàn toàn trùng khớp nhau.

+ Cần phải tổ chức cuộc sống như thế nào để trẻ em được sung sướng, hạnh phúc; phải chăm sóc cho bao đứa trẻ bất hạnh vì chiến tranh.

* Cuộc sống đời thường của hai cha con

– Sô-lô-khốp là nhà văn hiện thực nghiêm khắc, ông không tô hồng cuộc sống khó khăn mà Xô-cô-lốp phải vượt qua:

+ Trong việc chăm sóc cho bé Va-ni-a

+ Rủi ro trong công việc: Xe anh quẹt nhẹ phải con bò nhưng anh bị tước bằng, bị mất việc, phải đi phiêu bạt để kiếm sống.

+ Thể chất anh cũng dần yếu đi.

– Nỗi đau ám ảnh anh không dứt: “hầu như đêm nào … cũng chiêm bao thấy nhưng người thân quá cố”, đêm nào thức giấc gối “cũng ướt đẫm nước mắt”

– Anh đã và đang gánh chịu những nỗi đau không gì bù đắp nỗi, thời gian cũng không xoa dịu được vết thương lòng.

– Anh đã cứng cỏi nuốt thầm giọt lệ để cho bé Va-ni-a không phải khóc.

– Sức mạnh vượt qua khó khăn:

+ Nhờ vào tấm lòng nhân hậu

+ Bản lĩnh kiên cường và lòng dũng cảm

⇒ Tiêu biểu cho số phận và vẻ đẹp tâm hồn nước Nga.

* Thái độ của người kể chuyện

– Thái độ của người trần thuật là đồng cảnh và tin tưởng.

– Đoàn kết tác phẩm là lời nhắc nhở, kêu gọi sự quan tâm, trách nhiệm của toàn xã hội đối với mỗi số phận cá nhân.

III. Kết bài

– Nhan đề trong tác phẩm cũng đã thể hiện mạnh mẽ được những điều đó, qua cách nhìn mới mẻ của tác giả, ông đã nêu lên hiện thực của chiến tranh, nó thật tàn khốc, và cướp đi cuộc sống bình lặng của con người.

– Trong tác phẩm, giá trị của nó để lại cho người đọc nhiều cảm xúc,

– Tác phẩm đã để lại cho người đọc nhiều cảm xúc, đó là sự tàn khốc và đau đớn và chiến tranh đã gây nên cho con người, con người có thể hiểu biết và có cái nhìn nhận về chiến tranh, chiến tranh cướp đi cuộc sống của con người.

Bài mẫu tham khảo cảm nhận về truyện ngắn Số phận con người

Mi-khai-in Sô-lô-khốp (1905 – 1984), nhà văn Nga được Giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1965 và được coi là một trong số các nhà văn lớn nhất thế giới thế kỉ XX. Ông để lại số lượng tác phẩm đồ sộ, những bộ tiểu thuyết lớn và những truyện ngắn hay với cái nhìn chân thực về cuộc sống và chiến tranh. Số phận con người được sáng tác dưới sự chỉ đạo của Đảng cộng sản Liên Xô, khôi phục tinh thần dân chủ, chống sùng bái cá nhân và trong xu thế quan tâm đến số phận con người sau chiến tranh.

Nhân vật chính trong truyện chính là nhân vật Xô-cô-lốp. Anh là một người rơi vào bi kịch sau khi chiến tranh kết thúc. Trước đó anh phải đi lính và sau khi hòa bình thì anh không còn gì cả, người thân, nhà cửa, bạn bè không còn ai hết. Đối với anh mà nói một lòng chiến đấu vì quê hương đất nước cũng chính là bảo vệ người thân của mình vậy mà giờ đây những người thân yêu của anh đều từ bỏ anh mà đi, bom đạn kia đã cướp họ khỏi anh.

Bởi vì quá đau thương, anh không dám trở về quê hương. Mảnh đất quê hương gắn với biết bao kỉ niệm đẹp đẽ của anh và gia đình, nếu anh trở về đó, từng mảnh kí ức ùa về, có lẽ anh sẽ không thể sống nổi. Chính vì vậy Xô-cô-lốp lựa chọn cách đến ở nhờ nhà bạn, đề vợi bớt nỗi đau đớn và u buồn. Tại đây anh làm nghề lái xe để mưu sinh và trong những ngày đó anh bắt đầu nghiện rượu, anh tìm đến rượu để quên đi quá khứ, chạy trốn những kí ức đeo bám anh. Nhưng anh càng chạy trốn, càng tìm đến rượu thì quá khứ càng ám ảnh anh bấy nhiêu. Sau đó Xô-cô-lốp bị mất bằng lái, anh thất nghiệp nên đã di chuyển đến một vùng đất khác để sinh sống. Những vết tích mà chiến tranh để lại đã hằn in trên đôi mắt màu tro đượm buồn của anh.

Không chỉ con người từng trải như Xô-cô-lốp mới trải qua cảm giác đau đớn ấy mà bé Va-ni-a thơ dại biết bố chết ngoài mặt trận nhưng em vẫn khắc khoải mong đợi ngày bố trở về. Niềm khắc khoải ấy hiện ra trong câu thổ lộ ngây thơ đau thương của em “Bố thân yêu của con ơi!” con biết mà! Con biết thế nào bố cũng tìm thấy con mà! Con chờ mãi mong được gặp bố. Và những kí ức thơ dại của bé Vi-ni-a thỉnh thoảng loé lên làm đau đớn cuộc sống hiện tại “Bố ơi! Cái áo bành tô bằng da của bố đâu rồi?”.

Số phận đau thương, bất hạnh đã khiến cho Xô-cô-lốp và Va-ni-a gặp nhau, bằng tình yêu thương Xô-cô-lốp đã quyết định nhận bé Va-ni-a làm con. Ngỡ rằng hạnh phúc đã thật sự trở lại, ngỡ rằng từ đây đầy ắp tiếng cười và những tiếng ríu rít như chim của bé Vania, nhưng kí ức vẫn hiện về đầy ám ảnh. Người đọc phải chứng kiến những lời nói dối, nhưng lạ thay đó lại là lời đẹp hơn trăm lần sự thật. Bởi sự đồng cảm số phận và tình thương yêu đã gắn chặt cuộc đời hai bố con, một người đang cần nén chặt nỗi đau quá khứ và một người cần được bảo đảm tương lai tốt đẹp. Vậy mà định mệnh lại trêu cợt để cho bố con Xô-cô-lôp lại tiếp tục hành trình giữa đời thường với bao thử thách đón chờ phía trước.

Số phận con người là câu chuyện kể chân thực về một con người bình thường. Nhưng cuộc sống bao dồn đẩy sóng gió đã tôi luyện cho anh một phẩm chất kiên cường, một tình thương yêu bao la. Gương mặt người đàn ông ấy đã sắt lại vì đau khổ, nhưng trái tim tổn thương ấy vẫn đập những nhịp thương yêu nồng nàn với con người. Nhà văn đã lên tiếng thay nhân vật ở cuối tác phẩm, bằng tất cả niềm xúc động sâu xa và lòng cảm phục vô hạn trước nhân cách một con người chân chính. Bức thông điệp của nhà văn giúp ta nhận ra rõ hơn chân dung của nhân dân Nga, vẻ đẹp của tâm hồn Nga và sức mạnh của con người vượt lên bao bi kịch bất hạnh. Đó là sự khẳng định tuyệt đối của nhà văn thể hiện niềm tin tưởng vào con người nhân dân và tương lai của đất nước.

Xô- cô- lốp cùng bé Va ni a chính là hiện thân của những số phận bất hạnh sau chiến tranh. Đồng thời qua tác phẩm này nhà văn kêu gọi mọi người nên có trách nhiệm với số phận của những con người như thế.

——————————————————————–

Trên đây là nội dung chi tiết của dàn ý cảm nhận tác phẩm Số phận con người của Sô-lô-khốp do Mầm Non Ánh Dương sưu tầm và biên soạn. Dựa trên những luận điểm, luận cứ chính đã nêu trong đó, kết hợp với những kiến thức đã được học và tìm hiểu trên lớp, các em hãy sắp xếp, trình bày diễn giải thành một bài văn hoàn chỉnh. Có thể tham khảo một số mẫu bài cảm nhận về truyện ngắn Số phận con người để mở rộng vốn ngôn từ và rút kinh nghiệm cách hành văn sao cho hợp lí. Chúc các em hoàn thành bài tốt và đạt điểm cao !

Tuyển tập Văn mẫu 12 hay nhất / Mầm Non Ánh Dương

[Văn mẫu 12] Lập dàn ý chi tiết đề văn phân tích cảm nhận về tác phẩm truyện ngắn Số phận con người của nhà văn Nga Sô-lô-khốp.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button