Giáo dục

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2021 – 2022

Đề thi Hóa giữa kì 2 lớp 10 năm 2021 – 2022 là tài liệu cực kì hữu ích mà Mầm Non Ánh Dương muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 10 tham khảo.

Đề kiểm tra giữa kì 2 Hóa 10 có đáp án gồm 5 đề thi, giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề kiểm tra cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là 5 đề thi giữa kì 2 Hóa 10, mời các bạn cùng theo dõi.

This post: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2021 – 2022

Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 năm 2021 – Đề 1

(Cho Cu = 64; Cl = 35,5; Fe = 56; Al = 27)

Câu 1: Cho các chất sau: .Chất nào tác dụng với dung dịch HCl ? (1điểm)

Câu 2:Thực hiện chuỗi phản ứng sau:

Câu 3: Nêu thuốc thử dùng để phân biệt các dung dịch sau:

a) NaCl và NaNO3

b) Natri hiđroxit và axit clohiđric.

Câu 4: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: (1điểm)

a) FeO + HCl

b) Clo tác dụng với nước.

Câu 5: Viết phương trình phản ứng chứng tỏ HCl đặc có tính khử? (1điểm)

Câu 6: Viết phương trình điều chế nước Giaven? (1điểm)

Câu 7: Muối ăn không những có tầm quan trọng trong đời sống hàng ngày của con người mà còn là nguyên liệu để sản xuất NaOH .Viết phương trình hóa học của phản ứng sản xuất NaOH từ muối ăn. (1 điểm)

Câu 8: Cho 11,2 gam Fe phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc? (1 điểm)

Câu 9: Cho 100ml dung dịch KOH phản ứng vừa đủ 200 ml dung dịch HCl 0,1M. Tính nồng độ mol/lít dung dịch KOH. (1điểm)

Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 7,7 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 0,3 gam H2 bay ra. Tính khối lượng muối tạo thành trong dung dịch? (1điểm)

Đề kiểm tra giữa kì 2 Hóa học 10 – Đề 2

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng (0,25 điểm)

Câu 1. Trong phản ứng hóa học, các nguyên tố halogen có chung đặc điểm nào sau đây?

A. Thể hiện tính khử

B. Thể hiện tính oxi hóa mạnh

C. Có thể đóng vai trò là chất khử, hoặc chất oxi hóa hoặc cả hai

D. Là chất khử rất mạnh

Câu 2. Sục Cl2 vào nước, thu được nước clo màu vàng nhạt. Trong nước clo có chứa các chất là :

A. Cl2, H2O.

B. HCl, HClO.

C. HCl, HClO, H2O.

D. Cl2, HCl, HClO, H2O.

Câu 3. Cho các phản ứng:

SiO2 + dung dịch HF →

F2 + H2O overset{t^{circ } }{rightarrow}

AgBr overset{as}{rightarrow}

Br2 + NaI (dư) →

Trong các phản ứng trên, những phản ứng có tạo ra đơn chất là

A. (1), (2), (3)

B. (1), (3), (4)

C. (2), (3), (4)

D. (1), (2), (4)

Câu 4. Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim lọai M tác dụng với dung dịch HCl được muối Y. Nếu cho dung dịch muối Y tác dụng với Cl2 cũng thu được muối X. Kim loại M có thể là

A. Mg B. Zn C. Al D. Fe

Câu 5. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Nước Gia-ven là dung dịch hỗn hợp muối NaCl và NaClO.

B. Clorua vôi là chất bột màu trắng, xốp, có tính oxi hóa mạnh.

C. Nước Gia-ven dung để tẩy trắng vải, sợi và tẩy uế chuồng trại chăn nuôi, nhà vệ sinh.

D. Clorua vôi là muối tạo bởi một kim loại liên kết với một loại gốc axit.

Câu 6. Dãy các đơn chất halogen nào sau đây được xếp theo thứ tự tính oxi hóa tăng dần?

A. F2, Cl2, Br2, I2

B. Cl2, Br2, I2, F2

C. Cl2, F2, Br2, I2

D. I2, Br2, Cl2, F2

Câu 7. Các nguyên tố nhóm halogen đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là:

A. ns1np6 B. ns2np5 C. ns3np4 D. ns2np4

Câu 8. Phản ứng nào sau đây dùng để điều chế khí hidroclorua trong phòng thí nghiệm?

A. H2O + Cl2 → HCl + HClO

B. H2SO4 (đặc) + NaCl (r) → HCl + NaHSO4

C. H2 + SO2 → HCl + H2SO4

D. H2 + Cl2 → 2HCl

Câu 9. Có ba bình không ghi nhãn, mỗi bình chứa một trong các dung dịch NaCl, NaBr, NaI. Dùng cặp thuốc thử nào sau đây để xác định dung dịch chứa trong mỗi bình?

A. Dung dịch brom, iot

B. Dung dịch brom, hồ tinh bột.

C. Dung dịch clo, iot

D. Dung dịch clo, hồ tinh bột

Câu 10. Cho V lit khí clo tác dụng với lượng dư dung dịch KI thu được 2,54 gam I2 . Giá trị của V ở đktc là

A. 0,448 B. 0,224 C. 0,336 D. 0,112

Câu 11. Cho 200 ml dung dịch KCl 0,5M tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 57,40 B. 43,05 C. 28,70 D. 14,35

Câu 12. Nhiệt phân hoàn toàn 12,25 gam muối KClOx thu được 3,36 lit khí ở đktc. Công thức phân tử của muối là

A. KClO2 B. KClO C. KClO3 D. KClO4

Câu 13. Trường hợp nào sau đây không thể xảy ra phản ứng hóa học?

A. Sục khí Cl2 vào dung dịch KBr

B. Cho Br2 vào dung dịch NaI

C. Thổi khí F2 vào hơi nước nóng

D. Cho I2 vào dung dịch KBr

Câu 14. Dung dịch muối không tác dụng với dung dịch AgNO3

A. NaF B. NaCl C. NaBr D. NaI

Câu 15. Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là

A. dung dịch H2SO4 đậm đặc.

B. Na2SO3 khan.

C. CaO.

D. dung dịch NaOH đặc.

Câu 16. Đốt cháy 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 (đktc) đã phản ứng là

A. 17,92 lít. B. 6,72 lít. C. 8,96 lít. D. 11,20 lít.

Câu 17. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Bán kính nguyên tử của clo lớn hơn bán kính nguyên tử của flo.

B. Độ âm điện của brom lớn hơn độ âm điện của iot.

C. Tính axit của HF mạnh hơn tính axit của HCl.

D. Tính khử của ion I− mạnh hơn tính khử của ion Br−

Câu 18. Dãy kim loại xếp theo tính kim loại tăng dần là:

A. Al, Mg, Ca, Rb, K

B. Mg, Ca, Al, K, Rb

C. Al, Mg, Ca, K, Rb

D. Ca, Mg, Al, Rb, K

Câu 19. Cho các nguyên tố X, Y, Z với sô hiệu nguyên tử lần lượt là 4, 12, 20. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Các nguyên tố này đều là kim loại mạnh nhất trong chu kì.

B. Các nguyên tố này không cùng thuộc một chu kì.

C. Thứ tự tăng dần tính bazơ la X(OH)2 < Y(OH)2 < Z(OH)2.

D. Thứ tự tang dần độ âm điện: X < Y < Z.

Câu 20. Trộn dung dịch chứa a gam Hbr với dung dịch chứa a gam NaOH. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được, màu của quỳ tím sẽ là

A. chuyển sang màu đỏ.

B. chuyển sang màu xanh.

C. không đổi màu.

D. mất màu.

Câu 21. Cho các phản ứng sau:

(a) 4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O

(b) HCl + NH4HCO3 → NH4Cl + CO2 + H2O

(c) 2HCl + 2HNO3 → 2NO2 + Cl2 + 2H2O

(d) 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2

Trong các phản ứng trên, số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là

A. 3 B. 4 C. 1 D. 2

Câu 22. Cho 3,16 gam KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc (dư), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì số mol HCl bị oxi hóa là

A. 0,05 B. 0,16 C. 0,02 D. 0,10

Câu 23. Thuốc thử dùng để nhận biết 5 lọ riêng biệt dựng các hóa chất sau: NaCl; NaBr; NaI; NaNO3; Na2S là

A. dung dịch AgNO3 dư

B. dung dịch Mg(NO3)2

C. dung dịch Zn(NO3)2

D. dung dịch KNO3

Câu 24. Sục khí clo dư vào dung dịch chứa muối NaBr và KBr thu được muối NaCl và KCl, đồng thời thấy khối lượng muối giảm 4,45 gam. Thể tích khí clo đã tham gia phản ứng với 2 muối trên (đo ở đktc) là

A. 4,48 lít.

B. 3,36 lít.

C. 2,24 lít.

D. 1,12 lít.

Câu 25. Hỗn hợp A gồm KClO3, Ca(ClO2)2, Ca(ClO3)2, CaCl2 và KCl nặng 83,68 gam. Nhiệt phân hoàn toàn A, thu được chất rắn B gồm CaCl2, KCl và 17,472 lít khí (ở đktc). Cho chất rắn B tác dụng với 360 ml dung dịch K2CO3 0,5M (vừa đủ) thu được kết tủa C và dung dịch D. Khối lượng KCl trong dung dịch D nhiều gấp lần lượng KCl có trong A. % khối lượng KClO3 có trong A là

A. 47,83%. B. 56,72%. C. 54,67%. D. 58,55%.

Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 năm 2021 – Đề 3

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố:

H=1; Li=7; C=12; N=14; O=16; F=19; Na=23; Mg=24; Al=27; Si=28; P=31; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Cr=52; Mn=55; Co=59; Ni=59; Cu=64; Zn=65; Br=80; Rb=85; Sr=88; Ag=108; I=127; Cd=112; Ba=137; Hg=201; Pb=207

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm halogen là

A. ns2np4.

B. ns2np3.

C. ns2np5.

D. ns2np6.

Câu 2: Các nguyên tố nhóm VIIA sau đây, nguyên tố nào không có đồng vị bền trong tự nhiên:

A. Clo.

B. Brom.

C. Iot.

D. Atatin.

Câu 3: Bán kính nguyên tử và độ âm điện các halogen biến đổi như thế nào từ flo đến iot?

A. Bán kính tăng, độ âm điện tăng

B. Bán kính giảm, độ âm điện tăng

C. Bán kính tăng, độ âm điện giảm

D. Bán kính giảm, độ âm điện giảm .

Câu 4: Chất nào sau đây chỉ có tính oxi hoá, không có tính khử?

A. F2

B. Cl2

C. Br2

D. I2

Câu 5: Tỉ khối của khí Clo so với không khí là:

A. 1,31.

B. 1,22.

C. 2,54.

D. 2,45.

Câu 6: Nguyên tố clo không có khả năng thể hiện số oxi hoá nào sau đây?

A. +3.

B. – 1.

C. +1.

D. +2.

Câu 7: Clo tác dụng được với cặp chất nào sau đây?

A. NaBr và O2.

B. Na và O2.

C. H2và NaBr.

D. H2 và Au.

Câu 8: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách

A. điện phân nóng chảy NaCl.

B. cho HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng.

C. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

D. cho F2đẩy Cl2ra khỏi dung dịch NaCl.

Câu 9: Ứng dụng nào sau đây không phải của Clo?

A. Khử trùng nước sinh hoạt.

B. Tinh chế dầu mỏ.

C. Tẩy trắng vải, sợi, giấy.

D. Sản xuất clorua vôi, kali clorat.

Câu 10: Khi nung nóng, iot rắn chuyển ngay thành hơi, không qua trạng thái lỏng. Hiện tượng này được gọi là

A. Sự thăng hoa.

B. Sự bay hơi.

C. Sự phân hủy.

D. Sự ngưng tụ.

Câu 11: Sản phẩm tạo thành của phản ứng giữa khí Cl2 và khí H2 là:

A. axit Clohidric.

B. nước clo.

C. khí hidroclorua.

D. khí hidroclorua và axit clohidric.

Câu 12: Ở 200C, dung dịch HCl đặc nhất có nồng độ là:

A. 20%.

B. 37%.

C. 68%.

D. 98%.

Câu 13: Các axit halogen hidric như HCl, HBr, HI thường được đựng trong các lọ bằng thủy tinh, nhưng axit flohidric HF thì không. Lí do axit HF không chứa trong các lọ thủy tinh là?

A. axit HF là axit mạnh nhất

B. axit HF có tính oxi hoá mạnh nhất

C. axit HF có tính khử mạnh nhất

D. HF tác dụng được với SiO2

Câu 14: Thuốc thử đặc trưng để nhận biết ra hợp chất halogenua trong dung dịch là:

A. AgNO3

B. Ba(OH)2

C. NaOH

D. Ba(NO3)2

Câu 15: Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl?

A. Al.

B. KMnO4.

C. Cu(OH)2.

D. Ag.

………………

Mời các bạn tải File về để xem thêm trọn đề thi giữa kì 2 Hóa 10

Tags

Đề Thi Học Kì 2 Lớp 10

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button