Giáo dục

Qua bài Thân em như tấm lụa đào, trình bày suy nghĩ về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội hiện đại

Đề bài: Qua bài Thân em như tấm lụa đào, trình bày suy nghĩ về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội hiện đại

qua bai than em nhu tam lua dao trinh bay suy nghi ve cuoc song cua nguoi phu nu trong xa hoi hien dai

This post: Qua bài Thân em như tấm lụa đào, trình bày suy nghĩ về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội hiện đại

Qua bài Thân em như tấm lụa đào, trình bày suy nghĩ về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội hiện đại

Bài làm:

Kho tàng văn học dân gian Việt Nam là một trong những kho tàng văn học đặc sắc và đồ sộ nhất. Nó là nguồn cảm hứng nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người dân Việt, nó tưới mát tâm hồn ta bằng những câu hò, những lời ru ngọt ngào. Đồng thời, kho tàng ấy cũng là nơi diễn tả những tâm tư, tình cảm, những ước muốn khát khao của người lao động trong xã hội xưa. Và ca dao cũng là nơi cất lên những tiếng hát thương thân từ những mảnh đời bất hạnh, cay đắng, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội xưa. Chẳng vậy, đã có biết bao câu ca dao được sáng tác ra với những lời hát chua xót, thương cho số phận mình của người phụ nữ, trong đó có câu ca dao:

“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?”

Đó là lời than thân, lời thương phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, vậy còn người phụ nữ Việt Nam hiện đại ngày nay, cuộc sống của họ như thế nào?

Thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa luôn bị rẻ rúng, bị coi thường, coi nhẹ. Họ không bao giờ có chút quyền hành cũng như có chút tiếng nói nào trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Dù họ có xinh đẹp, có giỏi giang, họ vẫn chỉ là những người mang phận đàn bà thấp cổ bé họng trong xã hội mà thôi. Không chỉ vậy, họ còn thường xuyên bị chà đạp về tinh thần, chà đạp lên quyền sống nữa. Chẳng vậy, những lời than của họ thường cất lên đau đớn vô cùng:

“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?”

Đó là lời than đau xót về một số phận bấp bênh của một người phụ nữ đẹp đẽ như một tấm “lụa đào” quý báu. Họ than cho số phận mỏng manh, bấp bênh, trôi nổi, “phất phơ” trước gió của mình. Họ cũng càng lo lắng hơn về số phận, tương lai của mình liệu sẽ đi về đâu, sẽ đến miền đất nào “biết vào tay ai” khi mà giữa chốn “chợ” xô bồ bao kẻ xảo quyệt! Họ chỉ dám so bì thân phận mình như một tấm lụa xinh đẹp bị vứt ngổn ngang giữa chốn xô bồ, thật là một sự so bì đầy mặc cảm, tự ti. Liệu rằng cuộc sống của họ có được như mong muốn khi mà họ chẳng có quyền hành, chẳng thể tự định đoạt số phận của bản thân?

Người phụ nữ trong xã hội xưa đau khổ, thương xót là vậy, thế nhưng người phụ nữ Việt Nam hiện đại ngày nay có phải chịu chung số phận như vậy hay không? Câu trả lời là không! Người phụ nữ Việt giờ đây đang vươn mình mạnh mẽ, trở thành những người phụ nữ chủ động, đầy táo bạo.

Nếu như người phụ nữ xưa chỉ dám ví mình như một tấm lụa mỏng manh, bay trong gió , phất phơ giữa chốn xô bồ bởi họ tự ti, họ mặc cảm, thì nay, người phụ nữ Việt, họ hoàn toàn chủ động, hoàn toàn tự tin khi đứng trước toàn xã hội. Có thể nói, người phụ nữ hiện nay đang sống dựng với một tầm vóc mới. Họ hoàn toàn không có sự mặc cảm cho thân phận của mình như những người phụ nữ ngày xưa nữa. Họ rất tự tin, làm chủ mọi hoàn cảnh mà số phận đưa đẩy mình chảy trôi vào. Chúng ta có thể biết tới một nữ doanh nhân quý bà Nguyễn Thị Phương Thảo – tổng giám đốc của hãng hàng không nổi tiếng Việt Nam – Vietjet Air. Người phụ nữ vốn là người chân yếu tay mềm, thế nhưng, bà Phương Thảo đã chứng minh được rằng người phụ nữ là người có thể làm được những điều mà đàn ông làm được. Người phụ nữ có quyền khẳng định bản thân mình, khẳng định vị thế của mình trước xã hội. Họ được giáo dục, được học hành, được tham gia vào xã hội như những người đàn ông, nam nhân khác. Họ đứng ở vị thế bình đẳng với những người đàn ông trong xã hội. Có thể nói, giờ đây, người phụ nữ Việt Nam chẳng còn phải mặc cảm hay tự ti về bản thân mình nữa, bởi họ hoàn toàn có thể trở thành những trụ cột của đất nước. Và chúng ta không thể không biết tới hình ảnh Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân – một người phụ nữ cực kì tài giỏi. Bà đã cùng những người khác lãnh đạo đất nước Việt Nam trở lên giàu có, tươi đẹp hơn. Và chúng ta càng vui mừng hơn nữa khi tỷ lệ những phụ nữ trong bộ máy chính quyền các cấp đang ngày một thêm nhiều. Đó cũng cho thấy một phần bản lĩnh của người phụ nữ trong xã hội ngày nay.

Người phụ nữ Việt Nam hiện nay chẳng còn những mặc cảm như trước, bởi họ có được quyền bình đẳng như nam giới, được tham gia vào các công việc của xã hội, được góp sức mình cho đất nước. Họ chẳng còn là những tấm lụa đào phải chịu cảnh “phất phơ” giữa chốn “chợ” xô bồ kẻ bán người mua mà tủi thân thương phận mình nữa!

Không chỉ vậy, người phụ nữ hiện nay còn có thể tự mình định đoạt số phận, tương lai của mình nữa. Trước kia, người phụ nữ chỉ có thể đứng trong khuê phòng chờ đợi sự sắp đặt của cha mẹ, của xã hội, lễ giáo mà chẳng một ai dám phản kháng. Bởi họ yếu đuối, mỏng manh, chịu sự chi phối của lễ giáo phong kiến đầy tàn bạo. Có chăng, chỉ có nàng Kiều dám “vượt rào” mà qua tỏ tình, thề nguyền cùng chàng Kim Trọng mà thôi. Thế nhưng, người phụ nữ ngày nay, họ được tự do quyết định tình yêu của mình, được tự do kết hôn với người mình mong muốn, được tự quyết định số phận của mình. Người phụ nữ ngày nay được tự mình chọn lựa công việc yêu thích, ngành học yêu thích của mình. Họ được tự do lo lắng, chăm sóc bản thân mà không phải chịu sự chi phối, định đoạt của cha mẹ, của người chồng nữa. Không còn những định kiến như “thuyền theo lái, gái theo chồng” hay quan niệm “chồng là trời” nữa! Quả thật, người phụ nữ Việt hiện nay đang trở nên thật sắc sảo, tài giỏi và mạnh mẽ hơn biết chừng nào!

Chúng ta hãy cùng nhìn lại những người phụ nữ ngày nay như chị Võ Thị Sáu – người nữ anh hùng chẳng chịu kém những chàng trai đất Việt. Chị đã dũng cảm đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược dù biết sẽ biết đánh, bị giết chết. Chị chẳng chịu làm một người phụ nữ yên phận lấy chồng, sinh con đẻ cái. Chị quyết tâm tự đứng lên, tạo ra số phận riêng cho chính mình. Rồi giờ đây, đất nước chúng ta có thêm những nữ doanh nhân tài giỏi như bà Mai Kiều Liên – tổng giám đốc của Vinamilk, bà Chu Thị Thanh Hà – chủ tịch của FPT Telecom, và hàng triệu, hàng triệu người phụ nữ Việt khác. Họ đều là những người được cả xã hội Việt Nam và thế giới công nhận là những người phụ nữ có tầm ảnh hưởng nhất Việt Nam. Bởi họ đã quyết tâm học tập, quyết tâm dựng xây cho mình một tương lai do mình làm chủ, định đoạt.

Xã hội ngày nay, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã dần trở thành những điều quá khứ. Chúng ta đang thấy một lớp phụ nữ mới vừa xinh đẹp, lại vừa có tài năng, có sức mạnh tạo nên những điều mà tưởng chừng chỉ những người đàn ông mới có thể làm được. Có chăng có được những điều như vậy là do những người phụ nữ đã càng ngày càng trở lên mạnh mẽ hơn, sắc sảo hơn. Họ ý thức được sức mạnh, ý chí của mình để tạo nên những điều mới mẻ trong xã hội hiện nay.

Tuy rằng, một số bộ phận nhỏ trong xã hội ta vẫn còn tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, lấy đàn ông làm trọng, nhưng chắc chắn rằng một ngày không xa, họ sẽ phải công nhận những việc làm của những người phụ nữ, công nhận sức mạnh, sự tài giỏi của những người phụ nữ hôm nay.

Ngoài ra, phụ nữ Việt hiện nay vẫn còn gặp phải những tình tràng như bạo hành gia đình, hay bị đánh đập bởi những người chồng “đầu gối tay ấp” của mình. Mong rằng, xã hội chúng ta hãy chung tay cùng nhau tuyên truyền về ý thức cũng như về các quyền lợi của phụ nữ để mọi người dân có thể hiểu và để người phụ nữ có thể phát huy được những tiềm năng của mình, cống hiến cho đất nước nhiều hơn nữa.

Người phụ nữ Việt Nam hiện nay đang được sống một cuộc sống hạnh phúc. Tuy rằng sự bình đẳng giới là chưa được tiến hành hoàn toàn, thế nhưng họ đã được xã hội quan tâm đúng mực. Người phụ nữ đã được phát huy hết thảy những tiềm năng vốn có của mình. Mong rằng xã hội Việt Nam sẽ càng ngày càng phát triển hơn nữa để người phụ nữ có thêm được nhiều niềm vui, hạnh phúc hơn, không để họ phải rơi vào hoàn cảnh như câu ca dao trên.

———————-HẾT————————-

Để có cái nhìn sâu sắc, đồng cảm với thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa qua những câu ca dao than thân, bên cạnh bài văn mẫu trên đây, các em có thể tham khảo thêm: Phân tích bài ca dao Thương thay thân phận con tằm, Phân tích bài ca dao: Thân em như củ ấu gai…, Cảm nhận của em về số phận người phụ nữ qua các câu ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa, Phân tích bài ca dao sau: “Trèo lên cây khế nửa ngày…Ta như sao vượt chờ Trăng giữa trời”.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button