Giáo dục

Dàn ý cảm nhận bức tranh thiên nhiên giao mùa trong Sang thu

Dàn ý phân tích và cảm nhận bức tranh thiên nhiên giao mùa trong bài Sang Thu

I. Mở bài

– Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh được ra đời năm 1978 sau khi đất nước ta giải phóng được 2 năm

This post: Dàn ý cảm nhận bức tranh thiên nhiên giao mùa trong Sang thu

– Bài thơ thể hiện cảm nhận tinh tế về những biến chuyển nhẹ nhàng của khoảnh khắc giao mùa

II. Thân bài

1. Giới thiệu vài nét về bài thơ “Sang thu”

– Bài thơ rút trong tập “Từ chiến hào đến thành phố” (1991). Toàn bài gồm ba khổ thơ, diễn tả những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời, những nghĩ suy của lòng người qua những cảm nhận tinh tế, những hình ảnh đẹp và giàu sức gợi cảm.

2. Cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa

– Bức tranh thiên nhiên quê hương mang vẻ đẹp chân thực, quen thuộc, bình dị, đơn sơ nhưng dường như trở nên kết đọng hơn, bừng lên khác lạ qua các tín hiệu chuyển mùa từ mơ hồ đến rõ nét: Từ hương ổi chín đến làn sương ngoài ngõ, ngọn gió se lạnh, xa nữa là dòng sông, cánh chim, áng mây… Từ những hình ảnh đó, đoạn thơ đã vẽ lại hình ảnh thiên nhiên làng quê Bắc Bộ khi thu về.

– Bức tranh thiên nhiên quê hương lúc thu về được cảm nhận: Bằng nhiều giác quan (khứu giác, xúc giác, cảm giác…) nên có hương vị, đường nét, hình khối, có những chuyển biến tinh tế theo thời gian.

– Bằng sự sáng tạo nhiều hình ảnh thơ mới mẻ gợi tả được những nét đặc trưng của khoảnh khắc chớm thu (gió heo may, sương khói…, hình ảnh đám mây gợi nhiều liên tưởng).

– Bằng nghệ thuật ngôn từ chính xác, tài hoa (các từ láy, các từ ngữ gợi tả, gợi cảm) khiến cho bức tranh thu về thêm sinh động.

→ Bức tranh đó đẹp hơn bởi thấm đượm cảm xúc xao xuyến, bâng khuâng của nhà thơ trước cảnh sắc thiên nhiên quê hương trong dòng chảy thời gian.

– Bày tỏ cảm xúc, thái độ trước bức tranh thiên nhiên, đánh giá đoạn thơ và bài thơ

– Có thể so sánh với các sáng tác khác cùng đề tài để khẳng định ấn tượng, cảm xúc trước sự độc đáo của bài thơ trước một đề tài đã rất quen thuộc.

III. Kết luận

– Hình ảnh bài thơ tinh tế mang đậm vẻ “sang thu”, giàu sức biểu cảm lung linh, đa nghĩa, gợi chiều sâu suy nghĩ.

– Ngôn ngữ trong sáng giàu sắc thái biểu cảm. Cùng với các biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, sử dụng từ láy đã thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ và sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu, qua đó đã bộc lộ tình yêu thiên nhiên thiết tha, tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ.

» Tham khảo thêm:

  • Cảm nhận bức tranh thiên nhiên giao mùa trong bài Sang thu
  • Phân tích cảm hứng thu sâu sắc và tinh tế qua bài thơ Sang thu

Bài văn mẫu phân tích bức tranh giao mùa sang thu

Nếu mùa xuân là mùa hội tụ của những bàn tay nghệ sĩ tài hoa thì mùa thu bước vào thơ ca cũng tự nhiên và gần gũi. Trước đây Nguyễn Khuyến nổi tiếng với ba bài thơ thu, sau này Xuân Diệu có “Đây mùa thu tới”. Nhỏ nhẹ, khiêm nhường Hữu Thỉnh cũng góp vào cho mùa thu đất nước một góc quê hương “Sang thu”.

Với “Sang thu”, Hữu Thỉnh miêu tả bức tranh thu bằng những bước chuyển mình đầy tinh tế của vạn vật trước thời khắc giao mùa. Thời gian bao giờ cũng là quy luật và tất cả mọi thứ đều phải vận động theo quy luật ấy. Hình như các sự vật trong bài thơ cũng vậy, chuyển mình vào thu một cách đầy chủ động.

Bài thơ mở đầu bằng một phát hiện bất ngờ:

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về”

“Bỗng nhận ra hương ổi” – một trạng thái chưa hề được chuẩn bị, như là vô tình như là sửng sốt như là cơ duyên để từ đây nhà thơ có thể quan sát xuất hiện của mùa thu trong trời đất bằng tất cả giác quan và cũng chính từ góc nhìn này, hình ảnh của cả sự vật sang thu được nhà thơ đưa vào ống kính.

Mở đầu là một làn hương thật đặc biệt của mùa thu Việt Nam, hương ổi – phả vào gió buổi sớm. “Phả” – một động từ mang ý nghĩa chủ động tác động được dùng như một cách khẳng định sự xuất hiện của hơi thu trong không gian. Sự góp mặt của màn sương buổi sớm cùng với hương ổi làm con người chợt giật mình thảng thốt: Hình như thu đã về. Hai đặc điểm để cảm nhận mùa thu hương ổi, làn sương không phải là những hình ảnh đã trở nên ước lệ nữa, mà là một chi tiết thật mới mẻ, bất ngờ. Có lẽ, chỉ với Hữu Thỉnh làn hương ổi rất quen của Việt nam mà rất lạ với nhà thơ được đưa vào thơ một cách tự nhiên. Cũng từ đây, một loạt những hình ảnh quen mà lạ ấy sẽ xuất hiện để làm nên một bức tranh mùa thu đẹp đẽ và trong sáng vô vùng:

“Sóng được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu”

Toàn là những sự vật được lựa chọn để miêu tả cảnh đất trời vào thu đang ở trạng thái “ngập ngừng” nhưng sự ngập ngừng đầy chủ động. “Sông được lúc, chim bắt đầu, đám mây, vắt nửa mình” với cách diễn đạt này hình ảnh của sự vật không chỉ hiện lên ở thời điểm hiện tại mà còn dẫn người đọc liên tưởng về quá khứ của chúng, một quá khứ chưa xa “quá khứ mùa hạ” và chắc rằng, đó là một quá khứ đầy sôi nổi. Khiến cho đâu đó trong không gian dâng lên một niềm tiếc nuối:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi”

Nắng – hình ảnh cụ thể của mùa hạ – đang là hiện tại nhưng mưa mùa hạ đã trở thành quá khứ. Trạng thái này của thời tiết lại một lần nữa như khẳng định sự ngập ngừng thì thời gian vẫn bước đi vô tình của nó, và hàng cây sẽ bớt bất ngờ nếu mọi ngày vẫn xanh là thế mà giờ đây đã trở thành “hàng cây đứng tuổi”. Hàng cây đứng tuổi – hình ảnh gợi lên ở người đọc nhiều liên tưởng về tuổi tác của con người. Thời gian trôi nhanh qua cửa, cuộc đời mỗi người là một chứng nhân nhìn mùa thu đi qua. Bởi thế, nuối tiếc vẫn mãi là cảm xúc của con người trước thời gian. Tâm trạng ấy đã được nhà thơ gửi vào cảnh vật, gửi vào trạng thái của thiên nhiên nhằm khắc họa thời khắc mà mọi vật đang chuyển mình sang thu. Điều này lí giải vì sao tất cả các sự vật được khắc họa bằng hành động từ trạng thái với sắc thái nghiêng chủ động. Phải chăng những sự vật đang “sang thu” chứ không phải “đây mùa thu tới” hay “mùa đã thu rồi”.

Xưa nay mùa thu thường gắn liền hình ảnh chiếc lá vàng rụng đầy ngõ, lá khô xào xạc và ta cứ ngỡ như chỉ những sự vật ấy mới là đặc điểm của mùa thu. Nhưng đến “Sang thu” của Hữu Thỉnh, người đọc chợt nhận ra: Một làn hương ổi, một màn sương, một dòng sông, một đám mây, một tia nắng những sự vật gần gũi thế cũng làm nên những đường nét rất riêng của mùa thu Việt Nam và điều này làm nên sức hấp dẫn cho bài thơ “Sang thu”.

Sang thu” của Hữu Thỉnh đã không chỉ mang đến cho người đọc những cảm nhận mới về màu thu quê hương mà còn làm sâu sắc hơn tình cảm quê hương trong trái tim mọi người. “Sang thu” chính là một tấm gương trong để người đọc có thể nhìn thấy ở đó hình ảnh quê hương xứ sở mình, hình ảnh của tâm hồn mình. Miêu tả mùa thu bằng những bước chuyển mình của vạn vật, Hữu Thỉnh đã khuấy động một cách nhìn riêng, một lối miêu tả riêng, thoát khỏi những ước lệ để khẳng định vị trí của riêng mình trên con đường sáng tạo nghệ thuật.

/***/

Các bạn vừa tham khảo một số bài văn mẫu hay cảm nhận về bức tranh thiên nhiên giao mùa trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh. Truy cập kho tài liệu Văn mẫu 9 để cập nhật thêm nhiều bài văn hay khác giúp bạn rèn luyện kỹ năng làm văn, chuẩn bị tốt cho các bài thi và kiểm tra môn Văn. Chúc các bạn học tốt !

Dàn ý cảm nhận bức tranh thiên nhiên giao mùa trong Sang thu

 

[Văn mẫu 9] Hướng dẫn lập dàn bài chi tiết đề văn cảm nhận về bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button