Giáo dục

Cảm nhận về tình bạn giữa Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên trong bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng

Đề bài: Anh/chị hãy trình bày Cảm nhận về tình bạn giữa Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên trong bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng

cam nhan ve tinh ban giua li bach va manh hao nhien trong bai tho tai lau hoang hac tong manh hao nhien chi quang lang

This post: Cảm nhận về tình bạn giữa Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên trong bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng

Cảm nhận về tình bạn giữa Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên trong bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng

I. Dàn ý Cảm nhận về tình bạn giữa Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên trong bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng

1. Mở bài

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm
– Giới thiệu tình bạn bè thắm thiết giữa Lý Bạch và Mạnh Hạo Nhiên.

2. Thân bài

* Hai câu thơ đầu: Hoàn cảnh chia tay
– Người đi: Mạnh Hạo Nhiên, người ở lại: Lý Bạch
– Thời gian: Tháng 3 mùa hoa khói, mùa xuân
– Địa điểm: Ở phía Tây lầu Hoàng Hạc
– Nơi Mạnh Hạo Nhiên đến: Quảng Lăng thuộc Dương Châu
– Phương tiện: Thuyền trên sông Trường Giang
=> Cuộc chia tay được tái hiện cụ thể chi tiết, qua đó thể hiện tình bạn vô cùng thắm thiết: Lý Bạch gọi bạn là cố nhân, là tri âm, tri kỷ…(Còn tiếp)

>>Dàn ý Cảm nhận về tình bạn giữa Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên trong bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng chi tiết tại đây.
 

I. Bài văn mẫu Cảm nhận về tình bạn giữa Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên trong bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng

“Có một tình yêu đích thực đã khó, có một tình bạn đích thực càng khó hơn”. Quả đúng là như vậy, người bạn đời có thể đi với ta đến hết cuộc đời, nhưng một người bạn thân bạn tri kỷ thì khó có thể. Tình bạn là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi người và tự nhiên như thế, thứ tình cảm thiêng liêng này đi vào các trang thơ văn, trở thành nguồn cảm hứng bất tận của các nhà thơ. Lý Bạch – một nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc, một người luôn coi trọng tình bạn, đã buồn bã bao nhiêu khi phải chia tay người bạn tri âm tri kỷ của mình. Ta sẽ cảm nhận được điều đó qua tác phẩm “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng”.

Lý Bạch là nhà thơ vĩ đại, thơ của ông vô cùng lãng mạn và da diết, chạm sâu vào trong tim của người đọc. Bởi vậy, khi phải đối diện với hoàn cảnh chia tay với người bạn thân của mình, ông không khỏi kìm lòng. Đó là lý do tại sao, mà tại một khung cảnh đẹp vậy, lòng lại buồn thương đến vậy:

“Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”

(Bạn từ lầu Hạc lên đường
Giữa mùa hoa khói, Dương Châu xuôi dòng)

Hoàn cảnh chia tay diễn ra vào tháng ba, mùa hoa khói, mùa xuân, một mùa tươi mới, khởi đầu cho những điều tốt đẹp, vậy mà Lý Bạch lại phải chia tay người bạn thân thiết Mạnh Hạo Nhiên tại phía Tây, lầu Hoàng Hạc ở trên cao, một địa thế rất thuận lợi để chia tay? Phải chăng, tác giả không muốn mặt đối mặt, hay ông muốn đứng trên cao để thấy người bạn của mình được lâu hơn. Trên con sông Trường Giang rộng lớn, chiếc thuyền đưa Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng xa dần sau lớp sóng êm dịu. Lý Bạch không khỏi lo lắng, bởi Quảng Lăng thuộc Dương Châu nơi phồn hoa đô thị, có nhiều quyền lực tranh giành. “Cố nhân” – một từ ngữ thật đặc sắc nó thể hiện tình cảm của Lý Bạch dành cho người bạn của mình như thế nào, đó là người bạn cũ, bạn thân thiết từ lâu. Vì thế mà cuộc chia ly diễn ra đầy lưu luyến và bịn rịn.

Người ra đi, kẻ ở lại, cách xa về mặt không gian nhưng đâu cách xa được tấm lòng:

“Cô phàm viễn ảnh bích không tận
Duy kiến Trường Giang thiên kế lưu.”

(Bóng buồm đã khuất bầu không
Trông theo chỉ thấy dòng sông trên trời.)

Cuộc chia tay rồi cũng phải đến hồi kết thúc nhưng lòng người thì khó mà nguôi ngoai được. Chia tay đâu phải là một niềm vui gì, nó mang lại sự chia cắt, nỗi buồn da diết. Trong một khung cảnh đẹp như vậy, vẻ đẹp non nước xung quanh, bầu trời trong xanh, dòng sông bát ngát, vậy tác giả lại phải cô độc một mình nhìn ra xa dõi theo hình bóng của người bạn. Sông Trường Giang vừa rộng vừa dài, đối lập với hình ảnh chiếc thuyền nhỏ bé. Cánh buồm dần dần tiến về phía xa, rồi mất hút vào khoảng không gian vô tận chỉ còn lại trời và đất. “Cố nhân” của mình đã đi xa thật, không còn thấy bóng dáng nữa, một “dòng sông trên trời” ” bích không tận”, Lý Bạch cảm thấy hẫng hụt, sự cô đơn vây quanh mình.

Phải nói rằng giữa Lý Bạch và Mạnh Hạo Nhiên tồn tại một tình bạn tri kỷ vô cùng sâu đậm thì mới có thể khiến tác giả viết ra những vần thơ đầy lãng mạn mà cô đơn sâu sắc như thế. Đó là một tình bạn thân thiết, thật đáng trân trọng! Thế mới thấy, tình bạn của con người luôn sống mãi với không gian với thời gian, nó làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn.

Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật kết hợp với ngôn từ cô đọng mà hàm súc, qua bài thơ “Tại lầu Hoàng Hạc tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”, tác giả đã bộc bạch những cảm xúc tâm trạng của mình về tình bạn tri âm tri kỉ. Tình bạn giữa Lý Bạch và Mạnh Hạo Nhiên thật đẹp và nó sẽ sống mãi với thời gian. Qua đây, mỗi chúng ta hãy luôn trân trọng và yêu thương tình bạn của chính mình nhé!

———————-HẾT———————

Sau khi tìm hiểu về tình bạn cảm động giữa Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên qua bài thơ Cảm nhận về tình bạn giữa Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên trong bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, để hiểu hơn về nội dung cũng như đặc sắc nghệ thuật bài thơ, các em có thể tham khảo thêm: Khái quát đặc sắc về nội dung và nghệ thuật bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng, Phân tích bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, Sơ đồ tư duy bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng của Lí Bạch.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button