Giáo dục

Cảm nhận về đức tính giản dị của Bác Hồ qua tác phẩm Đức tính giản dị của Bác Hồ (Ngữ văn 7) hay nhất

Đề bài: Cảm nhận về đức tính giản dị của Bác Hồ qua tác phẩm Đức tính giản dị của Bác

cam nhan ve duc tinh gian di cua bac ho qua tac pham duc tinh gian di cua bac ho ngu van 7 hay nhat

This post: Cảm nhận về đức tính giản dị của Bác Hồ qua tác phẩm Đức tính giản dị của Bác Hồ (Ngữ văn 7) hay nhất

Cảm nhận về đức tính giản dị của Bác Hồ qua tác phẩm Đức tính giản dị của Bác

I. Dàn ý Cảm nhận về đức tính giản dị của Bác Hồ qua tác phẩm Đức tính giản dị của Bác (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu về tác phẩm Đức tính giản dị của Bác Hồ

2. Thân bài

a. Bác giản dị trong lối sống

* Bữa ăn hằng ngày
– Vài ba món đơn giản.
– Không bao giờ để rơi vãi hạt cơm nào.
– Thức ăn thừa được xếp tươm tất.

* Nơi ở:
– Nhà sàn vài ba gian
– Lộng gió và phảng phất hương hoa.

* Việc làm:
– Làm từ việc lớn đến việc nhỏ
– Việc nào làm được đều tự tay làm.
– Suốt đời làm việc.

* Quan hệ với mọi người:
– Thân tình, gần gũi
– Đặt tên bình dị cho người giúp việc.

b. Giản dị trong lời nói và bài viết
– Ngôn từ giản dị, không hoa mỹ
– Dễ đọc, dễ hiểu mà sâu sắc, kín đáo.

c. Tình cảm của em
– Cảm phục, trân trọng , tự hào, yêu quý Bác hơn.
– Noi theo lối sống giản dị của Người.

3. Kết bài
Khẳng định lại vẻ đẹp giản dị trong con Người Bác.

II. Bài văn mẫu Cảm nhận về đức tính giản dị của Bác Hồ qua tác phẩm Đức tính giản dị của Bác (Chuẩn)

“Nhà gác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn”

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hoá thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp của Người là gương sáng cho bao thế hệ noi theo, một trong những vẻ đẹp đáng trân trọng của Bác là sự giản dị trong lối sống và ứng xử. Phẩm chất ấy của Người được Phạm Văn Đồng ngợi ca trong trích đoạn “Đức tính giản dị của Bác Hồ”.

Đọc tác phẩm, chúng ta hiểu thêm về nhân cách và tâm hồn Bác. Người không chỉ là tấm gương sáng ngời về đạo đức mà lối sống của người cũng thật đẹp, thật đáng trân trọng. Lối sống giản dị của Bác được thể hiện qua bữa ăn, nơi ở, cung cách làm việc và trong lời nói chữ viết của Bác. Điều khiến chúng ta cảm phục nhất ở Bác là một vị lãnh tụ tối cao của dân tộc lại chẳng màng mâm cao cỗ đầy, chẳng sơn hào hải vị hay cơm bưng, nước rót như bao như bao vị lãnh tụ khác trên thế giới. Bữa cơm hàng ngày của Bác chỉ là vài ba món dưa cà giản dị, những món ăn gần gũi, sẵn có trong thiên nhiên.

Không chỉ vậy, vì biết trân quý hạt gạo dân làm ra, biết thương công sức của người làm bếp, Bác ăn cơm chưa bao giờ để rơi vãi một hạt nào, Bác không bao giờ để lãng phí thức ăn, ngay thức ăn thừa cũng được Bác dọn cất cẩn thận, xếp đặt tươm tất. Những hôm được biếu món gì ngon, Bác lại chia cho mọi người, luôn dành về mình phần ít nhất.

Không chỉ giản dị trong bữa cơm hàng ngày, nơi ở của Người cũng vô cùng giản dị. Nào phải lầu son gác tía, nào phải vật dụng xa hoa đắt đỏ. Với Bác chỉ là căn nhà sàn đơn sơ, vỏn vẹn vài ba phòng nhỏ, căn phòng luôn được gọn gàng bởi bàn tay Bác. Những vật dụng trong nhà cũng tối thiểu nhất, Bác chỉ dùng những thứ cần thiết tối thiểu để phục vụ cho công việc, chẳng tiện nghi, đầy đủ như bao người lãnh đạo khác.

Bác sống luôn gần gũi, chan hòa với thiên nhiên. Khu vườn nhỏ của Bác chưa bao giờ thôi phảng phất hương thơm hoa vườn cây trái, ngập tràn ánh sáng của tự nhiên. Cuộc sống ấy vậy mà tao nhã biết chừng nào!

Với Bác, dù việc lớn hay việc nhỏ cũng đều phải có trách nhiệm hoàn thành. Những việc nào tự làm được Bác đều tự tay làm mà không để phiền hà đến người khác. Bác đặt cho các đồng chí hỗ trợ công việc cho mình những cái tên đầy hy vọng mà lại vô cùng giản dị: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất Định, Thắng, Lợi. Ở Bác chúng ta thấy được sự thống nhất, hòa hợp giữa cuộc đời chính trị và cuộc sống giản dị, đời thời, giữa đời sống tâm hồn phong phú và đời sống vật chất bình dị.

Không chỉ ngợi ca lối sống sinh hoạt giản dị, Phạm Văn Đồng còn bày tỏ lòng mến mộ của mình dành cho đức tính giản dị của Người thể hiện trong lời nói và chữ viết. Trong các tác phẩm văn học của mình, Bác dùng ngôn từ vô cùng giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thuộc:

” Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông
Sống ở trên đời người cũng vậy.
Gian nan rèn luyện mới thành công”

Những hình ảnh trong thơ người đều rất đỗi gần gũi quen thuộc với nhân dân: hạt gạo, cái cây, bắp ngô, ánh trăng, con thuyền,….Những lời nói, bài viết hướng về nhân dân chưa bao giờ Bác dùng ngôn từ uyên thâm, bác học. Bởi Người hiểu rằng nhân dân mình còn nhiều người chưa học được con chữ , Bác muốn những gì nói ra nhân dân đều hiểu được, nhớ được và làm được.

Gấp trang sách lại, lòng em không khỏi bồi hồi nghĩ về Bác. Dù chưa một lần gặp Người nhưng em thấy khâm phục và kính trọng Bác biết bao. Tấm gương về lối sống giản dị của Người là hành trang cho chúng em noi theo, đặc biệt là trong xã hội hiện đại với những thứ vật chất bóng bẩy người ta dễ bị cám dỗ, lạc lối.

—————-HẾT—————-

Bài văn mẫu Cảm nhận về đức tính giản dị của Bác qua tác phẩm Đức tính giản dị của Bác Hồ trên đây giúp các em cảm nhận rõ hơn về vẻ đẹp giản dị, thanh bạch trong lối sống và tác phong của Bác Hồ, từ đó thêm trân quý và học tập theo lối sống đó. Ngoài ra, để đi sâu tìm hiểu về tác phẩm, mời các em cùng tham khảo các bài văn mẫu cùng chủ đề Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ, Cảm nhận của em về bài Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng, Viết đoạn văn trình bày hướng hành động của em sau khi học bài Đức tính giản dị của Bác Hồ, Phân tích bài Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button