Giáo dục

Bài thơ Đò Lèn

Bài thơ “Đò Lèn” của nhà thơ Nguyễn Duy đã khắc họa cho người đọc thấy những kỉ niệm về tuổi thơ của nhà thơ bên người bà.

Dowmload.vn mời bạn đọc tham khảo tài liệu về nhà thơ Nguyễn Duy và nội dung của bài thơ “Đò Lèn” được chúng tôi đăng tải chi tiết dưới đây.

This post: Bài thơ Đò Lèn

I. Nội dung bài thơ Đò Lèn

Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần

Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị
chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng

Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn

Tôi trong suốt giữa hai bờ hư – thực
giữa bà tôi và tiên, Phật, thánh, thần
cái năm đói củ dong riềng luộc sượng
cứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầm

Bom Mỹ dội, nhà bà tôi bay mất
đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền
thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết
bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn

Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi
khi tôi biết thương bà thì đã muộn
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!

II. Đôi nét về tác giả Nguyễn Duy

– Nguyễn Duy (sinh năm 1948) tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ.

– Quê ở xã Đông Vệ, thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa).

– Mẹ mất sớm, ông sống với bà ngoại từ nhỏ nên đối với nhà thơ bà chính là người gần gũi, thân thuộc nhất.

– Năm 1966, Nguyễn Duy nhập ngũ và trở thành lính đường dây của bộ đội thông tin, tham gia chiến đấu trên nhiều mặt trận.

– Cuối năm 1975, ông cùng đơn vị vào tiếp quản Vũng Tàu.

– Năm 1976, ông chuyển vào công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh, làm biên tập viên của báo Văn nghệ ở phía Nam.

– Nguyễn Du sáng tác thơ từ rất sớm, khi vẫn còn là học sinh phổ thông.

– Năm 1973, ông đại giải Nhất tại cuộc thi thơ báo Văn nghệ với chùm thơ: Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, Tre Việt Nam.

– Thơ của ông có sự kết hợp hài hòa giữa cái duyên dáng, trữ tình với chất thế sự đậm đặc.

– Nguyễn Duy cũng là một trong số không nhiều cây bút hiện nay góp phần làm mới thể lục bát bằng những tìm tòi theo hướng hiện đại, tạo nên nét độc đáo hấp dẫn trong cấu trúc, hình ảnh và ngôn ngữ của thể thơ truyền thống này.

– Năm 2007, Nguyễn Duy được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

– Một số tác phẩm chính:

  • Thơ: Cát trắng (1973), Ánh trăng (1984), Đãi cát tìm vàng (1987)…
  • Thể loại khác: Em – Sóng (kịch thơ, 1983), Khoảng cách (tiểu thuyết, 1986), Nhìn ra bể rộng trời cao (bút ký, 1986)…

III. Giới thiệu về bài thơ Đò Lèn

1. Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ được viết năm 1983, trong một dịp nhà thơ trở về quê hương, được sống lại những hồi ức vui buồn của thời thơ ấu.

2. Bố cục

Gồm 2 phần:

– Phần 1. Từ đầu đến “bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn”: Hình ảnh người bà trong kí ức.

– Phần 2. Còn lại: Sự thức tỉnh, nuối tiếc muộn màng của người cháu về tình cảm dành cho bà.

Xem thêm Bài thơ Đò Lèn

Bài thơ “Đò Lèn” của nhà thơ Nguyễn Duy đã khắc họa cho người đọc thấy những kỉ niệm về tuổi thơ của nhà thơ bên người bà.

Dowmload.vn mời bạn đọc tham khảo tài liệu về nhà thơ Nguyễn Duy và nội dung của bài thơ “Đò Lèn” được chúng tôi đăng tải chi tiết dưới đây.

This post: Bài thơ Đò Lèn

I. Nội dung bài thơ Đò Lèn

Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần

Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị
chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng

Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn

Tôi trong suốt giữa hai bờ hư – thực
giữa bà tôi và tiên, Phật, thánh, thần
cái năm đói củ dong riềng luộc sượng
cứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầm

Bom Mỹ dội, nhà bà tôi bay mất
đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền
thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết
bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn

Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi
khi tôi biết thương bà thì đã muộn
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!

II. Đôi nét về tác giả Nguyễn Duy

– Nguyễn Duy (sinh năm 1948) tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ.

– Quê ở xã Đông Vệ, thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa).

– Mẹ mất sớm, ông sống với bà ngoại từ nhỏ nên đối với nhà thơ bà chính là người gần gũi, thân thuộc nhất.

– Năm 1966, Nguyễn Duy nhập ngũ và trở thành lính đường dây của bộ đội thông tin, tham gia chiến đấu trên nhiều mặt trận.

– Cuối năm 1975, ông cùng đơn vị vào tiếp quản Vũng Tàu.

– Năm 1976, ông chuyển vào công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh, làm biên tập viên của báo Văn nghệ ở phía Nam.

– Nguyễn Du sáng tác thơ từ rất sớm, khi vẫn còn là học sinh phổ thông.

– Năm 1973, ông đại giải Nhất tại cuộc thi thơ báo Văn nghệ với chùm thơ: Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, Tre Việt Nam.

– Thơ của ông có sự kết hợp hài hòa giữa cái duyên dáng, trữ tình với chất thế sự đậm đặc.

– Nguyễn Duy cũng là một trong số không nhiều cây bút hiện nay góp phần làm mới thể lục bát bằng những tìm tòi theo hướng hiện đại, tạo nên nét độc đáo hấp dẫn trong cấu trúc, hình ảnh và ngôn ngữ của thể thơ truyền thống này.

– Năm 2007, Nguyễn Duy được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

– Một số tác phẩm chính:

  • Thơ: Cát trắng (1973), Ánh trăng (1984), Đãi cát tìm vàng (1987)…
  • Thể loại khác: Em – Sóng (kịch thơ, 1983), Khoảng cách (tiểu thuyết, 1986), Nhìn ra bể rộng trời cao (bút ký, 1986)…

III. Giới thiệu về bài thơ Đò Lèn

1. Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ được viết năm 1983, trong một dịp nhà thơ trở về quê hương, được sống lại những hồi ức vui buồn của thời thơ ấu.

2. Bố cục

Gồm 2 phần:

– Phần 1. Từ đầu đến “bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn”: Hình ảnh người bà trong kí ức.

– Phần 2. Còn lại: Sự thức tỉnh, nuối tiếc muộn màng của người cháu về tình cảm dành cho bà.

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button