Giáo dục

Bình giảng truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Đề bài: Bình giảng truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

binh giang truyen ngu ngon chan tay tai mat mieng

This post: Bình giảng truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Bài mẫu Bình giảng truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Bài làm

Truyện là câu chuyện về mấy bộ phận trong thân thể con người suy bì tị nạnh với nhau – chủ yếu là giữa Chân, Tay, Tai, Mắt và Miệng. Chân, Tay, Tai, Mặt tự cho là phải chịu vất vả vô lí để nuôi Miệng đã rủ nhau nhất loạt bỏ việc để mặc Miệng tự kiếm sống. Chúng không biết rằng làm như thế, chúng đã tự hại mình. Nhận ra sai lầm, chúng lại làm lành với nhau, sống thuận hòa như cũ.

Truyện vui này mượn chuyện các bộ phận cơ thể để nói về chuyện người. Mối quan hệ giữa của bộ phận trên chẳng khác nào mối quan hệ giữa người và người trong xã hội. Nếu Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng phải phụ thuộc lẫn nhau, phải nương tựa vào nhau để tồn tại, thì mỗi cá nhân trong tổ chức, trong công động cũng bị ràng buộc với nhau, phải bổ sung và hỗ trợ cho nhau, cũng như phải chia sẻ với nhau. Không có bộ phận nào thừa. Không bộ phận nào hoàn toàn tách khỏi các bộ phận khác mà có thể sống được. Con người ở với nhau cũng vậy. Vì thế, bài học có thể rút ra được từ truyện này là: Trong tập thể, trong cộng đồng, mọi thành viên đều có quan hệ chặt chẽ với nhau. Cá nhân muốn tốt thì phải chăm lo xây dựng tập thể, phải quan tâm trước hết đến lợi ích chung! Nếu làm ngược lại, thì chỉ dẫn đến suy thoái và diệt vong.

Bài học nghe có lý, thuyết phục được người nghe vì nó dựa trên cơ sở thực tế hiển nhiên, mỗi bộ phận trong cơ thể người có chức năng riêng, không thể lẫn lộn, không thể phủ nhận – chân để đi, tay để làm, tại để nghe, mắt để nhìn, miệng để ăn. Giữa các bộ phận ấy lại có một chức năng chung là duy trì sự sống bình thường của con người. Chức năng chung ấy buộc các bộ phận riêng lẻ phải phối hợp với nhau, lệ thuộc vào nhau, vừa nhịp nhàng, vừa chặt chẽ theo một quy luật chung. Không bộ phận nào yếu kém mà lại không làm tổn hại ít hay nhiều cho toàn thể. Cũng như một con người lành mạnh là một con người có cơ thể hoàn chỉnh, trong đó có các bộ phận đều tốt và luôn luôn “ăn ý” với nhau. Khám sức khỏe chính là một hình thức kiểm tra thực trạng và tình hình hoạt động của các bộ phận trong cơ thể người. Chân, Tay, Tai, Mắt tách ra để cô lập Miệng là vô lí chính vì đã vi phạm quy luật chung của tự nhiên.

Bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn trên là đúng đắn, sâu sắc, nhưng cũng có những khía cạnh cần phải làm rõ thêm. Khẳng định mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa bộ phận và toàn thể, giữa cá nhân với cộng đồng hoàn toàn không có nghĩa là khuyến khích sự ỷ lại, dựa dẫm, làm cầm chừng, phó mặc tất cả cho người khác, luôn luôn trông chờ ở người khác và tập thể. Mặt khác, sự khẳng định ấy cũng không có nghĩa là không coi trọng sự phát huy đúng mức vai trò, tính tích cực của mỗi thành viên trong cộng đồng. Nếu sự ỷ lại, dựa dẫm của mỗi thành viên làm yếu cộng đồng, thì ngược lại sự tích cực của họ lại làm cho cộng đồng càng thêm củng cố, vững mạnh, phát triển. Trong bất cứ tình huống nào, con đường đúng đắn nhất cho mỗi thành viên, mỗi bộ phận của cộng đồng cũng phải là nỗ lực cao để hoàn thành tốt phần việc của mình. Triển vọng của mỗi cá thể tuỳ thuộc ở đấy. Triển vọng của cả cộng đồng cũng tuỳ thuộc ở đấy.

Nguyễn Văn Chính (Bình giảng Văn học lớp 6)

————————HÉT————————-

Trên đây là phần Bình giảng truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn bài Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng và cùng với phần Phân tích Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng để học tốt môn Ngữ Văn hơn.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button