Giáo dục

5 Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2022 – 2023

Đề thi học kì 1 Hóa 11 năm 2022 – 2023 gồm 4 đề kiểm tra chất lượng cuối kì 1 có đáp án chi tiết kèm theo.

Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Hóa học được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, gồm cả tự luận 100% và đề trắc nghiệm 100%, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa. Thông qua bộ đề thi học kì 1 lớp 11 môn Hóa quý thầy cô và các em học sinh có thêm nhiều tư liệu ôn tập củng cố kiến thức luyện giải đề chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết đề thi HK1 Hóa 11, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

This post: 5 Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2022 – 2023

Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Hóa năm 2022 – 2023

Ma trận đề thi học kì 1 Hóa 11

TRƯỜNG THPT ………………. MA TRẬN ĐỀ THI ĐỀ THI CUỐI KÌ I

NĂM HỌC 2022 – 2023

Phân môn: Hoá học 11

(Số câu: 40 câu; Đề thi có 04 trang)

Thời gian làm bài: 50 phút(không kể thời gian giao đề)

Chủ đề Mức độ nhận thức Tổng Số câu
Kiến thức HÓA 11 Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
1.Sự điện li Số câu 3 3 2 1 9
Điểm 0,75 0,75 0,5 0,25 2,25
2. Nito- Photpho Số câu 3 4 4 2 13
Điểm 0,75 1,0 1,0 0,5 3,25
3.Cacbon – Silic Số câu 3 3 3 2 11
Điểm 0,75 0,75 0,75 0,5 2,75
4.Đại cương hóa hữu cơ Số câu 3 2 2 0 7
Điểm 0,75 0,5 0,5 0 1,75
Tổng số câu Số câu 12 12 11 5 40
Tổng điểm Điểm 3,0 3,0 2,75 1,25 10,0

Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Hóa

Câu 1(Nhận biết): Chất nào sau đây là chất không điện li

A. NaCl
B. CH3COOH
C. HCl
D. C2H5OH

Câu 2(Nhận biết): Chất nào sau đây là chất điện li mạnh

A. NaCl
B. CH3COOH
C. HClO
D. C2H5OH

Câu 3(Nhận biết): Dung dịch X có nồng độ ion H+ là 10-5, pH của dung dịch X là

A.5.
B. 9.
C. 12.
D. 8.

Câu 4(Thông hiểu): Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sao đây là đúng?

A.. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro là axit.
B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.
C. Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+trong nước là axit.
D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.

Câu 5(Thông hiểu): Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?

A.[H+] = 0,10M.
B.[H+] > [NO3].
C. [H+] < [NO3]
D.[H+] < 0,10M.

Câu 6(Thông hiểu): Cho các phản ứng sau: (1) NaHCO3 + NaOH; (2) NaOH + Ba(HCO3)2; (3) KOH + NaHCO3; (4) KHCO3 + NaOH; (5) NaHCO3 + Ba(OH)2; (6) Ba(HCO3)2 + Ba(OH)2; (7) Ca(OH)2 + Ba(HCO3)2. Hãy cho biết có bao nhiêu phản ứng có phương trình ion thu gọn là:

A.5.
B. 4.
C. 3.
D. 2.

Câu 7(Vận dụng): Trung hòa 50 ml dung dịc NaOH 1M cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của V là

A.200.
B. 100.
C. 25.
D. 50.

Câu 8(Vận dụng): Trung hòa 300 ml dung dịch hỗn hợp HCl và HNO3 có pH = 2 cần V ml dung dịch NaOH 0,02M. Giá trị của V là

A.300.
B.150.
C. 200.
D. 250

Câu 9(Vận dụng cao): Dung dịch X gồm: x mol H+; y mol Al3+, z mol SO42- và 0,1 m0l Cl. Khi cho từ từ đến dư dd NaOH vào dd X. Khi cho 300 ml dd Ba(OH)2 0,9 M tác dụng với dd X thu được kết tủa Y và dd Z. Khối lượng kết tủa Y là

A.51,28
B. 62,91
C. 46,60
D. 49,72

Câu 10(Nhận biết): Hóa trị và số oxi hóa của nito trong axit HNO3

A.IV và + 5.
B. IV và + 4.
C. V và + 5.
D. IV và + 3.

Câu 11(Nhận biết: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 là:

A.Ag2O, NO2, O2.
B. Ag, NO, O2.
C. Ag2O, NO, O2.
D. Ag, NO2, O2.

Câu 12(Nhận biết): Các kim loại không phản ứng với HNO3 đặc nguội là

A.Al, Fe, Cu.
B. Al, Fe, Cr.
C. Al, Fe, Na.
D. Al, Fe, Sn.

Câu 13(Thông hiểu): Trong phản ứng , tổng hệ số (là số nguyên tối giản của) các chất là

A.19.
B.11.
C. 14.
D. 20.

Câu 14(Thông hiểu): Cho các phát biểu sau:

(1) Trong phân tử HNO3 nguyên tử N có hoá trị V, số oxi hoá +5;

(2) Để làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước ta dẫn khí qua bình đựng vôi sống (CaO) ;

(3) HNO3 tinh khiết là chất lỏng, không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm;

(4) dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu nâu là do dung dịch HNO3 có hoà tan một lượng nhỏ khí NO2.

Số phát biểu đúng:

A.1.
B.3.
C. 4.
D. 2.

Câu 15(Thông hiểu): Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử là

A. 8.
B. 5.
C. 7.
D. 6.

Câu 16(Thông hiểu): Cho dung dịch muối X đến dư vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được chất rắn T và khí không màu hóa nâu trong không khí. X và Y lần lượt là

A.AgNO3và FeCl2.
B. AgNO3 và FeCl3.
C. Na2CO3 và BaCl2.
D. AgNO3và Fe(NO3)2.

Câu 17(Vận dụng): Cho 7,68 gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, thu V lít khí NO (đktc).Giá trị của V là

A.3,36.
B. 2,688
C. 1,792.
D. 2,24

Câu 18(Vận dụng): Cho 17,04 gam P2O5 vào 82,96 gam nước, thu được dung dịch X. Nồng độ phân trăm của dung dịch X là

A.11,76%
B. 19,6%.
C. 23,52%
D. 17,04%.

Câu 19(Vận dụng): Cho 0,448 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống sứ đựng 16 gam CuO nung nóng, thu được chất rắn X (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn). Phần trăm khối lượng Cu trong X là

A.12,37.
B. 14,12.
C. 85,88.
D. 87,63.

Câu 20(Vận dụng): Hỗn hợp X gồm Fe và Cu. Cho m gam X vào dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Nếu cho m gam X vào dung dịch HNO3 đặc, nguội (dư), thu được 1,12 lít khí (đktc). Giá trị m là

A.7,2.
B. 8,8.
C. 11.
D. 14,4.

Câu 21(Vận dụng cao): Cho m gam hỗn hợp Fe và Cu (Fe chiếm 36% về khối lượng) tác dụng với dung dịch chứa 0,7 mol HNO3 tới khi phản ứng hoàn toàn, thu được 0,68m gam chất rắn X, dung dịch Y và 6,72 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm NO2 và NO. Phần trăm thể tích của NO trong hỗn hợp Z gần với giá trị nào nhất?

A.34%.
B. 25%.
C. 17%.
D. 50%.

Câu 22(Vận dụng cao): Cho m gam Fe vào bình đựng dung dịch H2SO4 và HNO3, thu được dung dịch X và 1,12 lít khí NO. Thêm tiếp H2SO4 dư vào bình, thu được 0,448 lít NO và dung dịch Y. Trong cả 2 trường hợp đều có NO là sản phẩm khử duy nhất ở kiện tiêu chuẩn. Dung dịch Y hòa tan vừa hết 2,08 gam Cu không tạo sản phẩm khử N+5. Các phản ứng đều hoàn toàn. Giá trị m là

A.4,2.
B.2,4.
C. 3,92.
D. 4,06.

Cacbon –Silic

Câu 23(Nhận biết): Các nguyên tử thuộc nhóm IVA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là

A.ns2np2.
B. ns2np3.
C. ns2np4.
D. ns2np5.

Câu 24(Nhận biết): Loại than nào sau đây không có trong tự nhiên?

A.Than chì.
B.Than antraxit.
C. Than nâu.
D. Than cốc.

Câu 25(Nhận biết): Số oxi hóa cao nhất của silic thể hiện ở hợp chất nào trong các chất sau đây?

A.SiO.
B.SiO2.
C. SiH4.
d. Mg2Si.

Câu 26(Thông hiểu): Cho dãy các chất: SiO2, Cr(OH)3, CrO3, Zn(OH)2, NaHCO3, Al2O3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH (đặc, nóng) là

A.6.
B. 3.
C. 5.
D. 4.

……………….

Đáp án đề thi học kì 1 Hóa 11

Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án
1 D 11 D 21 C 31 B
2 A 12 B 22 D 32 A
3 A 13 D 23 A 33 D
4 C 14 B 24 D 34 B
5 A 15 C 25 B 35 A
6 C 16 A 26 A 36 C
7 C 17 C 27 C 37 C
8 B 18 C 28 D 38 C
9 A 19 A 29 A 39 D
10 A 20 A 30 B 40 C

………………

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung đề thi kì 1 Hóa 11

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button