Sinh hoạt chuyên đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Tấm gương sáng mẫu mực suốt đời mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta noi theo, làm theo, đó là tấm gương thực hành, gắn chặt lý luận với thực tiễn, thống nhất lý luận với thực tiễn. Mầm Non Ánh Dương mời các bạn tham khảo hướng dẫn tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2021 trong bài viết này.
Chuyên đề năm 2021 học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Kế hoạch cá nhân tự giác năm 2021 học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Nội dung sinh hoạt chuyên đề năm 2021 học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
I. Một số vấn đề chung:
Di sản Hồ Chí Minh là tổng hợp tất cả hệ thống tư tưởng lý luận của Người, thể hiện các quan điểm, nguyên tắc, phương pháp của Người – định hình thành đường lối chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam, có ảnh hưởng không chỉ tới cách mạng Việt Nam mà còn góp phần phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, làm phong phú thêm kho tàng lý luận của phong trào cách mạng thế giới.
Di sản Hồ Chí Minh còn là hoạt động thực tiễn vô cùng phong phú của Người trong hơn 6 thập kỷ đấu tranh cách mạng, từ lúc tìm đường cứu dân cứu nước, chọn đường và nhận đường đến khi tìm thấy con đường cách mạng khi giác ngộ chủ nghĩa Mác-Lênin, theo đuổi đến cùng lý tưởng và mục tiêu CNXH và CNCS, sáng lập ra Đảng, Nhà nước, Mặt trận, Quân đội và các đoàn thể cách mạng, tổ chức lực lượng, gây dựng phong trào, đào tạo huấn luyện cán bộ, thực hành triết lý Thân dân và Chính tâm trong đạo làm người, phát triển từ Thân dân tới Dân chủ, từ Chính tâm đến đạo đức cách mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, trau dồi đạo đức cách mạng để suốt đời là đầy tớ, là công bộc trung thành, tận tụy của nhân dân.
Tấm gương sáng mẫu mực suốt đời mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta noi theo, làm theo, đó là tấm gương thực hành, gắn chặt lý luận với thực tiễn, thống nhất lý luận với thực tiễn.
Thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW, ngày 14-5-2001 và Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15-5-2017 của Bộ Chính trị, với chủ đề xuyên suốt: “Suốt đời phấn đầu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tuỵ, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị”. Nhất là chuyên đề năm 2021: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong nội bộ.”
Các chuyên đề từ trước tới nay cùng tài liệu “ Giới thiệu một số tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh” đã được Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật biên soạn và phát hành, phục vụ sinh hoạt chi bộ, đoàn thể, cơ quan và tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân.
Trong những năm qua, các ấp ủy và đơn vị trong dảng bộ Khối đã có những hình thức khác nhau vận dụng đưa vào sinh hoạt chuyên đề. Tuy nhiên, qua phản ánh, một số đơn vị vẫn còn lúng túng trong việc chọn lựa nội dung tổ chức sinh hoạt chuyên đề về ” Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” .
II. Việc chọn chủ đề học tập để sinh hoạt chuyên đề:
Để lựa chọn nội dung tổ chức sinh hoạt chuyên đề, cần lưu ý một số nội dung sau:
1. Phát hiện vấn đề, nhất là những vấn đề còn hạn chế của chi bộ, cơ quan đơn vị mình. Ví dụ:
- Về công tác tự phê bình, phê bình.
- Về công tác thực hành dân chủ ở cơ sở.
- Về công tác phát triển đảng viên mới; xây dựng các đoàn thể.
- Về thực hành chế độ, chính sách đối với người lao động.
- Về chất lượng chuyên môn của cán bộ, đảng viên, người lao động.
- Những biểu hiện tiêu cực, thói hư tật xấu của cán bộ, viên chức.
- Về tinh thần trách nhiệm của cán bộ công chức, viên chức, người lao động.
- Một số vấn đề bức xúc, nổi cộm trong lĩnh vực tư tưởng, đạo đức vv…
2. Chọn nội dung sinh hoạt chuyên đề:
Khi đã phát hiện vấn đề cần đưa ra chi bộ, cơ quan đơn vị thảo luận, chọn một bài báo, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về vấn đề này ( hoặc chọn một nội dung liên quan đến vấn đề đã chọn trong các chuyên đề do Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật biên soạn và phát hành. Hoặc tổng hợp một số lời dạy của Bác liên quan đến vấn đề đã chọn).
Trong mỗi kỳ sinh hoạt chuyên đề, không nên tham quá nhiều vấn đề, nên chọn một nội dung để thảo luận cho thực sự sâu sắc và thiết thực, từ đó chi bộ, cơ quan, đơn vị bàn biện pháp phấn đấu, khắc phục, tạo chuyển biến, đẩy lùi, tiến tới giải quyết dứt điểm trong một thời hạn nhất định.
3. Biên soạn nội dung chuyên đề cần thảo luận:
Có thể biên soạn theo bố cục sau:
- Nêu sự cần thiết việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh liên quan đến nội dung lựa chọn.
- Đánh giá việc thực hiện nội dung liên quan trong chi bộ, cơ quan, đơn vị ( ưu điểm, khuyết điểm).
- Đề ra các giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện tốt nội dung liên quan tại chi bộ, cơ quan, đơn vị.
- Nêu một số câu hỏi gợi ý để tập trung thảo luận về chuyên đề.
4. Tổ chức sinh hoạt chuyên đề:
- Thông qua nội dung chuyên đề.
- Thảo luận, tham gia đóng góp ý kiến về các nội dung trên. Trong quá trình thảo luận, đồng chí chủ trì cần phát huy dân chủ, lắng nghe ý kiến của các thành viên và gợi ý những nội dung quan trọng để các thành viên dự họp tham gia thảo luận, thể hiện chính kiến của mình.
- Kết luận các giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện tốt nội dung liên quan; những vấn đề trước mắt cần thực hiện tại chi bộ, cơ quan, đơn vị.
Trong các kỳ sinh hoạt chuyên đề các quý tiếp theo và định kỳ 6 tháng, năm cần đánh giá việc thực hiện chuyên đề, tiếp tục bàn biện pháp để thực hiện nội dung đảm bảo thực sự hiệu quả.
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục