Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 6 năm 2021 – 2022 gồm 2 đề thi sách Cánh diều, Kết nối tri thức với cuộc sống, còn sách Chân trời sáng tạo chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật. Đề thi có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô ra đề thi giữa học kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Đồng thời, còn giúp các em luyện giải đề, rồi so sánh đáp án thuận tiện hơn để ôn thi giữa học kì 2 đạt kết quả cao. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn, Toán 6. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây:
This post: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 6 năm 2021 – 2022 (Sách mới)
Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Cánh diều
Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Cánh diều
TT | Nội dung kiến thức | Đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng | % tổng điểm | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||||||
Số CH | TG | |||||||||||||
Số CH | TG | Số CH | TG | Số CH | TG | Số CH | TG | TN | TL | |||||
1 | Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người | Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người | 2 | 3 | 1 | 10 | 2 | 1 | 13 | 30 | ||||
2 | Bài 8: Ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên | Bài 8: Ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên | 2 | 3 | 1 | 6 | 1 | 2 | 17.5 | 45 | ||||
3 | Bài 9: Tiết kiệm | Bài 9: Tiết kiệm | 1 | 10 | 2 | 3 | 1 | 10 | 2 | 2 | 23 | 40 | ||
Tổng | 5 | 16 | 3 | 9 | 1 | 10 | 1 | 10 | 6 | 4 | 45 | 100 | ||
Tỷ lệ % | 40 | 30 | 20 | 10 | 30 | 70 | 100 | |||||||
Tỷ lệ chung | 70 | 30 | 100 |
Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 năm 2021 – 2022
PHÒNG GD & ĐT …..
TRƯỜNG …..
|
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I |
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Hãy khoanh tròn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm: “Tình huống nguy hiểm từ …….. là tình huống nguy hiểm do các hành vi của con người gây ra, làm thiệt hại đến tính mạng, tinh thần, tài sản của con người và xã hội”.
A. Động vật.
B. Thiên nhiên.
C. Con người.
D. Thiên tai.
Câu 2. Trong các đáp án sau, đáp án nào thể hiện một trong những tình huống nguy hiểm từ con người?
A. Bạo lực học đường.
B. Bão.
C. Động đất.
D. Sấm sét.
Câu 3. Trong các đáp án sau, những đáp án nào là tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên?
A. Lốc xoáy.
B. Mưa
C. Lũ quét.
D. Cầu vồng.
Câu 4. Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên thường có tính chất nào sau đây?
A. Xuất hiện bất ngờ, khó dự đoán chính xác.
B. Xuất hiện bất ngờ, con người dễ kiểm soát.
C. Thường xuất hiện theo đúng dự báo của con người.
D. Ít xuất hiện ở Việt Nam.
Câu 5. Câu nào sau đây nói về tiết kiệm?
A. Không thầy đố mày làm nên.
B. ít chắt chiu hơn nhiều phung phí.
C. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
D. Lá lành đùm lá rách.
Câu 6. Hành vi nào sau đây thể hiện tiết kiệm?
A. Bật điện ngay cả khi trong phòng đã sáng rõ.
B. Xả nước uống để rửa tay.
C. Ngồi trong giờ học nói chuyện riêng.
D. Tắt quạt, điện khi ra khỏi lớp tập thể dục.
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (2đ): Tiết kiệm là gì? Nêu ý nghĩa của tiết kiệm.
Câu 2: (2đ): Theo em, để ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên chúng ta cần phải có những kĩ năng gì?
Câu 3: (2đ) Tình huống:
Lan đang ở nhà một mình thì có người hàng xóm sang chơi và nói bố mẹ nhờ sửa giúp đồ điện trong nhà. Lúc đầu, họ không có biểu hiện gì lạ, nhưng khi Lan đưa họ vào trong bếp để sửa giúp tủ lạnh thì thấy người này cứ nhìn ngó xung quanh như đang để ý xem có ai không và còn hỏi Lan những câu hỏi kì lạ, có vẻ quan tâm quá mức tới chuyện riêng tư của mình.
? Theo em, Lan có đang gặp phải tình huống nguy hiểm không? Đó là tình huống gì? Lan nên làm gì trong tình huống đó?
Câu 4: (1 điểm): Em hãy tự đánh giá bản thân đã có tính tiết kiệm chưa? Hãy kể một vài việc làm cụ thể. Theo em, ở trường, học sinh cần phải thực hiện tiết kiệm như thế nào?
Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 năm 2021 – 2022
I. TRẮC NGHIỆM
Mỗi ý đúng được 0,5 điểm
Câu 1: C
Câu 2: A
Câu 3: A,C
Câu 4: A
Câu 5: B
Câu 6: D
II. TỰ LUẬN
Câu | Nội dung cần đạt | Điểm |
Câu 1 2 điểm | + Khái niệm: Tiết kiệm là biết sử dụng hợp lí, có hiệu quả của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
+ Ý nghĩa: Tiết kiệm có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với đời sống. Nó giúp con người biết quý trọng thời gian, tiền bạc, thành quả lao động của bản thân và người khác nhằm làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. |
1
1 |
Câu 2
2 điểm |
* Để ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên, chúng ta cần trang bị những kĩ năng sau:
– Trang bị kiến thức và kĩ năng phòng tránh và ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên. – Tập quan sát, nhận biết các yếu tố có thể gây nguy hiểm như: thời điểm, không gian, địa hình, thời tiết thay đổi… – Thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin. * Khi có nguy hiểm xảy ra: – Chọn một nơi an toàn để trú ẩn. – Bình tĩnh xử trí, đặt mục tiêu an toàn tính mạng lên trên hết. – Tìm kiếm sự trợ giúp hoặc báo cho những người xung quanh, chính quyền địa phương khi cần thiết. |
1
1 |
Câu 3
2 điểm |
HS có cách trả lời khác nhau:
– Lan đang gặp nguy hiểm. Đó là tình huống xâm hại tình dục trẻ em – Lan cần bình tĩnh, có thể nói ra ngoài mua chút đồ rồi gọi người lớn đến nhà cùng. Sau đó, kể lại những dấu hiệu bất thường với cha mẹ, cẩn thận đề phòng lần sau. Tránh tiếp xúc riêng với người khác giới khi ở một mình. |
1
1 |
Câu 4
1 điểm |
Tùy vào cách diễn đạt, trình bày của HS. Cần đảm bảo ý chính là cần tiết kiệm điện nước, tắt điện và vòi nước khi không sử dụng; cần tiết kiệm thời gian bằng cách tập trung trong giờ học; tranh thủ hỏi bài khó khi cần; cần tiết kiệm sách vở, giấy bút, không xé, viết vẽ bậy… |
1 |
Đề thi giữa kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Ma trận đề thi giữa kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
TT | Nội dung kiến thức | Đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng số câu | Tổng
thời gian
|
TỶ
LỆ %
|
||||||||||||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||||||||||||||||||
CH TN | Thời gian
|
CH
TL |
Thời gian
|
CH TN
|
Thời gian
|
CH
TL |
Thời gian
|
CH TN
|
Thời gian
|
CH
TL |
Thời gian
|
CH TN
|
Thời gian
|
CH
TL |
Thời gian
|
CH
TN |
CH
TL |
|||||||||
1 | Ứng phó với tình huống nguy hiểm | 1. Khái niệm, biểu hiện của những tình huống nguy hiểm.
2. Chủ động học tập, tìm hiểu cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm. |
2 | 2 | 1 | 1 | 0,5 | 5 | 0,5 | 9 | 3 | 1 | 17 | 27,5% | ||||||||||||
2 | Tiết kiệm | 1. Khái niệm, biểu hiện của tiết kiệm.
2. Biểu hiện của tiết kiệm. 3. Hiểu và xác định được thành ngữ có liên quan tới tiết kiệm |
2 | 2 | 0,8 | 6 | 2 | 2 | 1 | 1 | 0,2 | 3 | 5 | 1 | 14 | 37,5% | ||||||||||
3 | Công dân nước CHXHCNVN | 1.Khái niệm công dân, quốc tịch.
2.Hiểu và xác định được quyền và nghĩa vụ của công dân nước CHXHCNVN |
4 | 4 | 1 | 10 | 4 | 1 | 14 | 35,0% | ||||||||||||||||
Tổng | 8 | 8 | 0,8 | 6 | 2 | 2 | 1 | 10 | 2 | 2 | 0,7 | 8 | 0,5 | 9 | 12 | 3 | 45 | 15 | ||||||||
Tỷ lệ % | 40 | 30 | 20 | 10 | 30 | 70 | 100 | |||||||||||||||||||
Tổng điểm | 4 | 3 | 2 | 1 | 3 | 7 | 10 |
Bảng đặc tả đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 năm 2021 – 2022
TT | Nội dung kiến thức | Đơn vị kiến thức | Chuẩn kiến thức kỹ năng/yêu cầu cần đạt cần kiểm tra | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Ứng phó với tình huống nguy hiểm | 1. Khái niệm, biểu hiện của những tình huống nguy hiểm.
2. Chủ động học tập, tìm hiểu cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm. |
1. Nhận biết:
– Biết được cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm 2. Thông hiểu Hiểu được cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm 3. Vận dụng: Có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào tình huống cụ thể 4. Vận dụng cao: Đóng vai xử lí tình huống cụ thể trong cuộc sống |
2
C 1, 2
|
1,5
C 3 C 15 (0,5%) |
0.5
C 15 (0,5%) |
|
2 | Tiết kiệm | 1. Khái niệm, biểu hiện của tiết kiệm.
2. Biểu hiện của tiết kiệm. 3. Hiểu và xác định được thành ngữ có liên quan tới tiết kiệm |
1. Nhận biết:
– Biết được thế nào là tiết kiệm, một số biểu hiện của tiết kiệm. 2. Thông hiểu: – Hiểu được biểu hiện của tiết kiệm 3. Vận dụng: – Nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác theo yêu cầu của tính tiết kiệm |
3,8
C 4,5 C 13 (0,8 %)
|
2
C 7, 8 |
1.2
C6, 13 (0,2%) |
|
3 | Công dân nước CHXHCNVN | 1. Khái niệm công dân, quốc tịch.
2. Hiểu và xác định được quyền và nghĩa vụ của công dân nước CHXHCNVN |
1. Nhận biết:
– Nhận biết được khái niệm công dân, quốc tịch. 2. Thông hiểu: Hiểu và xác định được quyền và nghĩa vụ của công dân nước CHXHCNVN
|
4
C9,10,11,12 |
1
C 14 |
||
Tổng | 8,8 | 3 | 2,7 | 0,5 |
Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 năm 2021 – 2022
PHÒNG GD VÀ ĐT…..
TRƯỜNG: THCS….. |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II – NĂM HỌC 2021 – 2022 Thời gian làm bài: 45 phút |
Phần I. Trắc nghiệm: 3 điểm (Mỗi câu đúng 0.25 đ)
* Khoanh tròn vào chữ cái của ý mà em cho là đúng nhất ở mỗi câu hỏi sau:
Câu 1: Hành vi nào sau đây không đúng tình huống nguy hiểm con người?
A. Trước khi ra khỏi nhà H khóa cửa cẩn thận.
B. Khi ở nhà một mình người lạ xin vào nhà, H bảo chờ cha mẹ về.
C. Tình huống nguy hiểm chỉ xảy ra với trẻ em.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
A. Người lạ cho H tiền và rủ H đi chơi
B. Thấy một nhóm học sinh lớp bạn gây đòi đánh bạn cùng đi học với mình, H tránh đi coi như không liên quan tới mình.
C.Trên đường đi học về H rủ bạn tắm sông.
D. Cuối tuần H xin cha mẹ cho mình đi học bơi ở trung tâm .
Câu 3: Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay, công nhân ở các tỉnh thành khác trở về địa phương em. Em và gia đình cần phải làm gì?
A. Đến nhà thăm hỏi, động viên
B. Kỳ thị, xa lánh
C. Ở nhà, tránh tiếp xúc
D.Tất cả các ý a, b, c
Câu 4: Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm?
A. Tiết kiệm tiền để mua sách.
B. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp.
C. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng.
D. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi.
Câu 5: Câu nào sau đây nói về đức tính tiết kiệm?
A. Tích tiểu thành đại.
B. Học, học nữa, học mãi.
C. Có công mài sắt có ngày nên kim.
D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Câu 6: Nhà em trồng luống rau ở ngoài vườn, hằng ngày em thường thấy bố em lấy nước sử dụng trong gia đình để tưới rau trong khi đó trong nhà không có đủ nước sạch để dùng, không lấy nước ngoài ao để tưới rau. Sau khi học xong bài này, em sẽ khuyên bố như thế nào?
A. Khuyên bố dùng nước ngoài ao để tưới rau, nước trong nhà để dùng cho sinh hoạt gia đình.
B. Không nói gì cả.
C. Em đồng tình với việc làm đó của bố.
D. Em lấy nước sạch ra tưới rau giúp bố.
Câu 7: Tiết kiệm sẽ giúp chúng ta:
A. làm giàu cho bản thân, gia đình và đất nước.
B. sống có ích.
C. yêu đời hơn.
D. tự tin trong công việc.
Câu 8: Để tiết kiệm thời gian, vào những lúc rảnh rỗi em sẽ làm gì?
A. Chơi game.
B. Lên Facebook nói chuyện với mọi người.
C. Đi chơi với bạn bè.
D. Học bài cũ và soạn bài mới, đọc sách, giúp bố mẹ việc nhà.
Câu 9: Trường hợp nào là công dân nước CHXHCN Việt Nam?
A. Trẻ em mồ côi cha mẹ.
B. Mẹ là người Việt Nam, bố là người nước ngoài.
C. Mẹ là người nước ngoài, bố là người Việt Nam.
D. Cả A, B, C.
Câu 10: Công dân nước CHXHCNVN là?
A. Tất cả những người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam
B. Tất cả những người có quốc tịch Việt Nam.
C. Tất cả những người Việt Nam dù sinh sống ở quốc tịch nào.
D. Tất cả những người có quyền và nghĩa vụ do nhà nước Việt Nam quy định.
Câu 11: Người Việt Nam dưới 18 tuổi được gọi là công dân nước CHXNCN Việt Nam không?
A. Có vì người đó sinh ra tại Việt Nam.
B. Có vì người đó đủ tuổi theo quy định của pháp luật.
C. Không vì người đó không sinh ra tại Việt Nam.
D. Không vì người đó không đủ tuổi theo quy định của pháp luật.
Câu 12: Để phân biệt người Việt Nam và người nước ngoài ta căn cứ vào đâu?
A. Luật Quốc tịch Việt Nam.
B. Luật hôn nhân và gia đình.
C. Luật đất đai.
D. Luật trẻ em.
Phần II. Tự luận (7 điểm):
Câu 13: (2,5 điểm) Thế nào là tiết kiệm? (Nhận biết – 1đ). Nêu biểu hiện của tiết kiệm (Nhận biết – 1đ). Cho ví dụ? (Vận dụng – 0.5đ)
Câu 14: (2,5 điểm) Bố mẹ M là người Anh qua Việt Nam làm ăn và sinh sống, M sinh ra ở Việt Nam. Theo em, M có phải là công dân Việt Nam hay không? Vì sao? (Thông hiểu 2.5đ)
Câu 15: (2 điểm). Nghỉ học, N được bố mẹ cho đi du lịch biển cùng cơ quan của bố. Khi đang bơi cùng mọi người, N bất ngờ bị dòng xoáy cuốn ra xa bờ. Quá bất ngờ và sợ hãi nên N cố gắng thoát khỏi dòng nước bằng cách bơi ngược dòng. Thật may vì có một bác đang bơi gần đó thấy N gặp nguy hiểm nên gọi cứu hộ trên biển và N được lực lượng cứu hộ đưa lên thuyền.
a. Theo em có nhận xét gì về cách ứng phó của bạn N? (Vận dụng 1đ)
b. Nếu em là N, trong tình huống trên em sẽ làm như thế nào? (Vận dụng cao 1đ)
Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 năm 2021 – 2022
Phần I. Trắc nghiệm: 3 điểm (Mỗi câu đúng 0.25 đ)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | C | D | C | A | A | A | A | D | D | B | D | A |
Phần II. Tự luận (7 điểm):
Câu | Nội dung | Điểm |
13
(2,5 điểm) |
– Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác
– Biểu hiện: bảo quản đồ, chi tiêu hợp lí, không xa hoa lãng phí, biết tự sắp xếp thời gian phù hợp… – HS lấy đúng ví dụ về thực hành tiết kiệm (tuỳ vào ví dụ hs lấy) Vd: Tiết kiệm tiền ăn sáng để mua sách tham khảo.
|
(1 đ)
(1,0 đ) (0,5 đ) |
14
(2,5 điểm) |
– M không phải là công dân Việt Nam.
– Vì M sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam nhưng bố mẹ M là người mang quốc tịch Anh chỉ sang Việt Nam làm ăn sinh sống không có quốc tịch Việt Nam (xác định quốc tịch theo huyết thống- quốc tịch của cha hoặc mẹ) |
(1,0đ)
(1,5đ) |
15
(2 điểm) |
a. Nhận xét:
N chưa ứng phó đúng khi bị cuốn vào dòng nước xoáy. Vì, nếu N làm như thế rất nguy hiểm đến tính mạng. b. Nếu là N em sẽ: Bình tĩnh, thả lỏng người theo dòng nước chảy, khi hết dòng ngược nước, em sẽ bơi song song vào bờ và ra hiệu cho lực lượng cứu trợ đến giúp. |
(1,0đ)
(1,0đ) |
>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn GDCD
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục