Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt
BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ I
Môn Tiếng Việt – Lớp 3
Phần I.
This post: Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1
I. Đọc thành tiếng (35 phút)
Giáo viên cho các em đọc một đoạn trong các bài tập đọc sau: Giọng quê hương trang 76; Đất quý, đất yêu trang 84; Người liên lạc nhỏ trang 112.
(Tài liệu HD Tiếng việt tập 1 – lớp 3)
II . Đọc thầm bài đoạn văn sau (30 phút)
CÓ NHỮNG MÙA ĐÔNG
1. Có những mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn trẻ. Bác làm nghề cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng. Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt, vừa đói.
2. Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. Buổi sáng, trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào bếp lò. Tối về Bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ giấy cũ, để xuống dưới đệm nằm cho đỡ lạnh.
(Trần Dân Tiên)
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng và làm bài tập sau:
Câu 1. Bác Hồ làm việc trong khoảng thời gian là bao lâu?
A. 5 giờ
B. 6 giờ
C. 7 giờ
D. 8 giờ
Câu 2. Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước nào?
A. Nước Ý
B. Nước Pháp
C. Nước Anh
D. Nước Tây ban nha
Câu 3: Bài văn này nhằm nói lên điều gì?
A. Cho ta biết Bác Hồ đã chống rét bằng cách nào khi ở Pháp.
B. Tả cảnh mùa đông ở Anh và Pháp.
C. Nói lên những gian khổ mà Bác Hồ phải chịu đựng để tìm đường cứu nước.
Câu 4. Bộ phận được in đậm trong câu: “Bác làm nghề cáo tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống.” trả lời cho câu hỏi nào?
A. Vì sao?
B. Để làm gì?
C. Khi nào?
D. Ai làm gì?
Câu 5. Nhớ ơn Bác Hồ em sẽ làm gì?
Câu 6. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau.
Trần Quốc Toản mình mặc áo bào đỏ vai mang cung tên lưng đeo thanh gươm báu ngồi trên con ngựa trắng phau.
Câu 7. Câu nào dưới đây được viết theo mẫu Ai – Thế nào?
A. Hươu là một đứa con ngoan.
B. Hươu rất nhanh nhẹn, chăm chỉ và tốt bụng.
C. Hươu xin phép mẹ đến thăm bác Gấu.
Câu 8. Gạch dưới sự vật được so sánh trong câu sau
Những chùm hoa sấu trắng muốt nhỏ như những chiếc chuông reo.
Câu 9. Sự vật nào được nhân hóa trong câu văn sau?
Chị gió còn dong chơi trên khắp các cánh đồng, ngọn núi.
A. chị Gió
B. cánh đồng
C. ngọn núi
Phần II.
1. Chính tả (Nghe – viết)
Viết bài: Hũ bạc của người cha – Viết đoạn 3 của bài.
(TLDH – T.Việt 3 – tập 1B- Trang 121) (15 phút)
2. Tập làm văn
Viết một bức thư ngắn cho bạn kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn (25 phút)
2. Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt
Phần I. Kiểm tra kỹ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt
1. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Học sinh đọc lưu loát, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng: (4 điểm)
- Đọc sai từ, sai dấu thanh trừ, ngắt nghỉ hơi không đúng: 2 lỗi trừ 0,2 điểm.
2. Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm)
Câu 1: D
Câu 2: B
Câu 3: C
Câu 4: B
Câu 1, 2, 3, 4: Khoanh đúng mỗi câu cho: 0,5 điểm
Câu 5: Ghi được việc làm phù hợp với lứa tuổi hs 0,5 đ
Nhớ ơn Bác Hồ em sẽ: Học tập thật tốt, ngoan ngoãn, lễ phép,….
Câu 6: Điền đúng 1 dấu phẩy cho: 0,5 điểm
Trần Quốc Toản mình mặc áo bào đỏ, vai mang cung tên, lưng đeo thanh gươm báu, ngồi trên con ngựa trắng phau..
Câu 7. 1đ
B. Hươu rất nhanh nhẹn, chăm chỉ và tốt bụng.
Câu 8. Gạch dưới sự vật được so sánh trong câu sau 1đ
Những chùm hoa sấu trắng muốt nhỏ như những chiếc chuông reo.
Câu 9. 1đ
A. chị Gió
Phần II. Kiểm tra kỹ năng viết chính tả và viết văn.
1. Viết chính tả:
- Bài trình bày sạch sẽ, viết đúng chính tả cho: 2 điểm
- Bài viết sai lỗi chính tả, dấu thanh 3 lỗi trừ 0,5 điểm
- Toàn bài trình bày bẩn trừ: 0,25 điểm
2. Tập làm văn:
Thị xã, ngày 20 tháng 11 năm 2019
Nga thân mến!
Mình đã biết được quê Nga rồi đấy! Còn Nga, Nga nói là chưa hề lên thị xã lần nào phải không? Hè này, Nga ráng lên mình chơi nhé. Mình sẽ dẫn Nga đi chơi công viên, vào cung thiếu nhi, đi nhà lồng thị xã, rồi sau đó chúng mình sẽ vào viện bảo tàng của tỉnh xem những hiện vật lịch sử trưng bày ở trong đó, thích lắm Nga ạ! Còn Nga muốn đọc sách tin mình sẽ dẫn Nga đến thư viện. Mình sẽ mượn cho Nga nhiều truyện tranh, từ truyện “Đô-rê-mon” đến “Thám tử lừng danh Cô-nan” hay “Pô-kê-môn” hoặc “Sa-lô-môn” v.v… Truyện gì cùng có. Mình biết Nga là một cô bé thích đọc truyện, thế nào mình cùng cố gắng giúp Nga thỏa mãn được cái sở thích ấy. Vậy Nga nhé! Tranh thủ lên chỗ mình chơi để biết thị xã. Mình sẽ đãi Nga một chầu kem que, kem cốc và vé đi xem phim nữa đó. Hẹn gặp lại Nga nhé!
Bạn gái
(Kí tên)
Song Hương
Lưu ý: Đối với những bài đạt điểm tối đa, yêu cầu trình bày sạch sẽ, không tẩy xóa, không mắc lỗi chính tả, chữ viết đẹp.
Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt
Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt
Môn Tiếng Việt- Lớp 3
(Thời gian 70 phút không kể giao đề)
I. ĐỌC HIỂU: (30 phút – 7 điểm)
1. Đọc thầm đoạn văn sau:
Ba điều uớc
Ngày xưa, có một chàng thợ rèn tên là Rít. Chàng được một tiên ông tặng cho ba điều ước. Nghĩ trên đời chỉ có vua là sung sướng nhất, Rít ước trở thành vua. Phút chốc, chàng đã đứng trong cung cấm tấp nập người hầu. Nhưng chỉ mấy ngày, chán cảnh ăn không ngồi rồi, Rít bỏ cung điện ra đi. Lần kia, gặp một người đi buôn, tiền bạc nhiều vô kế, Rít lại ước có thật nhiều tiền. Điều ước được thực hiện. Nhưng có của, Rít luôn bị bọn cướp rình rập. Thế là tiền bạc cũng chẳng làm chàng vui. Chỉ còn điều ước cuối cùng. Nhìn những trời, Rít ước bay được như mây. Chàng bay khắp nơi, ngắm cảnh trên trời dưới biển. Nhưng mãi rồi cũng chán, chàng lại thèm được trở về quê.
Lò rèn của Rít lại đỏ lửa, ngày đêm vang tiếng búa đe. Sống giữa sự quý trọng của dân làng, Rít thấy sống có ích mới là điều đáng mơ ước.
TRUYỆN CỔ TÍCH BA- NA
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
Câu 1. Chàng Rít được tiên ông tặng cho những gì ? (M 1 – 0,5 đ)
A. Vàng bạc
B. Lò rèn mới.
C. Ba điều ước
Câu 2: Chuyện gì xảy ra với Rít khi chàng có của ? (M2 – 0,5 đ)
A. Chán cảnh ăn không ngồi rồi
B. Luôn bị bọn cướp rình rập
C. Làm chàng vui
Câu 3:Trong bài có mấy hình ảnh so sánh? Là những hình ảnh nào? (M3- 1đ)
A. 1 hình ảnh là:
………………………………………………………………………………………………….
B. 2 hình ảnh là :
………………………………………………………………………………………………….
C. 3 hình ảnh là:
………………………………………………………………………………………………….
Câu 4: Câu chuyện trên muốn nói với ta điều gì? ( M4 – 1 đ)
………………………………………………………………………………………………….
Câu 5. Gạch chân dưới 2 từ chỉ hoạt động trong câu văn sau: (M3 – 0,5 đ)
Chàng bay khắp nơi, ngắm cảnh trên trời dưới biển.
Câu 6. Đặt dấu chấm hay dấu chấm hỏi vào cuối mỗi câu sau cho thích hợp: (M2 – 0,5 đ)
a) Điều gì mới là quan trọng đối với chàng Rít
b) Ba điều ước của chàng Rít không làm chàng vui
Câu 7: Tìm và ghi lại một câu theo mẫu “Ai thế nào?” trong bài.(M2 – 1 đ)
……………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 8: Khoanh vào chữ cái trước nhóm từ có từ không cùng nhóm với các từ còn lại ( M1 – 1 đ)
A. dòng sông, mái đình, cây đa, chân thật
B. Bố mẹ, ông bà, anh chị, chú bác
C. trẻ em, trẻ thơ, trẻ con, em bé
Câu 9: Viết một câu có sử dụng hình ảnh so sánh theo kiểu so sánh ngang bằng ( M3 – 1 đ)
……………………………………………………………………………………………………………………………
II- Chính tả (3 điểm):
Cây gạo
Cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng. Cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi. Nhưng không, dòng nhựa trẻ đang rạo rực khắp thân cây. Xuân đến, lập tức cây gạo già lại trổ lộc nảy hoa, lại gọi chim chóc tới, cành cây đầy tiếng hót và màu đỏ thắm.
Theo VŨ TÚ NAM
III-Tập làm văn (7 điểm):
Em hãy viết một đoạn văn từ 7 – 10 câu kể về một người mà em yêu quý.
* ĐỀ KIỂM TRA ĐỌC HỌC KỲ I – KHỐI 3
* Đọc và trả lời câu hỏi (Chú ý: 2 em đọc liền nhau không đọc cùng một đoạn)
1. Bài “Giọng quê hương”/ 77 đoạn 1 – Trả lời câu hỏi 1
2. Bài “Đất quý đất yêu”/ 85. Đoạn từ “Đây là mảnh đất” đến “một hạt cát nhỏ”– Trả lời câu hỏi 3
3. Bài “Nắng phương Nam”/ 94 đoạn 3 – Trả lời câu hỏi 3 hoặc 4
4. Bài “Người liên lạc nhỏ”/ 112 đoạn 1 – Trả lời câu hỏi 2
5. Bài “Hũ bạc của người cha”/ 121 đoạn 3 và 4 – Trả lời câu hỏi 3 hoặc 4
6. Bài “Đôi bạn”/ 131 đoạn 1 – Trả lời câu hỏi 1 hoặc 2
* BIỂU ĐIỂM: Tổng 3 điểm
– Đọc đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 đ
– Đọc đủ tiếng, từ: 1 đ (Sai 1 tiếng trừ 0,25đ)
– Ngắt nghỉ đúng dấu câu, cụm từ rõ nghĩa: 0,5 đ
– Trả lời đúng câu hỏi: 0,5đ
Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt
1. Đọc hiểu: 4 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | C | B | A.Nhìn những trời, Rít ước bay được như mây. | Lao động (làm việc) mới là có ích nhất. | Bay, ngắm | Dấu hỏi chấmDấu chấm |
Điểm | 0,5 | 0,5 | 1 | 1 | 0,5 | 0,5 |
Câu 7: Viết đúng 1 câu HS đạt điểm tối đa 1 đ
Câu 8: A. 1 điểm
Câu 9: HS đặt câu đúng : 1 đ
2. Chính tả: 3 điểm
– Viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ: 0,5 đ
– Đúng tốc độ, đúng chính tả: 2 đ
– Trình bày sạch đẹp: 0,5 đ
– Sai 1 lỗi trừ 0,25 đ (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định)
– Hai lỗi sai hoàn toàn giống nhau chỉ trừ một lần điểm
3. Tập làm văn: 7 điểm
+ Nội dung: 4 đ
– HS viết được đoạn văn 7 -10 câu, có nội dung gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài, có câu mở đoạn, kết đoạn.
+ Kĩ năng:
– Viết đúng chính tả : 0,5 đ
– Dùng từ, đặt câu, diễn đạt: 2 đ
– Sáng tạo : 0,5 đ
Lưu ý: Những bài viết quá số câu không cho điểm tối đa.
Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt – Đề 1
Họ và tên học sinh:………….……………………………..Lớp:……………………….Trường: ……………………Huyện:…………………….. | BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KỲ INĂM HỌC: ………..Môn: Tiếng Việt 3Ngày kiểm tra:……………..Thời gian kiểm tra (không kể thời gian phát đề) |
A. KIỂM TRA ĐỌC:
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc và trả lời một câu hỏi các bài tập đọc từ tuần 10 đến tuần 17.
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
ĐƯỜNG VÀO BẢN
Tôi sinh ra và lớn lên ở một bản hẻo lánh gần biên giới phía Bắc. Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp.
Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to. Nước suối bốn mùa trong veo, rào rạt. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm tung bọt trắng xóa. Hoa nước bốn mùa xòe cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản.
Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn xuống suối sẽ bắt gặp những đàn cá nhiều màu sắc tung tăng bơi lội. Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng…. Bên trên đường là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi. Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Đi trên đường, thỉnh thoảng khách còn gặp những cây cổ thụ. Có cây trám trắng, trám đen thân cao vút như đến tận trời… Những con lợn ục ịch đi lại ở ven đường, thấy người, giật mình hộc lên những tiếng dữ dội rồi chạy lê cái bụng quét đất. Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi nhau nháo nhác…
Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác xa và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.
(Theo Vi Hồng – Hồ Thủy Giang)
1. Đoạn văn trên tả cảnh vùng nào?
A. | núi |
B. | biển |
C. | đồng bằng |
2. Đoạn văn trên tả cảnh gì?
A. | suối |
B. | con đường |
C. | suối và con đường |
3. Vật gì năm ngang đường vào bản?
A. | ngọn núi |
B. | rừng vầu |
C. | con suối |
4. Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn thấy gì?
A. | cá, lợn và gà |
B. | cá, núi, rừng vầu, cây trám trắng, trám đen, lợn và gà |
C. | những cây cổ thụ |
5. Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh?
A. | Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. |
B. | Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to. |
C. | Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi nhau nháo nhác… |
6. Điền dấu phẩy vào câu “Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo bọt tung trắng xóa.”
A. | Đường vào bản tôi, phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo bọt tung trắng xóa |
B. | Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối, nước bốn mùa trong veo bọt tung trắng xóa |
C. | Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo, bọt tung trắng xóa |
7. Em hiểu gì về câu “Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.”
………………………………. ……………………………………………
………………………………. ……………………………………………
………………………………. ……………………………………………
8. Đặt một câu có hình ảnh so sánh:
………………………………. ……………………………………………
B. KIỂM TRA VIẾT:
I. Chính tả: (4 điểm)
Âm thanh thành phố
Hồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc. Từ căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thủ đô. Tiếng ve kêu rền rĩ trong những đám lá cây bên đường. Tiếng kéo lách cách của những người bán thịt bò khô.
Theo Tô Ngọc Hiến
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Đề bài: Hãy viết một bức thư ngắn thăm hỏi một người thân mà em quý mến.
Đáp án – Đề 1:
A. PHẦN ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
– Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của hs mà giáo viên cho điểm.
II. Đọc hiểu: (4 điểm)
Câu 1(0,5đ) | Câu 2(0,5đ) | Câu 3(1đ) | Câu 4(1đ) | Câu 5(0,5đ) | Câu 6(0,5đ) |
A | C | C | B | A | C |
Câu 7 và 8 tùy theo mức độ học sinh trả lời mà giáo viên tính điểm.
B. CHÍNH TẢ: (4 điểm)
– Trình bày đúng, sạch đẹp đạt 4 điểm.
– Sai quá 5 lỗi không tính điểm.
C. TẬP LÀM VĂN: (6 điểm)
– Học sinh viết được bức thư đúng yêu cầu, đúng chính tả, diễn đạt rõ ý, mạch lạc, trình bày sạch đẹp đạt 6 điểm.
– Tùy theo mức độ làm bài của học sinh mà giáo viên tính điểm.
Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt – Đề 2
A. Đọc (6 điểm)
I. Đọc thành tiếng (2,5 điểm)
HS bốc thăm và đọc một đoạn khoảng 50 tiếng/ phút và trả lời một câu hỏi một trong các bài tập đọc sau:
- Nắng phương nam (TV 3 tập 1 trang 94)
- Luôn nghĩ đến miền Nam (TV 3 tập 1 trang 100)
- Người con của Tây Nguyên (TV 3 tập 1 trang 103)
- Cửa Tùng (TV 3 tập 1 trang 109)
- Người liên lạc nhỏ (TV 3 tập 1 trang 112)
- Hũ bạc của người cha (TV 3 tập 1 trang 121)
- Đôi bạn (TV 3 tập 1 trang 130)
II. Đọc hiểu (3,5 điểm)
* Đọc thầm bài: “Cửa Tùng” sau đó khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau.
Cửa Tùng
Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải – con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.
Từ cầu Hiền Lương thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh mông. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây từng được ngợi ca là “Bà chúa của các bãi tắm”. Diệu kì thay trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.
Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
Theo Thuỵ Chương
Đọc thầm bài Cửa Tùng, sau đó khoanh vào ý trả lời đúng nhất:
1. Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp? (0,5 điểm)
a. Thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng, những rặng phi lao rì rào gió thổi.
b. Những cánh đồng lúa trải dài đôi bờ.
c. Những chiếc thuyền cặp bến hai bờ sông.
2. Những từ ngữ nào miêu tả ba sắc màu nước biển trong một ngày? (0,5 điểm)
a. Xanh thẫm, vàng tươi, đỏ rực.
b. Xanh nhạt, đỏ tươi, vàng hoe.
c. Hồng nhạt, xanh lơ, xanh lục.
3. Bờ biển Cửa Tùng được so sánh với hình ảnh nào? (0,5 điểm)
a. Một dòng sông.
b. Một tấm vải khổng lồ.
c. Một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim.
4. Trong các từ dưới đây, từ nào là từ chỉ hoạt động? (0,5 điểm)
a. Thuyền
b. Thổi
c. Đỏ
5. Bộ phận nào trong câu: “Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển.” trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)?
a. Cửa Tùng.
b. Có ba sắc màu nước biển
c. Nước biển.
Câu 6: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “là gì?” trong câu: “Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tâp.” (0,5 điểm)
Câu 7: Đặt câu “Ai thế nào?” (0,5 điểm)
B. Viết (4 điểm)
1. Chính tả (2 điểm)
Nghe – viết: Nhà rông ở Tây Nguyên
Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần. Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng khi cúng tế.
2. Tập làm văn (2 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị).
Gợi ý:
- Nhờ đâu em biết (em biết khi đi chơi, khi xem ti vi, khi nghe kể …..)?
- Cảnh vật, con người ở nông thôn (hoặc thành thị) có gì đáng yêu?
- Em thích nhất điều gì?
- Tình cảm của em về cảnh vật và con người ở nông thôn (hoặc thành thị)?
3. Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt – Đề 3
A: KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: ( …./5 điểm)
II. Đọc hiểu: (…./5 điểm) (20 phút) – Đọc thầm bài đọc sau:
Đường bờ ruộng sau đêm mưa
Sau trận mưa đêm qua, đường bờ ruộng trơn như đổ mỡ. Tan học về, các bạn học sinh tổ Đức Thượng phải men theo bờ cỏ mà đi. Các bạn phải lần từng bước một để khỏi trượt chân xuống ruộng.
Chợt một cụ già từ phía trước đi lại. Tay cụ dắt một em nhỏ. Em bé đi trên bờ cỏ còn bà cụ đi trên mặt đường trơn. Vất vả lắm hai bà cháu mới đi được một quãng ngắn. Chẳng ai bảo ai, mọi người đều tránh sang một bên để nhường bước cho cụ già và em nhỏ.
Bạn Hương cầm lấy tay cụ:
– Cụ đi lên vệ cỏ kẻo ngã.
Bạn Sâm đỡ tay em nhỏ:
– Cụ để cháu dắt em bé.
Đi khỏi quãng đường lội, bà cụ cảm động nói:
– Các cháu biết giúp đỡ người già như thế này là tốt lắm. Bà rất cảm ơn các cháu.
Các em vội đáp:
– Thưa cụ, cụ đừng bận tâm ạ. Thầy giáo và cha mẹ thường dạy chúng cháu phải giúp đỡ người già và trẻ nhỏ.
(Theo Đạo đức lớp 4, NXBGD – 1978)
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào ý đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập sau:
Câu 1 (0,5 điểm): Hương và các bạn gặp bà cụ và em bé trong hoàn cảnh nào?
A. Hai bà cháu cùng đi trên con đường trơn như đổ mỡ.
B. Bà đi trên mặt đường trơn còn em bé đi ở bờ cỏ.
C. Hai bà cháu dắt nhau đi ở bờ cỏ.
Câu 2 (0,5 điểm): Hương và các bạn đã làm gì?
A. Nhường đường và giúp hai bà cháu đi qua quãng đường lội.
B. Nhường đường cho hai bà cháu.
C. Không nhường đường cho hai bà cháu.
Câu 3 (1 điểm): Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
A. Phải chăm học, chăm làm.
B. Đi đến nơi, về đến chốn.
C. Biết giúp đỡ người già và trẻ nhỏ.
Câu 4 (1 điểm):
a) Gạch chân từ chỉ hoạt động trong câu: “Tay cụ dắt một em nhỏ.”
b) Từ chỉ đặc điểm trong câu “Sau trận mưa đêm qua, đường bờ ruộng trơn như đổ mỡ.” là:
A. đổ.
B. mỡ.
C. trơn.
Câu 5 (1 điểm): Câu “Bạn Sâm đỡ tay em nhỏ” được cấu tạo theo mẫu câu:
A. Ai là gì?
B. Ai làm gì?
C. Ai thế nào?
Câu 6 (1 điểm): Ghi lại câu trong bài có hình ảnh so sánh.
B – KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1. Chính tả: (5 điểm) – 15 phút
Nghe – viết: Bài Vầng trăng quê em (Tiếng Việt lớp 3, tập 1, trang 142)
2. Tập làm văn (5 điểm) – 25 phút.
Hãy viết một đoạn văn giới thiệu về tổ em.
Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt – Đề 4
I. PHẦN ĐỌC (40 PHÚT)
1/ Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập:
Dựa và nội dung bài tập đọc: “Người liên lạc nhỏ” (sách Tiếng việt 3, tập 1, trang 112 và 113)
Hãy khoanh trước ý trả lời đúng nhất và thực hiện các câu hỏi theo yêu cầu:
Câu 1: Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?
A. Đưa thầy mo về cúng cho mẹ ốm.
B. Bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới.
C, Dẫn đường đưa cán bộ đến gặp giặc Tây.
Câu 2: Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng?
A. Bác cán bộ thích cách ăn mặc của người Nùng.
B. Bác cán bộ luôn yêu núi rừng Việt Bắc.
C. Để dễ hòa đồng với mọi người, làm địch tưởng bác cán bộ là người địa phương.
Câu 3: Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Câu 4: Sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng đã giúp được hai bác cháu điều gì?
A. Khiến bọn giặc vui mừng nên hai bác cháu đã thoát khỏi vòng vây của địch.
B. Khiến bọn giặc không hề nghi ngờ nên để hai bác cháu đi qua.
C. Khiến nơi ở của người Nùng luôn bị giặc tấn công.
Câu 5: Trong các câu dưới đây, câu nào có hình ảnh so sánh?
A. Ông ké ngồi ngay xuống tảng đá, thản nhiên nhìn bọn lính.
B. Ông ké dừng lại, tránh sau lưng một tảng đá
C. Những tảng đá ven đường sáng hẳn lên như vui trong nắng sớm.
Câu 6: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? Để miêu tả một bông hoa trong vườn.
II/ Đọc thành tiếng:
Giáo viên cho học sinh bốc thăm, sau đó các em sẽ đọc thành tiếng (mỗi học sinh đọc một đoạn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3, tập một khoảng: 1 phút 45 giây – 2 phút 00 giây) và trả lời câu hỏi do giáo viên chọn theo nội dung được quy định như sau:
Bài 1: “Cô giáo tí hon”; đọc đoạn: “Bé treo nón,…mớ tóc mai.” (trang 17 và 18 ).
Bài 2: “Bài tập làm văn”; đọc đoạn: “Tôi cố nghĩ …bài tập làm văn.” (trang 46).
Bài 3: “Nhớ lại buổi đầu đi học”; đọc đoạn: “Hằng năm ,…hôm nay tôi đi học.” (trang 51).
Thời gian kiểm tra:
* Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập trên giấy: 30 phút.
* Đọc thành tiếng: tùy theo tình hình từng lớp, giáo viên tổ chức cho các em kiểm tra và chấm ngay tại lớp.
II. PHẦN VIẾT (40 phút)
I/ Phần chính tả: (nghe – viết) bài: “Ông ngoại” Sách Tiếng việt 3, trang 34).
Viết đoạn từ: “Thành phố …………. chữ cái đầu tiên.”
II/ Phần Tập làm văn:
Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 đén 7 câu) kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị) theo gợi ý sau:
+ Nhờ đâu em biết (em biết khi đi chơi, khi xem ti vi, khi nghe kể …..)?
+ Cảnh vật, con người ở nông thôn (hoặc thành thị ) có gì đáng yêu?
+ Điều gì làm em thích và đáng nhớ nhất?
+ Tình cảm của em về cảnh vật và con người ở nông thôn (hoặc thành thị)?
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3
Họ và tên: ……………………………………………. …………….Lớp:…………….
Giáo viên coi:…………………….. Giáo viên chấm:………………………………….
Phần I.
This post: Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1
I. Đọc thành tiếng (35 phút)
Đọc một đoạn trong các bài tập đọc: Đất quý, đất yêu; Nắng phương Nam; Cửa Tùng; Người liên lạc nhỏ; Nhà rông ở Tây Nguyên; Hũ bạc của người cha; Mồ Côi xử kiện
(Tài liệu HD Tiếng việt tập 1B – lớp 3)
II. Đọc thầm bài đoạn văn sau (30 phút)
CÓ NHỮNG MÙA ĐÔNG
Có một mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn trẻ. Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng chân tay thì lạnh cóng. Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt vừa đói.
Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. Buổi sáng, trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào bếp lò. Tối về Bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ giấy báo cũ, để xuống dưới đệm nằm cho đỡ lạnh
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng và làm bài tập sau:
Câu 1. Bác trọ ở đâu?
A. Khách sạn rẻ tiền.
B. Trọ nhà dân
C. Khách sạn sang trọng
Câu 2. Lúc ở nước Anh, Bác Hồ phải làm nghề gì để sinh sống?
A. Cào tuyết trong một trường học.
B. Viết báo.
C. Làm đầu bếp trong một quán ăn.
Câu 3. Hồi ở Pháp, mùa đông Bác phải làm gì để chống rét?
A. Dùng lò sưởi.
B. Dùng viên gạch nướng lên để sưởi.
C. Mặc thêm áo cũ vào trong người cho ấm.
Câu 4. Bác Hồ phải chịu đựng gian khổ như thế để làm gì?
A. Để kiếm tiền giúp đỡ gia đình.
B. Để theo học đại học.
C. Để tìm cách đánh giặc Pháp, giành độc lập cho dân tộc.
Câu 5. Nhớ ơn Bác Hồ em sẽ làm gì?
…………………………………………………………………………………………………………..
Câu 6. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau.
Trần Quốc Toản mình mặc áo bào đỏ vai mang cung tên lưng đeo thanh gươm báu ngồi trên con ngựa trắng phau.
Câu 7. Câu nào dưới đây được viết theo mẫu Ai – Thế nào?
A. Hươu là một đứa con ngoan.
B. Hươu rất nhanh nhẹn, chăm chỉ và tốt bụng.
C. Hươu xin phép mẹ đến thăm bác Gấu.
Câu 8. Gạch dưới sự vật được so sánh trong câu sau
Những chùm hoa sấu trắng muốt nhỏ như những chiếc chuông reo.
Câu 9. Sự vật nào được nhân hóa trong câu văn sau?
Chị gió còn dong chơi trên khắp các cánh đồng, ngọn núi.
A. chị Gió
B. cánh đồng
C. ngọn núi
Phần II.
1. Chính tả (Nghe – viết)
Viết bài: Đôi bạn – Viết đoạn 3 của bài
(TLDH – T.Việt 3 – tập 1B- Trang 82) (15 phút)
2. Tập làm văn
Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về tổ của em. (25 phút)
Đáp án Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3
Phần I. Kiểm tra kỹ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt
1. Đọc thành tiếng 4 điểm
Học sinh đọc lưu loát, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng: 4 điểm
Đọc sai từ, sai dấu thanh trừ, ngắt nghỉ hơi không đúng: 2 lỗi trừ 0,2 điểm.
2. Đọc thầm và làm bài tập 6 điểm
+ Câu 1, 2, 3, 4: Khoanh đúng mỗi câu cho: 0,5 điểm
+ Câu 5: Ghi được việc làm phù hợp với lứa tuổi hs 0,5 đ
+ Câu 6: Điền đúng 1 dấu phẩy cho: 0,5 điểm
Trần Quốc Toản mình mặc áo bào đỏ, vai mang cung tên, lưng đeo thanh gươm báu, ngồi trên con ngựa trắng phau..
Câu 7. Câu nào dưới đây được viết theo mẫu Ai – Thế nào? 1đ (Đáp án đúng được bôi đậm)
A. Hươu là một đứa con ngoan.
B. Hươu rất nhanh nhẹn, chăm chỉ và tốt bụng.
C. Hươu xin phép mẹ đến thăm bác Gấu.
Câu 8. Gạch dưới sự vật được so sánh trong câu sau 1đ
Những chùm hoa sấu trắng muốt nhỏ như những chiếc chuông reo.
Câu 9. Sự vật nào được nhân hóa trong câu văn sau? 1đ (Đáp án đúng được bôi đậm)
Chị gió còn dong chơi trên khắp các cánh đồng, ngọn núi.
A. chị Gió
B. cánh đồng
C. ngọn núi
Phần II. Kiểm tra kỹ năng viết chính tả và viết văn.
1. Viết chính tả:
- Bài trình bày sạch sẽ, viết đúng chính tả cho: 2 điểm
- Bài viết sai lỗi chính tả, dấu thanh 3 lỗi trừ 0,5 điểm
- Toàn bài trình bày bẩn trừ: 0,25 điểm
2. Tập làm văn:
- Viết được đoạn văn giới thiệu về tổ theo đúng yêu cầu, diễn đạt rõ ràng, dùng từ đúng.
- Giới thiệu được các thành viên trong tổ. Số bạn nam, số bạn nữ.
- Nêu được đặc điểm của từng bạn
- Cảm nhận về tổ của mình.
Lưu ý: Đối với những bài đạt điểm tối đa, yêu cầu trình bày sạch sẽ, không tẩy xóa, không mắc lỗi chính tả, chữ viết đẹp.
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 – Đề 2
UBND HUYỆN…………TRƯỜNG ………………. | ĐỀ KIỂM TRA KSCL CUỐI HỌC KÌ INăm học 2018 – 2019Môn Tiếng Việt 3 |
(Thời gian làm bài 40 phút)
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
1. ĐỌC THÀNH TIẾNG (4 điểm)
Giáo viên gọi học sinh lên bốc thăm đọc một trong các bài tập đọc đã học, từ tuần 1 đến tuần 17, SGK TV3 tập 1.
2. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP. (6 điểm)
Đọc thầm bài: “Đường vào bản”
Dựa theo nội dung bài đọc, trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ trước câu HS trả lời đúng:
Câu 1: (1 điểm)
Đoạn văn trên tả cảnh vùng nào?
a) Vùng núi.
b) Vùng biển
c) Vùng đồng bằng
Câu 2: (1 điểm) Vật gì nằm ngang đường vào bản?
a) Một ngọn núi.
b) Một rừng vầu.
c) Một con suối.
Câu 3: (1 điểm)
Em hãy nêu mục đích chính của đoạn văn trên?
…………………………………………………………………..……………
Câu 4: (1 điểm)
Đoạn văn trên có mấy hình ảnh so sánh?
a) Một hình ảnh
b) Hai hình ảnh
c) Ba hình ảnh
Câu 5: (1 điểm)
Gạch chân dưới từ chỉ đặc điểm trong các câu sau
a. Bông hoa cúc màu vàng rất đẹp.
b. Đồng lúa xanh bát ngát.
c. Lông thỏ mịn như nhung.
Câu 6: (1 điểm)
Em hãy viết một câu và xác định câu đó được viết theo mẫu câu nào.
……………………………………………………………………………………………………..
B. KIỂM TRA VIẾT ( 5 điểm)
1. Chính tả: 2 điểm
Bài “Về quê ngoại” ( Đoạn viết: Em về quê ngoại ……êm đềm. SGK TV3 tập 1 trang 133.)
2. Tập làm văn: 3 điểm
Đề bài: Viết một bức thư cho người thân để hỏi thăm sức khỏe và kể về tình hình học tập của em.
Đáp án Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3
A. ĐỌC HIỂU: 10 điểm
1. ĐỌC THÀNH TIẾNG (4 điểm)
Kiểm tra các bài tập đọc giữa HKI; theo hình thức cho HS bắt thăm. Giáo viên đánh giá, ghi điểm dựa vào các yêu cầu sau:
– Đọc đúng tiếng, từ, rõ ràng, rành mạch: 1 điểm
– Ngắt, nghỉ đúng ở các dấu câu 0,25 điểm.
– Tốc độ đọc đạt yêu cầu 0,25 điểm.
2. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP.(6 điểm)
Câu 1.(1 điểm). Đáp án a
Câu 2.(1 điểm). Đáp án c
Câu 3.(1 điểm). Tả con đường vào bản rất đẹp
Câu 4.(1 điểm). Đáp án b
Câu 5. (1 điểm). Đáp án đúng: a) vàng; b) xanh; c) mịn.
Câu 6. (1 điểm).
B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm
1. CHÍNH TẢ: 4 điểm
– Bài viết không mắc lỗi chính tả, viết chữ rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 4 điểm .
– Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần , thanh , không viết hoa đúng quy định ) trừ 0,25 điểm .
* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai độ cao – khoảng cách, trình bày bẩn …trừ 0,25 điểm .
2. TẬP LÀM VĂN: Viết đoạn văn: 6 điểm
– HS viết được một bức thư để hỏi thăm sức khỏe và kể về tình hình học tập của mình theo yêu cầu đạt 6 điểm .
– HS viết đúng cấu trúc một bức thư nhưng chưa đủ ý thì đạt 5 điểm .
– Tùy theo từng bài HS viết GV có thể cho 2 – 1,5 – 1 hoặc 0,5 điểm .
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 – Đề 3
A. Kiểm tra đọc (10đ)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4đ)
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6đ) (Thời gian: 20 phút)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải – con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh lũy tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.
Từ cầu Hiền Lương thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh mông. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây từng được ngợi ca là “Bà chúa của các bãi tắm”. Diệu kì thay trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.
Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
Theo Thuỵ Chương
Câu 1. Bài văn tả cảnh vùng nào? (M1- 0.5đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Vùng biển.
B. Vùng núi.
C. Vùng đồng bằng.
Câu 2. Trong một ngày, Cửa Tùng có mấy sắc màu nước biển? (M1- 0.5đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. 1 sắc màu.
B. 2 sắc màu.
C. 3 sắc màu.
D. 4 sắc màu
Câu 3. Trong câu” Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục” từ nào là từ chỉ đặc điểm? (M2 – 0.5đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Xanh lơ, xanh lục
B. Nước biển
C. Chiều tà
Câu 4. Trong các câu dưới đây, câu nào có hình ảnh so sánh? (M3 – 0,5đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Đôi bờ thôn xóm nước màu xanh của luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.
B. Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
C. Nơi dòng bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng.
Câu 5. Em cần làm gì để các bãi biển của nước ta ngày càng sạch đẹp hơn? (M4 – 1đ)
…………………………………………………………………………………………………………………..
Câu 6. Câu “Khi chiều tà, nước biển chuyển sang màu xanh lục.” thuộc mẫu câu nào đã học? (M1 – 1đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Ai là gì?
B. Ai làm gì?
C. Ai thế nào?
Câu 7. Em đặt dấu phẩy, dấu chấm thích hợp vào □ trong các câu văn sau: (M2-1đ)
Mi-sút-ca □ Xta-xích I-go □ cả ba bạn đều bịa chuyện □ Nhưng chỉ có I-go bị gọi là kẻ nói dối xấu xa □
Câu 8. Đặt 2 câu trong đó có sử dụng biện pháp so sánh. (M3 – 1đ)
…………………………………………………………………………………………………….
B. Kiểm tra viết (10đ) (Thời gian: 40 phút)
1. Chính tả nghe – viết (4đ) (15 phút)
Bài viết: Vầng trăng quê em. SGK TV3 tập 1/142.
2. Tập làm văn (6đ) (25 phút)
Viết một đoạn văn ngắn (6-8 câu) kể về thành phố nơi em đang ở.
Đáp án Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3
A. Kiểm tra đọc (10đ)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4đ)
– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1đ
– Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1đ
– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1đ
– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1đ
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6 điểm)
1. Bài văn tả cảnh vùng nào? (M1- 0.5đ)
A. Vùng biển.
2. Trong một ngày, Cửa Tùng có mấy sắc màu nước biển? (M1- 0.5đ)
C. 3 sắc màu.
3. Trong câu” Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục” từ nào là từ chỉ đặc điểm? (M2 – 0.5đ)
A. Xanh lơ, xanh lục
4. Trong các câu dưới đây, câu nào có hình ảnh so sánh? (M3 – 0,5đ)
B. Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
5. Em cần làm gì để các bãi biển của nước ta ngày càng sạch đẹp hơn? (M4 – 1đ)
Giữ vệ sinh môi trường, không xả rác xuống biển…
6. Câu “Khi chiều tà, nước biển chuyển sang màu xanh lục.” thuộc mẫu câu nào đã học? (M1 – 1đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
B. Ai làm gì?
7. Em đặt dấu phẩy, dấu chấm thích hợp vào □ trong các câu văn sau: (M2-1đ)
Mi-sút-ca, Xta-xích, I-go cả ba bạn đều bịa chuyện. Nhưng chỉ có I-go bị gọi là kẻ nói dối xấu xa.
(Đặt đúng mỗi dấu câu được: 0,25đ)
8. Đặt 2 câu trong đó có sử dụng biện pháp so sánh. (M3 – 1đ)
(Đặt đúng mỗi câu được: 0,2đ)
B. Kiểm tra viết (10đ)
1. Chính tả nghe – viết (4đ)
– Tốc độ đạt yêu cầu: 1đ
– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1đ
– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1đ. (Sai 1 lỗi trừ 0,1đ, 2 lỗi trừ 0,25đ)
– Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1đ
2. Tập làm văn (6đ)
– Nội dung: Viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu của đề bài: 3đ
– Kĩ năng:
+ Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1đ
+ Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1đ
+ Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1đ
Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt
Trường TH ……………. | Kiểm tra cuối học kì I Môn: Tiếng việtThời gian: 60 phút |
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
Phần: ĐỌC THÀNH TIẾNG (Ngày …/12/2020)
I/ Kiểm tra đọc thành tiếng: (6đ)
1/ Bài “Đôi bạn” (SGK-TV3, tập I, trang 130-131)
– Học sinh đọc (5đ) đoạn 1: “Thành và Mến là đôi bạn … lấp lánh như sao sa”.
– Và trả lời 1 câu hỏi (1đ): Thành và Mến là đôi bạn vào dịp nào? (Trả lời: kết bạn từ ngày nhỏ, khi giặc Mỹ ném bom miền bắc, gia đình Thành phải rời thành phố sơ tán về quê Mến ở nông thôn.)
+ Hoặc: Lần đầu ra thị xã chơi, Mến thấy thị xã cái gì cũng lạ? (Trả lời: Có nhiều phố, phố nào cũng san sát, cái cao cái thấp không giống như ở quê; xe cộ đi lại nườm nượp; ban đêm đèn điện lấp lánh như sao.)
2/ Bài “Đôi bạn” (SGK-TV3, tập I, trang 130-131)
– Học sinh đọc (5đ) đoạn 2: “Chỗ vui nhất là công viên … đưa vào bờ.”.
– Và trả lời 1 câu hỏi (1đ): Ở công viên có những trò chơi nào? (Trả lời: Có cầu trượt, đu quay)
+ Hoặc: Ở công viên, Mến đã có hành động gì đáng khen? (Trả lời: Nghe tiếng kêu cứu, Mến lập tức lao xuống hồ cứu một em bé đang vùng vẫy tuyệt vọng.)
+ Hoặc: Qua hành động Mến cứu em bạn, em thấy Mến có đức tính gì đáng quý? (Trả lời: Mến rất dũng cảm và sẵn sàng giúp đỡ người khác, không sợ nguy hiểm tới tính mạng.)
3/ Bài “Người liên lạc nhỏ” (SGK-TV3, tập I, trang 112-113)
– Học sinh đọc (5đ) đoạn 1: “Sáng hôm ấy, … tránh vào ven đường”.
– Và trả lời 1 câu hỏi (1đ): Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì? (Trả lời: Bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới.)
+ Hoặc: Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng ? (Trả lời: Vì vùng này là vùng người Nùng ở. Đóng vai ông già Nùng để dễ hòa đồng với mọi người để che mắt địch, tưởng ông cụ là người địa phương.)
+ Hoặc: Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào? (Trả lời: Kim Đồng đeo túi nhanh nhẹn đi trước, ông ké lững thững theo sau; gặp điều gì đáng ngờ Kim Đồng làm hiệu để ông ké tránh vào ven đường.)
4/ Bài “Đất quý, đất yêu” (SGK-TV3, tập I, trang 84-85)
– Học sinh đọc (5đ) đoạn 2: “Lúc hai người khách … một hạt cát nhỏ”.
– Và trả lời 1 câu hỏi (1đ): Khi khách xuống tàu, có điều gì bất ngờ xảy ra? (Trả lời: Viên quan bảo khách dừng lại, cởi giày ra để họ cạo sạch đất ở đế giày rồi mới để khách xuống tàu trở về nước.)
+ Hoặc: Vì sao người dân ở đây không để khách mang đi những hạt đất nhỏ? (Trả lời: Vì họ coi đất của quê hương là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.)
II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (4điểm)
Em hãy đọc thầm đoạn sau đây, rồi đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi phía dưới:
Âm thanh thành phốHồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc. Từ căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn của thủ đô. Tiếng ve kêu rền rĩ trong những đám lá cây bên đường. Tiếng kéo lách cách của những người bán thịt bò khô. Tiếng còi ô tô xin đường gay gắt. Tiếng còi tàu hoả thét lớn và tiếng bánh sắt lăn trên đường ray ầm ầm.Rồi tất cả như im lặng hẳn để nghe tiếng đàn vi-ô-lông trên một cái ban công, tiếng pi-a-nô ở một căn gác.Hải đã ra Cẩm Phả nhận công tác. Mỗi dịp về Hà Nội, Hải thích ngồi lặng hàng giờ để nghe bạn anh trình bày bản nhạc Ánh trăng của Bét-tô-ven bằng đàn pi-a-nô. Anh cảm thấy dễ chịu và đầu óc bớt căng thẳng.Theo TÔ NGỌC HIẾN |
1/ Lúc còn đi học, anh Hải say mê gì?
a/ Anh Hải say mê nghe âm thanh thành phố.
b/ Anh Hải rất say mê âm nhạc.
c/ Anh Hải rất say mê đàn.
d/ Anh Hải rất say tiếng sóng.
2/ Hằng ngày, anh Hải nghe thấy những âm thanh nào?
a/ Âm thanh náo nhiệt, ồn của thành phố.
b/ Âm thanh của tiếng đàn vi-ô-lông, tiếng pi-a-nô.
c/ Tiếng ve kêu rền rĩ, tiếng kéo lách cách của những người bán thịt bị khô, tiếng còi ô tô gay gắt, tiếng còi tàu hoả thét lớn và tiếng bánh xe sắt lăn ầm ầm, tiếng đàn vi-ô-lông và pi-a-nô..
d/ Tiếng ve kêu rền rĩ, tiếng kéo lách cách của những người bán hàng rông rao hàng, tiếng còi xe máy xin đường, tiếng còi tàu thủy thét lớn và tiếng đàn vi-ô-lông và pi-a-nô.
3/ Câu: Bác nông dân đang cày ruộng trên cánh đồng. thuộc kiểu câu nào?
a/ Ai là gì ?
b/ Ai làm gì?.
c/ Ai thế nào?
d/ Ai làm gì, thế nào?.
4/ Câu truyện Âm thanh thành phố có ý nghĩa gì?
….……………………………………………………………………………….
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I/ Chính tả: (5đ) Thời gian: 40 phút.
1/ Giáo viên đọc cho học sinh viết vào giấy ô li (nghe – viết):
Nghe – viết: bài “Mùa hoa sấu” (từ Vào những ngày cuối xuân,…. đến một chiếc lá đang rơi như vậy) – (trang 73, sách Tiếng Việt 3- Tập 1).
2/ Đánh giá, cho điểm:
a/ Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ cho 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; chữ thường – chữ hoa) trừ 0,5 điểm.
b/ Chú ý: Chữ viết không rã ràng, sai về độ cao – khoảng cách – kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn … bị trừ 1 điểm toàn bài. Hoặc tuỳ mức độ trừ điểm (như trừ: 0,75đ; 0,5đ; 0,25đ).
II/ Tập làm văn: (5đ) Thời gian: 40 phút. HS làm vào giấy ô li.
Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn (5- 7 câu) kể về một người hàng xóm mà em yêu mến.
Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt
I/ Đọc thành tiếng: (6đ)
– Giáo viên ghi số 1, 2, 3, 4 vào phiếu cho học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn đó, sau đó trả lời 1 câu hỏi. Giáo viên lần lượt kiểm tra từng học sinh.
– Học sinh đọc đúng, rõ ràng, không sai, trôi chảy … cho 5 điểm. Còn đọc sai, chậm, chưa rõ, … tuỳ mức độ cho điểm (như: 4,75đ; 4,5đ; 4,25đ; 4đ; 3,75đ; 3,5đ; 3,25đ; 3đ; 2,75đ; 2,5đ; 2,25đ; 2đ; 1,75đ; 1,5đ; 1,25đ; 1đ; 0,75đ; 0,5đ; 0,25đ; 0đ.)
– Và trả lời đúng ý câu hỏi cho 1 điểm. Còn chưa đủ ý, chưa rõ ràng … tuỳ mức độ cho điểm (như: 0,75đ; 0,5đ; 0,25đ; 0đ.)
II/ Đọc thầm: Từ câu 1 đến câu 3 (3 điểm). Mỗi câu đúng 1 điểm.
Riêng câu 4 học sinh nêu nôi dung câu chuyện thì được 1 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 |
Đáp án | b | c | b | ….………… |
B. Kiểm tra viết (10 điểm)
1. Chính tả: Nghe – viết (5 điểm)
+ Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đúng độ cao, đúng khoảng cách, trình bày đúng đoạn văn. (2 điểm)
+ Sai – lẫn 2 lỗi chính tả trong bài viết về âm, vần, thanh, không viết hoa đúng quy định trừ 0,5 điểm.
2. Tập làm văn. (5 điểm) Đảm bảo các yêu cầu:
Bài mẫu:
Cô Lan là người hàng xóm mà em rất yêu quí. Năm nay, cô đã ngoài 30 tuổi. Cô là một kĩ sư nông nghiệp. Hằng ngày cô luôn bận rộn với công việc nghiên cứu “giống cây trồng, vật nuôi”. Cô đã giúp bà con ở quê em cách trồng trọt, cách chăn nuôi tăng năng suất. Gia đình em rất quý mến cô, trân trọng việc làm của cô. Đối với gia đình em, cô rất gần gũi và thân thiện, cô còn quan tâm đến việc học của em. Cô thường khuyên em phải chăm lo học tập vâng lời thầy cô và bố mẹ. Em rất biết ơn cô, em xem cô như người thân trong gia đình của mình.
2/ Đánh giá, cho điểm:
– Học sinh viết được đoạn văn từ 5 đến 10 câu theo gợi ý của bài; câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ pháp; chữ viết rõ ràng, sạch sẽ cho 5 điểm.
– Hoặc tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,75; 4,5; 4,25; 4; 3,75; 3,5; 3,25; 3; 2,75; 2,5; 2,25; 2; 1,75; 1,5; 1,25; 1; 0,75; 0,5; 0,25).
Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt
Họ tên học sinh:……………………………………Lớp:……………
I. Chính tả – Nghe viết:
Giáo viên đọc cho học sinh viết
Bác Hồ rèn luyện thân thể
Bác Hồ rất chăm rèn luyện thân thể. Hồi ở chiến khu Việt Bắc, sáng nào Bác cũng dậy sớm luyện tập. Bác tập chạy ở bờ suối. Bác còn tập leo núi. Bác chọn những ngọn núi nào cao nhất trong vùng để leo lên với đôi bàn chân không.Có đồng chí nhắc:
– Bác nên đi giày cho khỏi đau chân.
– Cảm ơn chú.Bác tập leo chân không cho quen.
Sau giờ tập, Bác tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với giá rét.
Theo Đầu nguồn
II. PHẦN ĐỌC- HIỂU:
Cho văn bản sau:
Mạo hiểm
Có hai hạt giống nằm cạnh nhau trên mảnh đất mùa xuân màu mỡ. Hạt thứ nhất nói:
– Tôi muốn mọc thành cây. Tôi muốn đâm rễ sâu xuống đất, vươn mầm lên cao, nhú chồi non đón mùa xuân đang đến. Tôi ao ước được đón ánh mặt trời mơn man trên lá và những giọt sương lóng lánh đọng lại trên hoa.
Thế là hạt thứ nhất vươn mình một cách mạnh mẽ và đầy quyết tâm, bất chấp mọi trở ngại. Hạt thứ hai nói:
– Tôi sợ lắm. Tôi sợ đối diện với bóng tối khi rễ của tôi đâm xuống đất. Tôi sợ làm tổn thương những mầm non yếu ớt của tôi khi vươn mình lên khỏi mặt đất cứng này. Tôi sợ lũ ốc sên sẽ ngấu nghiến đám chồi non của tôi mất. Tôi sợ lũ con nít sẽ ngắt hoa khi tôi vừa mới nở. Không, tôi sẽ nằm đây cho an toàn.
Thế là hạt thứ hai tiếp tục đợi. Một con gà mái bới đất tìm món điểm tâm, nó tóm ngay hạt thứ hai và nuốt trôi
Theo Hạt giống tâm hồn
Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo câu hỏi.
Câu 1: Hai hạt mầm đã trao đổi với nhau về vấn đề gì?
A. Hai hạt mầm nói sẽ cùng nhau đi đến một mảnh đất màu mỡ hơn.
B. Hai hạt mầm trao đổi với nhau về việc muốn mọc thành cây.
C. Hai hạt mầm trao đổi với nhau về cách hút chất dinh dưỡng dưới lòng đất.
D. Hai hạt mầm trao đổi với nhau về việc sẽ sinh ra các hạt mầm nhỏ bé tiếp theo.
Câu 2: Hạt mầm thứ nhất suy nghĩ điều gì khi vươn mình lên đất?
A. Muốn mọc thành cây, đâm rễ xuống đất, đón ánh mặt trời và sợ tổn thương chồi non
B. Muốn mọc thành cây, vươn mầm nhú chồi non và sợ lũ ốc.
C. Muốn mọc thành cây, sợ lũ ốc, sợ đất cứng, sợ lũ trẻ ngắt hoa.
D. Muốn mọc thành cây, đâm rễ xuống đất, vươn mầm và nhú chồi non.
Câu 3: Cặp từ trái nghĩa nào tượng trưng cho suy nghĩ của hai hạt mầm?
A. Tích cực- tiêu cực
B. Quyết tâm- lo lắng
C. Cố gắng – nhút nhát
D. Hành động – nản chí
Câu 4: Sau khi chờ đợi, kết quả hạt mầm thứ hai nhận được gì?
A. Hạt mầm thứ hai bị kiến tha đi.
B. Trở thành một cây mầm tươi đẹp
C. Hạt mầm thứ hai bị gà ăn
D. Trở thành một cây mầm bị thối.
Câu 5: Qua câu chuyện trên em học được gì từ hạt mầm thứ nhất?
…………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………..
Câu 6: Đặt câu hỏi với bộ phận in đậm dưới đây:
a, Hai hạt giống nằm cạnh nhau trên mảnh đất mùa xuân màu mỡ.
b, Thế là hạt thứ hai tiếp tục đợi.
Câu 7: Câu văn nào dưới đây có sử dụng hình ảnh so sánh? (chọn nhiều đáp án)
A. Đêm tối ở thành phố ồn ã, sôi động chứ không yên tĩnh như ở quê.
B. Cả đàn ong là một khối hoà thuận.
C. Cây mai cao trên hai mét, dáng thanh, thân thẳng như thân trúc.
Câu 8: Các từ chỉ hoạt động trạng thái trong câu: “Tôi ao ước được đón ánh mặt trời mơn man trên lá và những giọt sương lóng lánh đọng lại trên hoa” là:
…………………………………………………………………………………………………………..
III. Tập làm văn:
Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5- 10 câu kể về một người hàng xóm mà em quý mến
PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG
Phiếu 1: Em hãy đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Cây vú sữa
Thân cây vú sữa thẳng, da sần sùi. Từ thân mọc ra rất nhiều cành dài. Lá của nó mới thật đặc biệt. Nó có một mặt thì xanh mơn mởn, một mặt lại có màu đỏ nâu. Vào độ cuối xuân khi tiết trời còn mát mẻ thì cũng là lúc những mầm non hé nở. Rồi hoa nở lúc nào chẳng ai hay, chỉ biết mùi thơm nhẹ thoảng phảng phất quanh vườn. Sang hè, những quả vú sữa nhỏ như đầu ngón tay út chòi ra.
Phỏng theo: Trần Thu Trang
Câu hỏi 1: Lá của cây vú sữa đặc biệt với mỗi mặt màu gì?
Phiếu 2: Em hãy đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi .
Chim sẻ, ếch và cào cào
Chim sẻ, ếch và cào cào là ba bạn thân. Một hôm trên đường đi chơi chúng gặp một cái ao to. Chim sẻ có thể bay qua, ếch có thể bơi sang nhưng cào cào thì không có cách nào sang bờ bên kia được. Chúng bèn họp nhau lại bàn cách để cùng sang được bên kia bờ ao. Thế là chim sẻ mang về một chiếc lá to, cào cào ngồi trên chiếc lá, ếch bơi và đẩy chiếc lá đó qua ao. Thế là tất cả cùng sang được bờ bên kia.
TLCH: Chim sẻ, ếch và cào cào làm thế nào để cả ba cùng sang được bờ bên kia?
Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt
I. Phần đọc thành tiếng:
– Học sinh đọc rõ ràng, mạch lạc, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng tốc độ, khoảng từ 50 -> 60 tiếng / phút
– Trả lời đúng câu hỏi:
Phiếu 1: Lá của cây vú sữa đặc biệt: nó có một mặt thì xanh mơn mởn, một mặt lại có màu đỏ nâu.
Phiếu 2: Chúng họp nhau lại, dùng chiếc lá to cho cào cào ngồi trên, ếch bơi và đẩy chiếc lá đó qua ao.
II. Phần đọc hiểu:
Đáp án
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 7 |
B | D | A | C | A, C |
Câu 5: Qua câu chuyện trên, em học được từ hạt mầm thứ nhất là: phải luôn suy nghĩ tích cực, không ngại khó khăn và luôn cố gắng để đạt được kết quả tốt nhất.
Câu 6:
a, Hai hạt giống nằm cạnh nhau trên mảnh đất mùa xuân như thế nào?
b, Cái gì tiếp tục đợi?
Câu 8:
- Hoạt động: ao ước, đón, đọng
- Trạng thái: mơn man và lóng lánh
III. Phần kiểm tra viết
1. Chính tả
+ Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng,trình bày đúng hình thức bài chính tả
+ Sửa lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định)
2. Tập làm văn
* Bài làm đảm bảo các yêu cầu sau
1. Người hàng xóm mà em yêu quý là ai? Người đó bao nhiêu tuổi?
- Nêu được nghề nghiệp. Công việc hàng ngày của người đó như thế nào?
- Nêu được vài nét về hình dáng, tính tình nổi bật của người đó.
- Tình cảm của em và người hàng xóm đó.
Mẫu:
Trong xóm, em quý mến nhất là bác Hà, tổ trưởng của khu phố em.
Bác Hà năm nay đã ngoài 50 tuổi rồi, bác mở tiệm tạp hóa gần nhà em. Bác ấy có dáng cao gầy, mắt sáng, tính tình lại vui vẻ Bác rất hài hòa, quan tâm đến mọi người, nhất là đối với gia đình của em. Khi rảnh rỗi, bác lại sang nhà em hỏi han chuyện trò và còn kể cho em nghe chuyện cổ tích hay thật là hay. Cả xóm em ai cũng yêu mến bác Hà vì bác ấy hiền lành và tốt bụng.
2. Chữ viết, chính tả:
Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ, có đủ bố cục đoạn văn.
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả
3. Sáng tạo: Có 1 trong 3 sự sáng tạo sau
– Có ý riêng, độc đáo.
– Có dùng từ gợi tả hình ảnh,âm thanh.
– Viết câu văn có cảm xúc hoặc câu văn diễn đạt hay.
Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt 3
Thời gian: 60 phút
A. Kiểm tra Đọc
I. Đọc thành tiếng ( 6đ): GV làm thăm một trong các bài tập đọc đã học và trả lời một câu hỏi phù hợp với nội dung bài
II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: ” Trận bóng dưới lòng đường” – Tr 54
Khoanh vào trước câu trả lời đúng nhất.(4 điểm)
Câu 1. Vì sao trận bóng lại tạm dừng lần đầu?
A. Vì các bạn bị cảnh sát đuổi.
B. Vì Long mải đá bóng suýt tông vào xe gắn máy.
C. Cả hai ý trên.
Câu 2. Vì sao trận bóng phải dừng hẳn?
A. Vì Quang đã sút bóng vào người ông nội mình.
B. Vì các bạn mệt không đá bóng nữa.
C. Quang sút bóng vào một cụ già đi đường làm cụ bị thương.
Câu 3. Ý nghĩa của câu chuyện:
A. Phải biết nghe lời người lớn.
B. Phải biết ân hận khi gây tai hoạ cho người khác.
C. Phải tôn trọng quy định về trật tự nơi công cộng và tôn trọng luật giao thông.
Câu 4. Trong câu
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.”
Có các sự vật được so sánh với nhau là:
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả.( Nghe –Viết) ” Ông ngoại” ( tr34) ( 4điểm) Từ đầu đến chữ cái đầu tiên
Bài tập Điền vào chỗ trống ” n” hay “l” ( 1điểm)
Cái … ọ …ục bình …óng ….ánh …ước …on
II. Tập làm văn: Hãy viết một đoạn văn ngắn ( 6 đến 8 câu) kể lại buổi đầu em đi học (5đ)
Đề thi Cuối kì 1 Tiếng Việt 3
Thời gian: 60 phút
A. Kiểm tra Đọc
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
Bài đọc: …………………………………………..
II. Đọc hiểu: 4 điểm
Đọc thầm bài đọc dưới đây
CHÕ BÁNH KHÚC CỦA DÌ TÔI
Dì tôi cắp một chiếc rổ lớn, dắt tay tôi đi hái rau khúc.
Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú. Lá rau khúc như mạ bạc, trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng. Những hạt sương sớm đậu trên lá long lanh như những bóng đèn pha lê. Hai dì cháu tôi hái đầy rổ mới về.
… Ngủ một giấc dậy, tôi đã thấy dì mang chõ bánh lên. Vung vừa mở ra, hơi nóng bốc nghi ngút. Những cái bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo xôi nếp trắng được đặt vào những miếng lá chuối hơ qua lửa thật mềm, trông như những bông hoa. Nhân bánh là một viên đậu xanh giã nhỏ vàng ươm, xen một thỏi mỡ xinh xắn, pha hạt tiêu. Cắn một miếng bánh thì như thấy cả hương đồng, cỏ nội gói vào trong đó.
Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương.
(Theo Ngô Văn Phú)
Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái đặt trước mỗi câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Tác giả tả lá rau khúc như thế nào?
A. Cây rau khúc cực nhỏ.
B. Chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú.
C. Lá rau như mạ bạc, trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng.
Câu 2. Câu văn nào sau đây tả chiếc bánh?
A. Những chiếc bánh màu xanh.
B. Chiếc bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo xôi nếp trắng được hơ qua lửa thật mềm, trông đẹp như những bông hoa. Nhân bánh là một viên đậu xanh giã nhỏ vàng ươm, xen một thỏi mỡ xinh xắn, pha hạt tiêu.
C. Nhân bánh được làm bằng nhân đậu xanh
Câu 3. Câu “Dì tôi cắp một chiếc rổ lớn, dắt tay tôi đi hái rau khúc” được cấu tạo theo mẫu câu nào?
A. Ai là gì?
B. Ai thế nào?
C. Ai làm gì?
Câu 4. Câu nào dưới đây dùng đúng dấu phẩy?
A. Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương.
B. Bao năm rồi tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương.
C. Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương.
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả: (5 điểm)
Bài viết: “Rừng cây trong nắng”
Nghe đọc viết đề bài và đoạn chính tả “Trong ánh nắng… trời cao xanh thẳm”
(Sách Tiếng việt 3 trang 148)
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 5-7 câu) kể về một cảnh đẹp của nước ta mà em thích
Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt 3
Thời gian: 60 phút
A. Kiểm tra Đọc
Học sinh đọc thầm bài sau rồi làm bài tập theo yêu cầu:
Vịt con và gà con
Một hôm, Vịt con và Gà con đang chơi trốn tìm trong rừng, bỗng nhiên có một con Cáo xuất hiện. Nhìn thấy Cáo, Vịt con sợ quá khóc ầm lên. Gà con thấy thế vội bỏ mặc Vịt con, bay lên cành cây để trốn. Chú giả vờ không nghe, không thấy Vịt con đang hoảng hốt kêu cứu.
Cáo đã đến rất gần, Vịt con sợ quá, quên mất bên cạnh mình có một hồ nước, chú vội vàng nằm giả vờ chết. Cáo vốn không thích ăn thịt chết, nó lại gần Vịt, ngửi vài cái rồi bỏ đi.
Gà con đậu trên cây cao thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống. Ai dè “tùm” một tiếng, Gà con rơi thẳng xuống nước, cậu chới với kêu:
– “Cứu tôi với, tôi không biết bơi!”
Vịt con nghe tiếng kêu, không ngần ngại lao xuống cứu Gà con lên bờ. Rũ bộ lông ướt sũng, Gà con xấu hổ nói:
– Cậu hãy tha lỗi cho tớ, sau này nhất định tớ sẽ không bao giờ bỏ rơi cậu nữa.
(Theo Những câu chuyện về tình bạn)
Câu 1: Khi thấy Vịt con kêu khóc, Gà con đã làm gì? ( 0,5điểm )
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Gà con vội vàng nằm giả vờ chết.
B. Gà con sợ quá khóc ầm lên.
C. Gà con đến cứu Vịt con.
D. Gà con bỏ mặc Vịt con, bay lên cây cao để trốn.
Câu 2: Trong lúc nguy hiểm, Vịt con đã làm gì để thoát thân? ( 0,5điểm )
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Vịt con nhảy xuống hồ nước ngay bên cạnh.
B. Vịt con hốt hoảng kêu cứu.
C. Vịt con vội vàng nằm giả vờ chết.
D. Vịt con vội vàng bỏ chạy.
Câu 3: Theo em, cuối cùng Gà con đã rút ra được bài học gì? ( 1điểm )
Câu 4: Vì sao Gà con cảm thấy xấu hổ? ( 0,5điểm )
Đúng điền Đ, Sai điền S vào mỗi ô trống trước các ý sau:
[ ] Vì Gà con thấy Vịt con bơi giỏi.
[ ] Vì Vịt con tốt bụng, đã cứu giúp Gà con khi Gà con gặp nạn.
[ ] Vì Gà con thấy Vịt con sợ quá khóc to.
Câu 5: Qua câu chuyện trên, em học được điều gì? (1điểm )
Câu 6: Hãy tìm trong bài một câu nói về sự dũng cảm của Vịt con. ( 0,5điểm )
Câu 7: Tìm và gạch chân dưới các từ chỉ hoạt động, trạng thái có trong câu văn sau: ( 0,5điểm )
Gà con đậu trên cây cao thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống.
Câu 8: Đặt dấu chấm, dấu phẩy và dấu hai chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: (1điểm )
Hồng nói với bạn ( ) ” Ngày mai ( ) mình đi về ngoại chơi ( )”
Câu 9: Đặt một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa. (0,5điểm )
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả
– Yêu cầu: Giáo viên viết đề bài lên bảng sau đó đọc đoạn chính tả cho học sinh viết vào giấy kẻ có ô li
Cây gạo
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống.
II. Tập làm văn
Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa.
Đề thi Cuối kì 2 Tiếng Việt 3
Thời gian: 60 phút
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. ĐỌC HIỂU
Đọc thầm bài văn sau:
Bản Xô-nát ánh trăng
Vào một đêm trăng đẹp, có một người đàn ông đang dạo bước trên hè phố. Ông bỗng nghe thấy tiếng đàn dương cầm ấm áp vọng ra từ căn nhà nhỏ cuối ngõ. Ngạc nhiên, ông đi đến bên cửa sổ và lắng nghe. Chợt tiếng đàn ngừng bặt và giọng một cô gái cất lên:
– Con đánh hỏng rồi. Ước gì con được một lần nghe Bét-tô-ven đàn.
– Ôi, giá mà cha có đủ tiền để mua vé cho con.
Nghe thấy thế, người đàn ông gõ cửa vào nhà và xin phép được chơi đàn. Cô gái đứng dậy nhường đàn. Lúc này người khách mới nhận ra cô bị mù. Niềm xúc động trào lên trong lòng, từ tay ông, những nốt nhạc kì diệu, lấp lánh vang lên.
Hai cha con lặng đi rồi như bừng tỉnh, cùng thốt lên:
– Trời ơi, có phải ngài chính là Bét-tô-ven?
Phải, người khách chính là Bét-tô-ven – nhà soạn nhạc vĩ đại. Ông đã từng biểu diễn khắp châu Âu nhưng chưa bao giờ chơi đàn với một cảm xúc mãnh liệt, thanh cao như lúc này.
Rồi dưới ánh trăng huyền ảo, tràn ngập, trước sự ngạc nhiên, xúc động của cô gái mù, Bét-tô-ven đã đánh một bản đàn tuỳ hứng. Âm thanh tuôn chảy dạt dào, rực sáng, ca ngợi những gì đẹp đẽ nhất.
Ngay đêm đó, bản nhạc tuyệt tác đã được ghi lại. Đó chính là bản xô-nát Ánh trăng.
(Theo Tạp chí âm nhạc, Hoàng Lân sưu tầm)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Đang đi dạo dưới ánh trăng, Bét-tô-ven nghe thấy gì?
a. Tiếng đàn dương cầm vọng ra từ căn nhà cuối phố.
b. Tiếng hát vang lên từ căn nhà cuối phố.
c. Tiếng ai chơi đàn dương cầm bản xô-nát Ánh trăng từ căn nhà cuối phố.
Câu 2: Đứng bên cửa sổ lắng nghe tiếng đàn, Bét-tô-ven tình cờ biết được điều gì?
a. Cô gái đánh đàn ước được đi du lịch nhưng không có tiền.
b. Cô gái đánh đàn ước được một lần nghe Bét-tô-ven chơi đàn nhưng không đủ tiền mua vé.
c. Cô gái đánh đàn ước sẽ chơi đàn giỏi như Bét-tô-ven.
Câu 3: Những từ ngữ nào được dùng để tả cảm xúc và tiếng đàn của Bét-tô-ven?
a. Niềm xúc động trào lên trong lòng, cảm xúc mãnh liệt, thanh cao.
b. Những nốt nhạc kì diệu, lấp lánh.
c. Tiếng đàn réo rắt, du dương.
d. Âm thanh tuôn chảy dạt dào, rực sáng, ca ngợi những gì đẹp đẽ nhất.
Câu 4: Nhờ đâu Bét-tô-ven có được cảm hứng đế sáng tác bản xô-nát Ánh trăng (xuất phát từ đâu)?
a. Sự yêu thích của ông trước cảnh đẹp đêm trăng.
b. Sự mong muốn được nổi tiếng hơn nữa của ông.
c. Sự xúc động và niềm thông cảm sâu sắc của ông trước tình yêu âm nhạc của cô gái mù nghèo khổ mà ông đã bất ngờ gặp trong một đêm trăng huyền ảo.
Câu 5: Qua câu chuyện “Bản xô-nát Ánh trăng”, em hiểu Bét-tô-ven là một nhạc sĩ như thế nào?
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Câu 1: Nhạc sĩ là người chuyên sáng tác hoặc biểu diễn âm nhạc. Hãy tìm những từ có tiếng “sĩ” để chỉ người sáng tác hay biểu diễn như vậy điền vào chỗ trống cho thích hợp.
a) Những người chuyên sáng tác thơ ca gọi là:…
b) Những người chuyên vẽ tranh nghệ thuật gọi là
c) Những người chuyên biểu diễn các bài hát gọi là ….
d) Những người chuyên sáng tác hoặc biểu diễn nghệ thuật gọi là:…
Câu 2: Âm nhạc là tên một ngành nghệ thuật. Trong dãy từ sau, những từ nào chỉ tên các ngành nghệ thuật?
kịch nói, ảo thuật, xiếc, tuồng, nhiếp ảnh, dệt vải, điêu khắc, hội hoạ.
Câu 3: Đánh đàn là một hoạt động nghệ thuật. Trong dãy từ sau, những từ nào chỉ hoạt động nghệ thuật?
đóng phim, múa, tạc tượng, ngậm thơ, may máy, biểu diễn, sáng tác.
Câu 4: Điền dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:
“Bản xô-nát Ánh trăng” là một câu chuyện xúc động nói về nhạc sĩ thiên tài Bét-tô-ven. Trong một đêm trăng huyền ảo ông đã bất ngờ gặp một cô gái mù nghèo khổ nhưng lại say mê âm nhạc. Số phận bất hạnh và tình yêu âm nhạc của cô gái đã khiến ông vô cùng xúc động thương cảm và day dứt. Ngay trong đêm ấy nhà soạn nhạc thiên tài đã hoàn thành bản nhạc tuyệt vời: bản xô-nát Ánh trăng.
B. Kiểm tra Viết
Trước tình yêu âm nhạc của cô gái mù, Bét-tô-ven đã tấu lên một bản nhạc tuyệt diệu. Đặt mình vào vai Bét-tô-ven, em hãy viêt một đoạn văn nói lên cảm xúc của mình lúc ngẫu hứng sáng tác bản xô-nát Ánh trăng.
Đề thi học kì 1 lớp 3 Tiếng Việt – Đề số 1
Bài 1: (6đ) GV cho học sinh đọc 1 đoạn bất kì trong các bài tập đọc lớp 3 tập 1 (khoảng 60 tiếng) và trả lời 1 câu hỏi của đoạn vừa đọc.
Bài 2: (4đ) Đọc thầm đoạn văn “Đường vào bản” và khoanh vào trước câu trả lời đúng cho mỗi ý sau:
Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo. Nước trườn qua kẽ lá, lách qua những mỏn đá ngầm, tung bọt trắng xoá như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản. Bên đường là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi. Con đường ven theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và cũng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy, thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.
1- Đoạn văn trên tả cảnh vùng nào?
a. Vùng núi. b. Vùng biển. c. Vùng đồng bằng
2- Mục đích chính của đoạn văn trên là tả các gì?
a. Tả con suối b. Tả con đường c. Tả ngọn núi
3 – Em hãy gạch chân dưới sự vật và sự vật được so sánh trong câu sau:
Con đường ven theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa.
4 – Gạch dưới từ chỉ hoạt động trong câu sau:
Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo.
5 – Đặt một câu theo mẫu Ai thế nào?
Bài 3: (5đ) Giáo viên đọc cho học sinh chép lại đoạn văn trong bài ‘Đôi bạn” Sách TV 3 tập 1 trang 130. Viết (Từ: Hai năm sau… đến.. như sao sa)
Bài 4: (5đ) Viết một bức thư ngắn cho bạn hoặc người thân kể về việc học tập của em trong học kỳ 1 vừa qua.
Đáp án đề thi học kì 1 lớp 3 Tiếng Việt đề số 1
Bài 2:
1- Đoạn văn trên tả cảnh vùng nào?
a. Vùng núi.
2- Mục đích chính của đoạn văn trên là tả các gì?
c. Tả ngọn núi
3 – Em hãy gạch chân dưới sự vật và sự vật được so sánh trong câu sau:
Con đường ven theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa.
4 – Gạch dưới từ chỉ hoạt động trong câu sau:
Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo.
5 – Đặt một câu theo mẫu Ai thế nào?
Ví dụ: Bạn Phương rất đẹp trai và tốt bụng.
Bài 4: (5đ) Viết một bức thư ngắn cho bạn hoặc người thân kể về việc học tập của em trong học kỳ 1 vừa qua.
Bài mẫu:
Anh Hùng yêu quý của em!
Lâu rồi, không nhận được thư anh, mẹ buồn và trách anh lắm đó. Mẹ bảo em viết thư cho anh đây. Dạo này, anh có khỏe không? Đã xong khóa tập luyện chưa anh? Còn bao lâu nữa thì được lên bờ. Lính Hải quân chắc vất vả lắm anh nhỉ? Ba mẹ và em đều khỏe. Mẹ nhắc anh hoài đó. Hễ mỗi lần nói chuyện về anh là mẹ lấy khăn lau nước mắt. Mẹ nói, mẹ thương anh nhất. Nhiều lúc, em ghen tị với anh và cho rằng anh đã giành hết tình thương của mẹ về cho mình. Mẹ cũng bảo, mẹ thương em nhất. Đúng không anh? Lúc nào, anh về nhất định, em sẽ bắt mẹ cân thử, xem anh hay em, bên nào mẹ dành tình cảm nhiều hơn, anh nhé! Em vẫn học bình thường, giúp mẹ được nhiều việc hơn: quét nhà, rửa chén bát, nấu cơm, nhặt rau…, việc gì em cũng làm được. Em đang tập làm đồ ăn để khi anh về, em sẽ đãi anh một bữa. Thế anh nhé! Em dừng bút đây. Anh nhớ viết thư về kẻo mẹ buồn.
Đề thi học kì 1 lớp 3 Tiếng Việt – Đề số 2
A, KIỂM TRA ĐỌC:
1, Đọc thành tiếng: (6 điểm)
2, Đọc thầm (4 điểm)
Đọc thầm bài “Chiếc áo rách” và làm bài tập
CHIẾC ÁO RÁCH
Một buổi học, bạn Lan đến lớp mặc chiếc áo rách. Mấy bạn xúm đến trêu chọc. Lan đỏ mặt rồi ngồi khóc.
Hôm sau, Lan không đến lớp. Buổi chiều, cả tổ đến thăm Lan. Mẹ Lan đi chợ xa bán bánh vẫn chưa về. Lan đang ngồi cắt những tàu lá chuối để tối mẹ về gói bánh. Các bạn hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, hối hận vì sự trêu đùa vô ý hôm trước. Cô giáo và cả lớp mua một tấm áo mới tặng Lan. Cô đến thăm, ngồi gói bánh và trò chuyện cùng mẹ Lan, rồi giảng bài cho Lan.
Lan cảm động về tình cảm của cô giáo và các bạn đối với mình. Sáng hôm sau, Lan lại cùng các bạn tới trường.
Khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây hoặc viết vào chỗ chấm
1. Vì sao các bạn trêu chọc Lan?
a. Vì Lan bị điểm kém.
b. Vì Lan mặc áo rách đi học.
c. Vì Lan không chơi với các bạn.
2. Khi các bạn đến thăm Lan thì thấy bạn Lan đang làm gì?
a. Lan giúp mẹ cắt lá để gói bánh.
b. Lan đang học bài.
c. Lan đi chơi bên hàng xóm.
3. Khi đã hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, cô và các bạn đã làm gì?
a. Mua bánh giúp gia đình Lan.
b. Hàng ngày đến nhà giúp Lan cắt lá để gói bánh.
c. Góp tiền mua tặng Lan một tấm áo mới.
4. Câu chuyện trên khuyên em điều gì?
a. Cần đoàn kết giúp đỡ bạn bè, nhất là những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
b. Thấy bạn mặc áo rách không nên chê cười.
c. Cần giúp đỡ bạn bè làm việc nhà.
5. Bộ phận in đậm trong câu: “Các bạn hối hận vì sự trêu đùa vô ý hôm trước.” trả lời cho câu hỏi nào?
a. Làm gì? b. Như thế nào? c. Là gì?
6. Hãy đặt một câu theo mẫu câu: Ai – làm gì?
B. Bài kiểm tra viết:
1. Chính tả: (Nghe – viết) (5 điểm) bài Chị em
2, Tập làm văn: Viết một đoạn văn ngắn tả về cô giáo cũ của em.
Đáp án đề thi học kì 1 lớp 3 Tiếng Việt đề số 2
A, KIỂM TRA ĐỌC:
1. Vì sao các bạn trêu chọc Lan?
b. Vì Lan mặc áo rách đi học.
2. Khi các bạn đến thăm Lan thì thấy bạn Lan đang làm gì?
a. Lan giúp mẹ cắt lá để gói bánh.
3. Khi đã hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, cô và các bạn đã làm gì?
c. Góp tiền mua tặng Lan một tấm áo mới.
4. Câu chuyện trên khuyên em điều gì?
a. Cần đoàn kết giúp đỡ bạn bè, nhất là những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
5. Bộ phận in đậm trong câu: “Các bạn hối hận vì sự trêu đùa vô ý hôm trước.” trả lời cho câu hỏi nào?
a. Làm gì?
6. Hãy đặt một câu theo mẫu câu: Ai – làm gì?
Ví dụ: Mẹ em đang nấu cơm.
B. Bài kiểm tra viết:
2. Tập làm văn: Viết một đoạn văn ngắn tả về cô giáo cũ của em.
Bài mẫu 1:
Cô Thanh Xuân là cô giáo dạy em hồi lớp một. Có lẽ cô tên là Xuân nên cô thật hiền, Mái tóc đen nhánh của cô chấm vai làm nổi bật tà áo dài trắng tinh. Dáng người cô dong dỏng. Khuôn mặt cô hình trái xoan. Đôi mắt cô nâu nâu ánh lên sự trìu mến. Chiếc mũi cô cao cao. Đôi môi đỏ hồng của cô luôn cười rạng rỡ. Cô ân cần hướng dẫn chúng em từng con chữ, phép tính. Có lần, bạn Hoa bị ngã, quần áo lấm lem hết, cô mượn cho bạn một bộ quần áo để mặc. Và cũng chính tay cô lau vết thương cho Hoa, rửa tay chân cho bạn. Chúng em rất cảm động trước tấm lòng của cô.
Bài mẫu 2:
Cô giáo dạy lớp 1 của em tên là Thanh Hằng. Cô em có dáng người thấp, mái tóc đen mượt mà, khuôn mặt hiền hậu, trên môi cô lúc nào cũng nở nụ cười. Cô rất yêu thương học trò, dạy bảo chúng em từng li từng tí. Em nhớ nhất bàn tay diệu dàng của cô, đã uốn nắn cho em từng nét chữ. Em rất yêu quý cô và luôn nhớ đến cô. Em hứa sẽ cố gắng học tập tốt để trở thành con ngoan trò giỏi.
Đề thi học kì 1 lớp 3 Tiếng Việt – Đề số 3
Phần I: TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Học sinh làm bài bằng cách điền chữ cái A, B, C tương ứng với đáp án đúng nhất vào bảng trả lời câu hỏi ở bài làm giao lưu học sinh giỏi.
Câu 1: Câu văn nào dưới đây đặt dấu phẩy đúng vị trí:
A. Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con.
B. Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng, đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con.
C. Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng, đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào, và đặt lên miệng con.
Câu 2: Cho câu: “Những chú voi chạy đến đích trước tiên đều ghìm đà, huơ vòi chào những khán giả đã nhiệt liệt cổ vũ, khen ngợi chúng.” Em hiểu cổ vũ là:
A. Bắt buộc voi đua hăng hái hơn.
B. Khuyến khích, động viên voi đua hăng hái hơn.
C. Yêu cầu voi đua hăng hái hơn.
Câu 3: Câu văn nào sử dụng biện pháp nhân hóa?
A. Mùa hè, hoa phượng nở đỏ rực trên sân trường.
B. Mùa hè, hoa phượng nhảy múa đỏ rực trên sân trường.
C. Mùa hè, hoa phượng đỏ rực như trải thảm đỏ trên sân trường.
Câu 4: Câu: “Các nghệ nhân đã thêu nên những bức tranh tinh xảo bằng đôi bàn tay khéo léo của mình.” có bộ phận câu trả lời cho câu hỏi:
A. Như thế nào?
B. Để làm gì?
C. Bằng gì?
Câu 5: Câu thành ngữ nào nói đến sự tinh thông, hiểu biết rộng của con người:
A. Học thày không tày học bạn.
B. Học một biết mười.
C. Học không hay, cày không biết.
Câu 6: Câu văn nào viết đúng chính tả?
A. Chúng em thi đua giữ gìn vệ sinh lớp học.
B. Chúng em thi đua dữ dìn vệ sinh lớp học.
C. Chúng em thi đua giữ gìn vệ xinh lớp học.
Phần II: TỰ LUẬN (12 điểm)
Câu 1: Điền vào chỗ trống từ đúng chính tả:
a) rào hay dào: hàng…., dồi …., mưa ….., …. dạt.
b) rẻo hay dẻo: bánh ….., múa ……, …… dai, ….. Cao.
c) rang hay dang: …… lạc, ….. tay, rảnh ……
d) ra hay da: cặp ……, …… diết, …… vào, …… chơi.
Câu 2: Bài thơ: Đồng hồ báo thức (SGK – Tiếng Việt lớp 3 – tập 2 trang 44) có viết:
Bác kim giờ thận trọng
Bé kim giây tinh nghịch
Nhích từng li, từng li
Chạy vút lên trước hàng
Anh kim phút lầm lì
Ba kim cùng tới đích
Đi từng bước, từng bước
Rung một hồi chuông vang.
Trong bài thơ trên, em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?
Câu 3: Hãy viết một đoạn văn 8 – 10 câu kể lại buổi đầu tiên em đi học.
Đáp án đề thi học kì 1 lớp 3 Tiếng Việt đề số 3
Phần I: TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1: Câu văn đặt dấu phẩy đúng vị trí:
A. Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con.
Câu 2: Cho câu: “Những chú voi chạy đến đích trước tiên đều ghìm đà, huơ vòi chào những khán giả đã nhiệt liệt cổ vũ, khen ngợi chúng.” Em hiểu cổ vũ là:
B. Khuyến khích, động viên voi đua hăng hái hơn.
Câu 3: Câu văn nào sử dụng biện pháp nhân hóa?
B. Mùa hè, hoa phượng nhảy múa đỏ rực trên sân trường.
Câu 4: Câu: “Các nghệ nhân đã thêu nên những bức tranh tinh xảo bằng đôi bàn tay khéo léo của mình.” có bộ phận câu trả lời cho câu hỏi:
C. Bằng gì?
Câu 5: Câu thành ngữ nào nói đến sự tinh thông, hiểu biết rộng của con người:
B. Học một biết mười.
Câu 6: Câu văn nào viết đúng chính tả?
A. Chúng em thi đua giữ gìn vệ sinh lớp học.
Phần II: TỰ LUẬN (12 điểm)
Câu 1: Điền vào chỗ trống từ đúng chính tả:
a) rào hay dào: hàng rào, dồi dào, mưa rào, dào dạt.
b) rẻo hay dẻo: bánh dẻo, múa dẻo, dẻo dai, rẻo cao.
c) rang hay dang: rang lạc, dang tay, rảnh rang
d) ra hay da: cặp da, da diết, ra vào, ra chơi.
Câu 2: Trong bài thơ trên, em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?
Các em chọn hình ảnh mà mình thích nhất.
Gợi ý:
Em thích nhất hình ảnh:
“Bé kim giây tinh nghịch
Chạy vút lên trước hàng”
Vì hình ảnh này đã tả chiếc kim giây thật hay: nó vừa nhỏ bé, mảnh mai vừa chạy nhanh trên mặt đồng hồ tựa như một cậu bé rất nhanh nhẹn và tinh nghịch.
Câu 3: Hãy viết một đoạn văn 8 – 10 câu kể lại buổi đầu tiên em đi học.
Bài mẫu 1:
Sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa thu, em dậy thật sớm để chuẩn bị đến trường. Trời thu trong xanh, tiếng chim hót véo von trên cành. Em đi bên mẹ mà lòng thấy hồi hộp, xao xuyến vì đây là buổi đầu tiên em đến lớp. Bước vào lớp em thấy rất bỡ ngỡ vì mọi thứ đều mới lạ, cô giáo mới bạn bè mới, tuy lúc đầu bỡ ngỡ nhưng em đã dần dần làm quen với các bạn, cô giáo và lớp học. Buổi học đầu tiên đã kết thúc thật thú vị. Cảm giác của em về buổi học đó là được nghe cô giảng những câu văn, bài toán bổ ích.
Bài mẫu 2:
Em không bao giờ quên ngày đầu tiên đi học. Buổi sáng hôm ấy trời cao, trong xanh. Ông mặt trời tỏa những tia nắng ấm áp xuống mặt đất. Em ngồi sau xe máy mẹ chở đến trường trong tâm trạng vừa vui vừa lo lắng. Ngôi trường tiểu học thật là rộng và đẹp. Sân trường đông vui như ngày hội. tất cả các học sinh đều mặc đồng phục trông thật đẹp mắt. Các anh chị lớp lớn ríu rít chuyện trò. Còn những học trò mới như em thì rụt rè bỡ ngỡ đứng sát cạnh bố mẹ. Khi tiếng tống trường đầu tiên vang lên lòng em rộng ràng một niềm vui khó tả. Tiếng trống trường ấy cong ngân vang mãi trong lòng em đến tận bây giờ.
Đề thi học kì 1 lớp 3 Tiếng Việt – Đề số 4
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: 4 điểm (Thời gian 30 phút).
Cây thông
Những cây thông dáng thẳng tắp, hiên ngang giữa trời đất, không sợ nắng mưa. Lá thông trông như một chiếc kim dài và xanh bóng. Mỗi khi gió thổi, cả rừng thông vi vu reo lên cùng gió, làm cho ta không khỏi mê say.
Thông thường mọc trên đồi. Ở những nơi đất đai khô cằn thông vẫn xanh tốt như thường. Người ta trồng thông chủ yếu để lấy gỗ và nhựa. Đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên rất quý báu.
TRONG THẾ GIỚI CÂY XANH
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng ở mỗi câu hỏi sau:
Câu 1: Từ ngữ nào trong đoạn văn tả hình dáng cây thông?
A. Cao vút B. Thẳng tắp C. Xanh bóng
Câu 2: Bộ phận nào của cây thông giống như chiếc kim dài?
A. Lá cây B. Thân cây C. Rễ cây
Câu 3: Cây thông thường mọc ở đâu?
A. Trồng rừng B. Trên đồi C. Ven biển
Câu 4: Ở nơi đất khô cằn, cây thông như thế nào
A. Khô héo B. Xanh tốt C. Khẳng khiu
Câu 5: Tìm và ghi lại một câu trong bài có hình ảnh so sánh.
Câu 6: Vì sao nói cây thông là nguồn tài nguyên quý báu?
A. Vì cây cho bóng mát
B. Vì vây cho quả thơm
C. Vì cây cho gỗ và nhựa
II. Đọc thành tiếng: 6 điểm. (Thời gian đọc 1 phút và trả lời câu hỏi).
Học sinh đọc đoạn 1 hoặc đoạn 2 bài “Trận bóng dưới lòng đường” trả lời câu hỏi 2 hoặc 3 SGK Tiếng việt 3 tập 1 trang 54.
B. Kiểm tra viết (10 điểm).
I. Chính tả (5 điểm): Nghe – viết (Thời gian viết khoảng 15 phút)
Bài: “Bài tập làm văn” – Đoạn 4 (Tiếng việt lớp 3 tập 1 trang 46)
II/ Tập làm văn: (5 điểm) (Thời gian làm bài 25 phút).
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại buổi đầu em đi học.
Đáp án đề thi học kì 1 lớp 3 Tiếng Việt đề số 4
A. Kiểm tra đọc:
I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Từ ngữ nào trong đoạn văn tả hình dáng cây thông?
B. Thẳng tắp
Câu 2: Bộ phận nào của cây thông giống như chiếc kim dài?
A. Lá cây
Câu 3: Cây thông thường mọc ở đâu?
B. Trên đồi
Câu 4: Ở nơi đất khô cằn, cây thông như thế nào
B. Xanh tốt
Câu 5: Tìm và ghi lại một câu trong bài có hình ảnh so sánh.
Lá thông trông như một chiếc kim dài và xanh bóng.
Câu 6: Vì sao nói cây thông là nguồn tài nguyên quý báu?
C. Vì cây cho gỗ và nhựa
B. Kiểm tra viết
II/ Tập làm văn: (5 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại buổi đầu em đi học.
Bài mẫu 1:
Ngày đầu tiên em đến trường là một buổi sáng đẹp trời. Khi ấy, vào mùa thu trời cao trong xanh, những đám mây trôi bồng bềnh trông rất đẹp. Từ xa, những chú chim hót văng vẳng trong vòm lá. Mẹ âu yếm dắt tay em đi trên phố. Em bỡ ngỡ nhìn ngôi trường mà em sẽ học. Thế rồi, buổi học bắt đầu bằng tiếng trống gióng giả và kết thúc cũng bằng tiếng trống ấy. Bây giờ em đã là học sinh lớp ba nhưng vẫn còn nhớ mãi buổi học đầu tiên ngày hôm đó.
Bài mẫu 2:
Em còn nhớ đó là một buổi sang mùa thu thật đẹp. Hôm đó mẹ đưa em đến trường. Bầu trời trong xanh, nắng vàng như mật ong trải khắp sân trường. Ngôi trường thật lớn và rất đông người. Em rụt rè nép bên mẹ, không dám rời tay. Nhưng cô giáo đã đến bên em dịu dàng vỗ về. Cô đón em vào lớp và giới thiệu với các bạn để làm quen. Cái lo sợ và hồi hộp trong em tự nhiên biến mất. Lúc đó, em đã bắt đầu thấy yêu lớp học của mình.
Đề thi học kì 1 lớp 3 Tiếng Việt – Đề số 5
A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
Bài đọc: …………………………………………………………………………………….
2. Đọc thầm và làm bài tập: (5 đ) – 15 phút
Chú sẻ và bông hoa bằng lăng
Ở gần tổ của một chú sẻ non đang tập bay có một cây bằng lăng. Mùa hoa này, bằng lăng nở hoa mà không biết vui vì bé Thơ, bạn của cây, phải nằm viện. Sẻ non biết bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ.
Sáng hôm ấy, bé Thơ về, bông bằng lăng cuối cùng đã nở. Nhưng bông hoa lại nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy nó. Bé cứ ngỡ là mùa hoa đã qua.
Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. Nó muốn giúp bông hoa. Nó chắp cánh, bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống. Cành hoa chao qua, chao lại. Sẻ non cố đứng vững. Thế là bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa sổ.
Lập tức, sẻ nghe thấy tiếng reo từ gian phòng tràn ngập ánh nắng:
– Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông bằng lăng nở muộn thế kia?
Theo Phạm Hổ
* Khoanh vào chữ cái đặt trước ý em cho là đúng trong các câu hỏi sau và hoàn thành tiếp các bài tập:
Câu 1. Bằng lăng muốn giữ lại bông hoa cuối cùng để làm gì?
a. Để tặng cho sẻ non.
b. Để trang điểm cho ngôi nhà của bé Thơ.
c. Để dành tặng bé Thơ vì bé Thơ bị ốm phải nằm viện chưa được nhìn thấy hoa nở.
Câu 2. Vì sao khi bông hoa bằng lăng cuối cùng nở, bé Thơ vẫn không nhìn thấy và nghĩ rằng mùa hoa đã qua?
a. Vì hoa chóng tàn quá bé Thơ chưa kịp ngắm.
b. Vì bông hoa nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy.
c. Vì bé Thơ mệt không chú ý đến hoa.
Câu 3. Sẻ non đã làm gì để giúp bằng lăng và bé Thơ?
a. Sẻ non hót vang để bé Thơ thức dậy ngắm hoa bằng lăng.
b. Sẻ non hái bông hoa bằng lăng bay vào buồng tặng bé Thơ.
c. Sẻ non đậu vào cành hoa bằng lăng làm cho nó chúc xuống để bông hoa lọt vào khung cửa sổ.
Câu 4. Câu văn có hình ảnh so sánh là:
a. Bé Thơ cười tươi như một bông hoa.
b. Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ.
c. Bé cứ nghĩ là mùa hoa đã qua.
Câu 5. Điền tiếp bộ phận còn thiếu để tạo câu theo mẫu Ai là gì?
Bằng lăng và sẻ non là ……………………………………………………………………………
II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1. Chính tả: (Nghe – viết) – 15 phút
a) Bài viết: Nhớ lại buổi đầu đi học. (Sách Tiếng Việt 3 – Tập I, trang 51)
Giáo viên đọc ” Cũng như tôi đến hết” (5 điểm)
2. Tập làm văn: (5 điểm) – 25 phút
Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em.
Đáp án đề thi học kì 1 lớp 3 Tiếng Việt đề số 5
A. KIỂM TRA ĐỌC:
2. Đọc thầm và làm bài tập:
Câu 1. Bằng lăng muốn giữ lại bông hoa cuối cùng để làm gì?
c. Để dành tặng bé Thơ vì bé Thơ bị ốm phải nằm viện chưa được nhìn thấy hoa nở.
Câu 2. Vì sao khi bông hoa bằng lăng cuối cùng nở, bé Thơ vẫn không nhìn thấy và nghĩ rằng mùa hoa đã qua?
b. Vì bông hoa nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy.
Câu 3. Sẻ non đã làm gì để giúp bằng lăng và bé Thơ?
c. Sẻ non đậu vào cành hoa bằng lăng làm cho nó chúc xuống để bông hoa lọt vào khung cửa sổ.
Câu 4. Câu văn có hình ảnh so sánh là:
a. Bé Thơ cười tươi như một bông hoa.
II. KIỂM TRA VIẾT
2. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em.
Bài mẫu 1:
Trong gia đình em, mọi người đều quan tâm đến em. Người gần gũi và chăm sóc cho em nhiều nhất là mẹ. Mẹ thường xuyên nhắc nhở: “Con gái phải dịu dàng, nhỏ nhẹ, cố gắng học tốt”. Mỗi ngày, ngoài việc chợ búa, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, mẹ luôn dạy bảo, hướng dẫn em trong việc học tập. Những ngày nghỉ, mẹ dẫn em đi chơi, đi siêu thị. Mọi việc ở lớp, ở trường dù vui hay buồn, em đều tâm sự cùng mẹ. Bên mẹ, em cảm thấy tự tin hơn. Mẹ là tất cả của em.
Bài mẫu 2:
Ngoài mẹ, bố là người gần gũi với em nhất. Bố rất yêu em. Bố đi làm cả ngày ở nhà máy, tối mới về đến nhà. Cơm nước xong là bố kèm em học. Bố coi sóc bài vở của em rất tỉ mỉ. Bố dạy cho em từng cách viết để trình bày bài làm ở nhà. Bố giảng giải cho em từng bài toán khó, dạy từng câu văn. Nhờ có bố, em học hành tiến bộ và đạt nhiều điểm chín, điểm mười hơn. Nhận thấy em tiến bộ, cả bố và mẹ đều vui. Vào ngày nghỉ, khi em học bài và làm xong việc, bố dạy em cách câu cá hoặc tự làm đồ chơi. Bố lúc nào cũng âu yếm và chăm lo cho em từng li từng tí. Em rất tự hào về bố, người đã dạy dỗ em rất chu đáo, đầy tình yêu thương. Em hứa sẽ cố gắng học tập thật giỏi để bố mẹ vui lòng.
Đề thi học kì 1 lớp 3 Tiếng Việt – Đề số 6
I/ KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm).
* Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm).
Học sinh đọc thầm bài: “Cậu bé thông minh” SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 4, 5 và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 3, làm bài tập câu 4.
Cậu bé thông minh
Ngày xưa, có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không có thì cả làng phải chịu tội.
Được lệnh vua, cả vùng lo sợ. Chỉ có một cậu bé bình tĩnh thưa với cha:
– Cha đưa con lên kinh đô gặp Đức Vua, con sẽ lo được việc này.
Người cha lấy làm lạ, nói với làng. Làng không biết làm thế nào, đành cấp tiền cho hai cha con lên đường.
Đến trước cung vua, cậu bé kêu khóc om sòm. Vua cho gọi vào, hỏi:
– Cậu bé kia, sao dám đến đây làm ầm ĩ?
– Muôn tâu Đức Vua – cậu bé đáp – bố con mới đẻ em bé, bắt con đi xin sữa cho em. Con không xin được, liền bị đuổi đi.
Vua quát:
– Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm! Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được!
Cậu bé bèn đáp:
– Muôn tâu, vậy sao Đức Vua lại ra lệnh cho làng con phải nộp gà trống biết đẻ trứng ạ?
Vua bật cười, thầm khen cậu bé, nhưng vẫn muốn thử tài cậu lần nữa.
Hôm sau, nhà vua cho người đem đến một con chim sẻ nhỏ, bảo cậu bé làm ba mâm cỗ. Cậu bé đưa cho sứ giả một chiếc kim khâu, nói:
– Xin ông về tâu Đức Vua rèn cho tôi chiếc kim này thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
Vua biết là đã tìm được người giỏi, bèn trọng thưởng cho cậu bé và gửi cậu vào trường học để luyện thành tài.
TRUYỆN CỔ VIỆT NAM
Câu 1. Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
a. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng.
b. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà mái biết đẻ trứng.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 2. Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua?
a. Vì gà mái không đẻ trứng được.
b. Vì gà trống không đẻ trứng được.
c. Vì không tìm được người tài giúp nước.
Câu 3. Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì?
a. Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua đưa cho một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
b. Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua rèn chiếc kim thành một lưỡi hái thật sắc để xẻ thịt chim.
c. Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua rèn chiếc kim thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
Câu 4. Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ dưới đây:
a. Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành.
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
b. Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
……………………………………………………………………………………..
II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1. Viết chính tả: (5 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Người lính dũng cảm” SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 38 – 39 đoạn từ: “Bắn thêm một loạt đạn…… đến thằng hèn mới chui.”
2. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết một bức thư ngắn cho bạn hoặc người thân kể về việc học tập của em trong học kỳ 1 vừa qua.
Đáp án đề thi học kì 1 lớp 3 Tiếng Việt đề số 6
I/ KIỂM TRA ĐỌC:
Câu 1. Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
a. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng.
Câu 2. Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua?
b. Vì gà trống không đẻ trứng được.
Câu 3. Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì?
c. Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua rèn chiếc kim thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
Câu 4. Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ dưới đây:
a. Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành.
Các sự vật được so sánh là: hai bàn tay em và hoa đầu cành
b. Trẻ em như búp trên cành
Các sự vật được so sánh là: trẻ em, búp trên cành
II. KIỂM TRA VIẾT
2. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết một bức thư ngắn cho bạn hoặc người thân kể về việc học tập của em trong học kỳ 1 vừa qua.
Bài mẫu 1:
Thấm thoắt, học kì I trôi qua nhanh chóng. Thời gian học tập được đánh dấu bằng các tiết ôn tập và các buổi thi cuối học kì.
Học kì I này, em học tương đối tốt. Em tự mình đánh giá như vậy vì tuy được xếp loại học tập giỏi, hạnh kiểm tốt nhưng em thấy mình cần phải nỗ lực hơn nữa để phát huy hết khả năng học tập, hoạt động phong trào xã hội của trường và lớp. Hai môn thi Văn và Toán của em đều đạt điểm mười, thành tích này, em cần phải phát huy ở học kì II. Với kết quả học tập như thế, em thật sự vui khi trình phiêu liên lạc để ba mẹ kí tên. Em mong học kì II mình sẽ học giỏi hơn nữa.
Bài mẫu 2:
Cô giáo em đã đọc kết quả điểm thi và xếp loại học kì I của cả lớp chúng em hôm qua. Điểm hai môn Văn, Toán của em đều xếp loại khá. Trong hai môn, cô giáo đặc biệt lưu ý em phải chú tâm học môn Văn vì đó là môn em còn yếu. Em rất cảm ơn cô giáo đã đánh giá bài học và nhắc nhở cụ thể mặt học tập còn yếu của em.
Bài tập đọc và trả lời câu hỏi của em đạt điểm giỏi nhưng bài viết còn lan man, dài dòng nên nhìn chung là em phải cố gắng hơn. Em sẽ xác định cho mình một mức điểm để phấn đấu. Em sẽ chăm chỉ học tập để học kì II đạt học sinh giỏi. Như thế, việc học tập của em mới có kết quả tốt được. Bố mẹ em cũng sẽ vui lòng hơn.
Đề thi học kì 1 lớp 3 Tiếng Việt – Đề số 7
Phần I (Đọc hiểu): 4 điểm – Thời gian: 30 phút
Đọc thầm bài đọc dưới đây
Chỗ bánh khúc của dì tôi
Dì tôi cắp một chiếc rổ lớn, dắt tay tôi đi hái rau khúc.
Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú. Lá rau khúc như bạc mạ, trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng. Những hạt sương sớm đậu trên lá long lanh như những bóng đèn pha lê. Hai dì cháu tôi hái đầy rổ mới về.
… Ngủ một giấc dậy, tôi đã thấy dì mang chõ bánh lên. Vung vừa mở ra, hơi nóng bốc nghi ngút. Những cái bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo xôi nếp trắng được đặt vào những miếng lá chuối hơ qua lửa thật mềm, trông như những bông hoa. Nhân bánh là một viên đậu xanh giã nhỏ vàng ươm, xen một thỏi mỡ xinh xắn, pha hạt tiêu. Cắn một miếng bánh thì như thấy cả hương đồng, cỏ nội gói vào trong đó.
Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương.
Theo Ngô Văn Phú
*Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái đặt trước mỗi câu trả lời đúng nhất.
1. Tác giả tả lá rau khúc
a. Cây rau khúc cực nhỏ.
b. Chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú.
c. Lá rau như mạ bạc, trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng.
2. Câu văn nào sau đây tả chiếc bánh?
a. Những chiếc bánh màu xanh.
b. Chiếc bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo xôi nếp trắng được hơ qua lửa thật mềm, trông đẹp như những bông hoa. Nhân bánh là một viên đậu xanh giã nhỏ vàng ươm, xen một thỏi mỡ xinh xắn, pha hạt tiêu.làm bằng đậu xanh.
c. Nhân bánh được làm bằng nhân đậu xanh
3. Câu “Dì tôi cắp một chiếc rổ lớn, dắt tay tôi đi hái rau khúc” được cấu tạo theo mẫu câu nào?
a. Ai là gì?
b. Ai thế nào?
c. Ai làm gì?
4. Câu nào dưới đây dùng đúng dấu phẩy?
a. Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương.
b. Bao năm rồi tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương.
c. Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương.
II/ CHÍNH TẢ: (5 điểm) Thời gian 15 phút
Bài viết:
Rừng cây trong nắng
Nghe đọc viết đề bài và đoạn chính tả “Trong ánh nắng… trời cao xanh thẳm”
(Sách Tiếng việt 3 trang 148)
III/ TẬP LÀM VĂN: (5 điểm) Thời gian 25 phút
Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 5-7 câu) kể về một cảnh đẹp của nước ta mà em thích
Đáp án đề thi học kì 1 lớp 3 Tiếng Việt đề số 7
Phần I (Đọc hiểu):
1. Tác giả tả lá rau khúc
c. Lá rau như mạ bạc, trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng.
2. Câu văn nào sau đây tả chiếc bánh?
b. Chiếc bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo xôi nếp trắng được hơ qua lửa thật mềm, trông đẹp như những bông hoa. Nhân bánh là một viên đậu xanh giã nhỏ vàng ươm, xen một thỏi mỡ xinh xắn, pha hạt tiêu.
3. Câu “Dì tôi cắp một chiếc rổ lớn, dắt tay tôi đi hái rau khúc” được cấu tạo theo mẫu câu nào?
c. Ai làm gì?
4. Câu nào dưới đây dùng đúng dấu phẩy?
a. Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương.
III/ TẬP LÀM VĂN: (5 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 5-7 câu) kể về một cảnh đẹp của nước ta mà em thích.
Bài mẫu:
Quê em ở Nha Trang. Nhà em cách biển không xa. Những đêm trăng đẹp, em thường được bố mẹ cho ra ngắm biển. Biển quê em đẹp tuyệt vời trong những đêm trăng sáng. Mặt biển như một tấm thảm dát vàng khổng lồ. Xa xa, ánh đèn trên những chiếc thuyền câu lúc ẩn lúc hiện như những ánh sao trong đêm. Trên bãi biển, những du khách đang thả bước một cách thanh bình. Họ như muốn tận hương vẻ đẹp kì diệu của đêm trăng. Một vài bạn nhỏ đang chơi đùa dưới ánh trăng với những trò như cút bắt, trốn tìm. Chơi hết buổi tối mà em cũng chưa muốn về vì luyến tiếc vẻ đẹp của nó.
Đề thi học kì 1 lớp 3 Tiếng Việt – Đề số 8
A. KIỂM TRA ĐỌC:
I. Đọc thành tiếng: (5 điểm) Có đề kèm theo.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm)
BÀI ĐỌC: CHUYỆN CỦA LOÀI KIẾN
Xưa kia, loài kiến chưa sống thành đàn. Mỗi con ở lẻ một mình, tự đi kiếm ăn. Thấy kiến bé nhỏ, các loài thú thường bắt nạt.
Bởi vậy, loài kiến chết dần chết mòn.
Một con kiến đỏ thấy giống nòi mình sắp diệt, nó bò đi khắp nơi, tìm những con kiến còn sót, bảo:
– Loài kiến ta sức yếu, về ở chung, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh.
Nghe kiến đỏ nói phải, kiến ở lẻ bò theo. Đến một bụi cây lớn, kiến đỏ lại bảo:
– Loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi chà. Ta phải đào hang ở dưới đất mới được.
Cả đàn nghe theo, cùng chung sức đào hang. Con khoét đất, con tha đất đi bỏ. Được ở hang rồi, kiến đỏ lại bảo đi tha hạt cây, hạt cỏ về hang để dành, khi mưa khi nắng đều có cái ăn.
Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt.
Theo TRUYỆN CỔ DÂN TỘC CHĂM
Đọc thầm bài đọc trên và làm bài tập.
Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
a) Ngày xưa, loài kiến sống như thế nào?
A. Sống lẻ một mình. B. Sống theo đàn. C. Sống theo nhóm.
b) Kiến đỏ bảo những kiến khác làm gì?
A. Về ở chung, đào hang, kiếm ăn từng ngày.
B. Về ở chung, sống trên cây, dự trữ thức ăn.
C. Về ở chung, đào hang, dự trữ thức ăn.
c) Vì sao họ hàng nhà kiến không để ai bắt nạt?
A. Vì họ hàng nhà kiến biết đoàn kết lại.
B. Vì họ hàng nhà kiến cần cù lao động.
C. Vì họ hàng nhà kiến sống hiền lành, chăm chỉ.
d) Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh?
A. Người đi rất đông.
B. Đàn kiến đông đúc.
C. Người đông như kiến
Câu 2. Gạch chân dưới các từ chỉ đặc điểm trong câu văn sau:
Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt.
Câu 3. Đặt dấu chấm hay dấu chấm hỏi vào cuối mỗi câu sau cho thích hợp:
a) Ông tôi rất thích đọc báo
b) Bạn An đã có nhiều cố gắng trong học tập
c) Bao giờ lớp mình kiểm tra học kỳ
d) Huy có thích học đàn không
Câu 4: Tìm và ghi lại một câu theo mẫu “Ai thế nào?” trong bài.
B. KIỂM TRA VIẾT:
I. Chính tả: (5 điểm) Nhà rông ở Tây Nguyên (Tiếng Việt 3- tập 1- trang 63)
(Giáo viên đọc cho học sinh viết từ “Gian đầu nhà rông … dùng khi cúng tế.”)
II. Tập làm văn (5 điểm)
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn để kể về quê hương em.
Đáp án đề thi học kì 1 lớp 3 Tiếng Việt đề số 8
A. KIỂM TRA ĐỌC:
II. Đọc thầm và làm bài tập:
Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
a) Ngày xưa, loài kiến sống như thế nào?
A. Sống lẻ một mình.
b) Kiến đỏ bảo những kiến khác làm gì?
C. Về ở chung, đào hang, dự trữ thức ăn.
c) Vì sao họ hàng nhà kiến không để ai bắt nạt?
A. Vì họ hàng nhà kiến biết đoàn kết lại.
d) Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh?
C. Người đông như kiến
Câu 2. Gạch chân dưới các từ chỉ đặc điểm trong câu văn sau:
Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt.
Câu 3. Đặt dấu chấm hay dấu chấm hỏi vào cuối mỗi câu sau cho thích hợp:
a) Ông tôi rất thích đọc báo.
b) Bạn An đã có nhiều cố gắng trong học tập.
c) Bao giờ lớp mình kiểm tra học kỳ?
d) Huy có thích học đàn không?
II. Tập làm văn (5 điểm)
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn để kể về quê hương em.
Bài mẫu:
Em sinh ra và lớn lên ở Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố lớn nhất nước, nơi có di tích Cảng Nhà Rồng mà Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Thành phố của em nhộn nhịp đông vui bốn mùa. Phố xá có đèn và cửa kính sáng loá, sang trọng. Thành phố có nhiều công viên đẹp như công viên Hoàng Văn Thụ, công viên Tao Đàn, công viên Gia Định… Nhà hàng, trường học, chung cư mọc lên như nấm đế phục vụ cho đời sống của nhân dân. Đặc biệt, thành phố của em có nhiều bệnh viện lớn, bác sĩ giỏi không những chữa bệnh cho nhân dân thành phố mà còn khám chữa bệnh cho nhân dân các tỉnh. Thành phố còn là cái nôi của ngành sản xuất hàng tiêu dùng của cả miền Đông Nam Bộ. Em rất tự hào về thành phố giàu và đẹp của em.
Đề thi học kì 1 lớp 3 Tiếng Việt – Đề số 9
A: KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: ( …./5 điểm)
II. Đọc hiểu: (…./5 điểm) (20 phút) – Đọc thầm bài đọc sau:
Đường bờ ruộng sau đêm mưa
Sau trận mưa đêm qua, đường bờ ruộng trơn như đổ mỡ. Tan học về, các bạn học sinh tổ Đức Thượng phải men theo bờ cỏ mà đi. Các bạn phải lần từng bước một để khỏi trượt chân xuống ruộng.
Chợt một cụ già từ phía trước đi lại. Tay cụ dắt một em nhỏ. Em bé đi trên bờ cỏ còn bà cụ đi trên mặt đường trơn. Vất vả lắm hai bà cháu mới đi được một quãng ngắn. Chẳng ai bảo ai, mọi người đều tránh sang một bên để nhường bước cho cụ già và em nhỏ.
Bạn Hương cầm lấy tay cụ:
– Cụ đi lên vệ cỏ kẻo ngã.
Bạn Sâm đỡ tay em nhỏ:
– Cụ để cháu dắt em bé.
Đi khỏi quãng đường lội, bà cụ cảm động nói:
– Các cháu biết giúp đỡ người già như thế này là tốt lắm. Bà rất cảm ơn các cháu.
Các em vội đáp:
– Thưa cụ, cụ đừng bận tâm ạ. Thầy giáo và cha mẹ thường dạy chúng cháu phải giúp đỡ người già và trẻ nhỏ.
(Theo Đạo đức lớp 4, NXBGD – 1978)
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào ý đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập sau:
Câu 1 (0,5 điểm): Hương và các bạn gặp bà cụ và em bé trong hoàn cảnh nào?
A. Hai bà cháu cùng đi trên con đường trơn như đổ mỡ.
B. Bà đi trên mặt đường trơn còn em bé đi ở bờ cỏ.
C. Hai bà cháu dắt nhau đi ở bờ cỏ.
Câu 2 (0,5 điểm): Hương và các bạn đã làm gì?
A. Nhường đường và giúp hai bà cháu đi qua quãng đường lội.
B. Nhường đường cho hai bà cháu.
C. Không nhường đường cho hai bà cháu.
Câu 3 (1 điểm): Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
A. Phải chăm học, chăm làm.
B. Đi đến nơi, về đến chốn.
C. Biết giúp đỡ người già và trẻ nhỏ.
Câu 4 (1 điểm):
a) Gạch chân từ chỉ hoạt động trong câu: “Tay cụ dắt một em nhỏ.”
b) Từ chỉ đặc điểm trong câu “Sau trận mưa đêm qua, đường bờ ruộng trơn như đổ mỡ.” là:
A. đổ. B. mỡ. C. trơn.
Câu 5
(1 điểm): Câu “Bạn Sâm đỡ tay em nhỏ” được cấu tạo theo mẫu câu:
A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào?
Câu 6 (1 điểm): Ghi lại câu trong bài có hình ảnh so sánh.
B – KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1. Chính tả: (5 điểm) – 15 phút
Nghe – viết: Bài Vầng trăng quê em (Tiếng Việt lớp 3, tập 1, trang 142)
2. Tập làm văn (5 điểm) – 25 phút.
Hãy viết một đoạn văn giới thiệu về tổ em.
Đáp án đề thi học kì 1 lớp 3 Tiếng Việt đề số 9
A: KIỂM TRA ĐỌC
II. Đọc hiểu:
Câu 1 (0,5 điểm): Hương và các bạn gặp bà cụ và em bé trong hoàn cảnh nào?
B. Bà đi trên mặt đường trơn còn em bé đi ở bờ cỏ.
Câu 2 (0,5 điểm): Hương và các bạn đã làm gì?
A. Nhường đường và giúp hai bà cháu đi qua quãng đường lội.
Câu 3 (1 điểm): Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
C. Biết giúp đỡ người già và trẻ nhỏ.
Câu 4 (1 điểm):
a) Gạch chân từ chỉ hoạt động trong câu: “Tay cụ dắt một em nhỏ.”
b) Từ chỉ đặc điểm trong câu “Sau trận mưa đêm qua, đường bờ ruộng trơn như đổ mỡ.” là:
C. trơn.
Câu 5 (1 điểm): Câu “Bạn Sâm đỡ tay em nhỏ” được cấu tạo theo mẫu câu:
B. Ai làm gì?
Câu 6 (1 điểm): Ghi lại câu trong bài có hình ảnh so sánh.
Sau trận mưa đêm qua, đường bờ ruộng trơn như đổ mỡ.
B – KIỂM TRA VIẾT
2. Tập làm văn (5 điểm).
Hãy viết một đoạn văn giới thiệu về tổ em.
Đoạn văn mẫu:
Em là một thành viên của tổ 1 lớp 3A2. Tổ em gồm có sáu bạn: Phương Linh, Thành Chung, Mạnh Thắng, Thanh Thảo, Hải Đăng và em – Thảo Vy. Các bạn trong tổ em đều rất đoàn kết và thường hay giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Thanh Thảo là người học giỏi nhất, cho nên bạn ấy là tổ trưởng tổ em. Chúng em thường thảo luận các bài học vào giờ ra chơi. Các bạn nam tổ em tuy hay đùa nghịch nhưng trong giờ học lại là những bạn phát biểu sôi nổi nhất lớp. Em rất vui và tự hào về tổ 1 của em. Hy vọng sang năm lên lớp 4 chúng em vẫn sẽ là một tổ để cùng nhau học tập và vui chơi.
Đề thi học kì 1 lớp 3 Tiếng Việt – Đề số 10
A. Đọc (6 điểm)
I. Đọc thành tiếng (2,5 điểm)
HS bốc thăm và đọc một đoạn khoảng 50 tiếng/ phút và trả lời một câu hỏi một trong các bài tập đọc sau:
1. Nắng phương Nam (TV 3 tập 1 trang 94)
2. Luôn nghĩ đến miền Nam (TV 3 tập 1 trang 100)
3. Người con của Tây Nguyên (TV 3 tập 1 trang 103)
4. Cửa Tùng (TV 3 tập 1 trang 109)
5. Người liên lạc nhỏ (TV 3 tập 1 trang 112)
6. Hũ bạc của người cha (TV 3 tập 1 trang 121)
7. Đôi bạn (TV 3 tập 1 trang 130)
II. Đọc hiểu (3,5 điểm)
* Đọc thầm bài: “Cửa Tùng” sau đó khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau.
Cửa Tùng
Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải – con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.
Từ cầu Hiền Lương thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh mông. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây từng được ngợi ca là “Bà chúa của các bãi tắm”. Diệu kì thay trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.
Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
Theo Thuỵ Chương
Đọc thầm bài Cửa Tùng, sau đó khoanh vào ý trả lời đúng nhất:
1. Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp? (0,5 điểm)
a. Thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng, những rặng phi lao rì rào gió thổi.
b. Những cánh đồng lúa trải dài đôi bờ.
c. Những chiếc thuyền cặp bến hai bờ sông.
2. Những từ ngữ nào miêu tả ba sắc màu nước biển trong một ngày? (0,5 điểm)
a. Xanh thẫm, vàng tươi, đỏ rực.
b. Xanh nhạt, đỏ tươi, vàng hoe.
c. Hồng nhạt, xanh lơ, xanh lục.
3. Bờ biển Cửa Tùng được so sánh với hình ảnh nào? (0,5 điểm)
a. Một dòng sông.
b. Một tấm vải khổng lồ.
c. Một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim.
4. Trong các từ dưới đây, từ nào là từ chỉ hoạt động? (0,5 điểm)
a. Thuyền
b. Thổi
c. Đỏ
5. Bộ phận nào trong câu: “Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển.” trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)?
a. Cửa Tùng.
b. Có ba sắc màu nước biển
c. Nước biển.
Câu 6: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “là gì?” trong câu: “Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tâp.” (0,5 điểm)
Câu 7: Đặt câu “Ai thế nào?” (0,5 điểm)
II. Viết ( 4 điểm)
1. Chính tả ( 2 điểm)
– Nghe – viết: Nhà rông ở Tây Nguyên
Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần. Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng khi cúng tế.
2. Tập làm văn (2 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị).
Đáp án đề thi học kì 1 lớp 3 Tiếng Việt đề số 10
A. Đọc
II. Đọc hiểu
1. Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp? (0,5 điểm)
a. Thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng, những rặng phi lao rì rào gió thổi.
2. Những từ ngữ nào miêu tả ba sắc màu nước biển trong một ngày? (0,5 điểm)
c. Hồng nhạt, xanh lơ, xanh lục.
3. Bờ biển Cửa Tùng được so sánh với hình ảnh nào? (0,5 điểm)
c. Một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim.
4. Trong các từ dưới đây, từ nào là từ chỉ hoạt động? (0,5 điểm)
b. Thổi
5. Bộ phận nào trong câu: “Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển.” trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)?
a. Cửa Tùng.
Câu 6: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “là gì?” trong câu: “Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tâp.” (0,5 điểm)
Trả lời: nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tâp.
Câu 7: Đặt câu “Ai thế nào?”
Ví dụ: Mẹ em rất đẹp.
2. Tập làm văn (2 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị)
Gợi ý làm bài:
• Nhờ đâu em biết (em biết khi đi chơi, khi xem ti vi, khi nghe kể …..)?
• Cảnh vật, con người ở nông thôn (hoặc thành thị) có gì đáng yêu?
• Em thích nhất điều gì?
• Tình cảm của em về cảnh vật và con người ở nông thôn (hoặc thành thị)?
Bài văn mẫu:
Bây giờ, em mới biết thế nào là nơi đô thị. Hè vừa rồi, em được mẹ cho lên thị xã chơi ba ngày ở nhà dì Phượng – bạn cùng học với mẹ hồi ở phổ thông. Suốt ba ngày, em được dì Phượng cho đi mấy vòng khắp thị xã. Đi đến chỗ nào, em cũng đều thấy nhà cửa san sát nhau chạy dọc theo các đường phố. Nhà cao tầng là phổ biến, và hầu như nhà nào cũng là những cửa hàng, cửa hiệu, bày bán đủ các loại mặt hàng. Chỗ thì ghi “Cửa hàng tạp hóa”, chỗ thì ghi “Cửa hàng vải sợi”, “Kim khí điện máy”, “Tiệm giày da”, “Quần áo may sẵn” v.v… Đường sá thì đều rải nhựa hết kể cả mấy con hẻm cũng tráng nhựa láng bóng. Buổi tối đi ra đường, em mới thấy cảnh tấp nập đông vui. Người và xe cộ ngược xuôi như mắc cửi. Đèn điện sáng trưng hai bên đường. Em thích nhất là được dì cho đi chơi ở công viên trung tâm của thị xã. Ngồi trên những bàng đá, ngắm nhìn những vòi nước phun lên qua ánh đèn tạo thành những sắc cầu vồng thật là đẹp. Đấy, thị xã trong mắt em là thế. Và em cũng chỉ biết có vậy thôi, nó khác thật nhiều so với vùng quê của em.
Đề thi học kì 1 lớp 3 Tiếng Việt – Đề số 11
A. Kiểm tra đọc ( 10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng ( 4 điểm)
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu ( 6 điểm)( Thời gian: 35 phút)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
BÀI HỌC CỦA GÀ CON
Một hôm, Vịt con và Gà con đang chơi trốn tìm trong rừng, bỗng nhiên có một con Cáo xuất hiện. Nhìn thấy Cáo, Vịt con sợ quá khóc ầm lên. Gà con thấy thế vội bỏ mặc Vịt con, bay lên cành cây để trốn. Chú giả vờ không nghe, không thấy Vịt con đang hoảng hốt kêu cứu.
Cáo đã đến rất gần, Vịt con sợ quá, quên mất bên cạnh mình có một hồ nước, chú vội vàng nằm giả vờ chết. Cáo vốn không thích ăn thịt chết, nó lại gần Vịt, ngửi vài cái rồi bỏ đi.
Gà con đậu trên cây cao thấy Cảo bỏ đi, liền ngảy xuống. Ai dè “tùm” một tiếng, Gà con rơi thẳng xuống nước, cậu chới với kêu:
– “Cứu tôi với, tôi không biết bơi!”
Vịt con nghe tiếng kêu, không ngần ngại lao xuống cứu Gà con lên bò. Rũ bộ lông ướt sũng, Gà con xấu hổ nói:
– Cậu hãy tha lỗi cho tớ, sau này nhất định tớ sẽ không bao giờ bỏ rơi cậu nữa.
(Theo Những câu chuyện về tình bạn)
1. Khi thấy Vịt con kêu khóc, Gà con đã làm gì? ( M1- 0.5)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Gà con sợ quá khóc ầm lên.
B. Gà con vội vàng nằm giả vờ chết.
C. Gà con bay lên cành cây để trốn, bỏ mặc Vịt con.
2. Trong lúc nguy hiểm, Vịt con đã làm gì để thoát thân? (M1- 0.5)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Vịt con hoảng hốt kêu cứu.
B. Vịt con vội vàng nằm giả vờ chết.
C. Vịt con nhảy xuống hồ nước ngay bên cạnh.
3. Theo em, cuối cùng Gà con đã rút ra được bài học gì? (M2- 0.5)
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
4. Vì sao Gà con cảm thấy xấu hổ? ( M2- 0.5)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Vì Gà con ân hận trót đối xử không tốt với Vịt con.
B. Vì Gà con thấy Vịt con bơi giỏi.
C. Vì Vịt con tốt bụng, đã cứu giúp Gà con khi Gà con gặp nạn.
5. Em có suy nghĩ gì về hành động và việc làm của Vịt con? (M3- 1)
Hãy viết 1- 2 câu nêu suy nghĩ của em.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
6. Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên? ( M4- 1)
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
7. Hãy viết tìm 1 câu trong bài nói về Vịt con có sử dụng hình ảnh nhân hóa theo mẫu “ Ai làm gì?” .( 0.5)
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
8. Tìm và gạch chân dưới các từ chỉ hoạt động, trạng thái có trong câu văn sau: (M2- 0.5)
Gà con đậu trên cây thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống.
9. Đặt dấu hai chấm, dấu phẩy và dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: ( M3- 1)
Vịt con đáp
– Cậu đừng nói thế chúng mình là bạn mà
B. Kiểm tra viết (10 điểm)
1. Chính tả nghe- viết ( 4 điểm ) ( 15 phút)
Mùa thu trong trẻo
Trong hồ rộng, sen đang lụi tàn. Những chiếc lá to như cái sàng màu xanh sẫm đã quăn mép, khô dần. Họa hoằn mới còn vài lá non xanh, nho nhỏ mọc xòe trên mặt nước. Gương sen to bằng miệng bát con, nghiêng nghiêng như muốn soi chân trời. Tiếng cuốc kêu thưa thớt trong các lùm cây lau sậy ven hồ. Dường như chúng mỏi miệng sau một mùa hè kêu ra rả và bây giờ muốn nghỉ ngơi cho lại sức…
Nguyễn Văn Chương
2. Tập làm văn ( 6 điểm) ( 25 phút)
Viết một bức thư gửi cho một người bạn nước ngoài giới thiệu về vẻ đẹp của đất nước ta
Đáp án đề thi học kì 1 lớp 3 Tiếng Việt đề số 11
A. Kiểm tra đọc ( 10 điểm)
1. Khi thấy Vịt con kêu khóc, Gà con đã làm gì?
C. Gà con bay lên cành cây để trốn, bỏ mặc Vịt con.
2. Trong lúc nguy hiểm, Vịt con đã làm gì để thoát thân?
B. Vịt con vội vàng nằm giả vờ chết.
3. Theo em, cuối cùng Gà con đã rút ra được bài học gì? (M2- 0.5)
Phải giúp đỡ bạn bè khi gặp nạn
4. Vì sao Gà con cảm thấy xấu hổ?
C. Vì Vịt con tốt bụng, đã cứu giúp Gà con khi Gà con gặp nạn.
5. Em có suy nghĩ gì về hành động và việc làm của Vịt con?
Vịt con tốt bụng và thông minh đã cứu Gà con khi gặp nạn. Vịt con không giận vì Gà con đã bỏ mặc mình.
6. Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên?
Cần phải giúp đỡ bạn bè, không bỏ mặc bạn bè lúc hoạn nạn
7. Hãy viết tìm 1 câu trong bài nói về Vịt con có sử dụng hình ảnh nhân hóa theo mẫu “ Ai làm gì?”
Gà con thấy thế vội bỏ mặc Vịt con, bay lên cành cây để trốn.
8. Tìm và gạch chân dưới các từ chỉ hoạt động, trạng thái có trong câu văn sau:
Gà con đậu trên cây thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống.
9. Đặt dấu hai chấm, dấu phẩy và dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây:
Vịt con đáp:
– Cậu đừng nói thế, chúng mình là bạn mà.
B. Kiểm tra viết:
Viết một bức thư gửi cho một người bạn nước ngoài giới thiệu về vẻ đẹp của đất nước ta
Bài mẫu:
Hà Nội, ngày ….. tháng …. năm….
La – na thân mến!
Mình biết bạn qua chương trình ở làn sóng VTV3 “Vượt lên chính mình”. Mình xin tự giới thiệu, mình tên là Minh Anh, học sinh trường tiểu học Cát Linh. Hiện mình đang học lớp 3D. Cô giáo chúng mình rất quý chúng mình, còn các bạn sống chan hoà với nhau. Qua cô biên tập viên, mình biết bạn là một vận động viên điền kinh giỏi. Gia đình bạn rất khó khăn, bố mất sớm một mình mẹ nuôi bạn nhưng không vì lý do đó mà bạn nản chí. Mình viết thư này muốn làm quen với bạn và chia sẻ nỗi đau mất bố của bạn. Còn bây giờ mình xin dừng bút. Chúc bạn thành công trong điền kinh. Chúng mình cùng thi đua học tốt nhé.
Bạn của cậu.
Đề thi học kì 1 lớp 3 Tiếng Việt – Đề số 12
I/ (4đ) Đọc thành tiếng : Mỗi em đọc một đoạn trong bài “ Biển đẹp”
II/ (6đ) Đọc thầm và làm bài
BIỂN ĐẸP
Buổi sáng nắng sớm. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.
Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ nhỏ. Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếu đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên biển múa vui.
Lại đến một buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên .
Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều ít ai chú ý là : vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu sắc ấy phần lớn là do mây trời và ánh sáng tạo nên.
(Theo Vũ Tú Nam)
Đọc thầm bài “Biển đẹp” sau đó khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng và hoàn thành câu hỏi dưới đây:
Câu 1: (0,5 điểm) Bài văn trên tả cảnh biển vào lúc nào?
a. Buổi sớm
b. Buổi trưa
c. Buổi chiều
d. Cả sớm, trưa và chiều
Câu 2: (0,5 điểm) Sự vật nào trên biển được tả nhiều nhất?
a. Cánh buồm
b. Mây trời
c. Con thuyền
d. Đàn bướm
Câu 3: (0,5 điểm) Vẻ đẹp muôn màu sắc của biển do những gì tạo nên?
a. Những cánh buồm
b. Mây trời và ánh sáng
c. Mây trời
d. Mây trời và cánh buồm
Câu 4: (0,5 điểm) Bài văn có mấy hình ảnh so sánh?
a. Một hình ảnh
b. Hai hình ảnh
c. Ba hình ảnh
d. Bốn hình ảnh
Câu 5: (0,5 điểm) Câu nào dưới đây không có hình ảnh so sánh? (0,5 điểm)
a. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.
b. Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếu đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên biển múa vui.
c. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế.
d. Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên.
Câu 6: (0,5 điểm) Câu “Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm” thuộc kiểu câu nào?
a. Ai làm gì?
b. Ai thế nào?
c. Ai là gì?
d. Khi nào?
Câu 7: (1 điểm) Điền đúng dấu “chấm hay dấu phẩy” thích hợp vào ô trống đoạn văn sau:
Loanh quanh trong rừng chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa
Câu 8: (1 điểm) Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau:
Đàn chim én đang sải cánh trên bầu trời xanh.
………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 9: (1 điểm) Hãy đặt một câu theo mẫu câu: Ai là gì?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Kiểm tra viết (10 điểm)
I. Chính tả nghe – viết: Bài: (5 điểm) (15 phút)
Giúp bà
Hôm nay bà đau lưng, không dậy được như mọi ngày. Em trở dậy mới hiểu mọi việc còn nguyên. Em làm dần từng việc: quét nhà, cho gà, lợn ăn. Mặt trời vừa lên cao, nắng bắt đầu chói chang, em phơi quần áo, rải rơm ra sân phơi. Xong việc ngoài sân, em vào nhóm bếp, nấu cháo cho bà. Mùi rơm cháy thơm thơm. Em thấy trong lòng rộn ràng một niềm vui.
II. Tập làm văn (5 điểm) (15 phút)
Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 7 đến 10 câu: Kể về một người hàng xóm mà gia đình em quý mến.
Đáp án đề thi học kì 1 lớp 3 Tiếng Việt đề số 12
1. Kiểm tra đọc thành tiếng: 5 điểm, gồm đọc đoạn trong bài đã học và trả lời 1 câu hỏi – thực hiện trong tiết ôn tập cuối học kì 1.
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra phần kiến thức Tiếng Việt (5 điểm)
Câu 1: Đáp án d (0,5 điểm)
Câu 2: Đáp án a (0,5 điểm)
Câu 3: Đáp án b (0,5 điểm)
Câu 4: Đáp án d (0,5 điểm)
Câu 5: Đáp án c (0,5 điểm)
Câu 6: Đáp án b (0,5 điểm)
Câu 7: Điền đúng dấu câu thích hợp vào ô trống đoạn văn:
Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa.
Câu 8: Đàn chim én làm gì? (1 điểm)
Câu 9: Học sinh đặt một câu theo mẫu câu: Ai là gì? (1 điểm)
3. CHÍNH TẢ (4 điểm)
– Điểm toàn bài: 4 điểm
– Viết đúng chính tả toàn bài 3 điểm (Sai 1 lỗi trừ 0,25 điểm)
– Trình bày đúng quy định, sạch đẹp:1 điểm
4. Tập làm văn (6 điểm)
Bài văn mẫu:
Ngay sát nhà em là nhà bác Hoà. Bác Hoà là hàng xóm thân thiết nhất của gia đình em. Năm nay, bác bốn mươi tuổi. Bác là giáo viên trường trung học cơ sở Cát Linh. Có lần đi xa về, bác cho em quyển truyện. Tuy món quà nhỏ nhưng đó là quyển truyện hay nhất mà em từng đọc. Bác có dáng người cân đối, da ngăm đen, khuôn mặt đôn hậu. Bác rất yêu quý trẻ em trong xóm. Thỉnh thoảng, bác kể chuyện cho chúng em nghe. Có lần, sang nhà bác chơi chẳng may em làm vỡ lọ hoa. Em xin lỗi bác nhưng bác không trách em mà căn dặn: “Lần sau cháu phải cẩn thận hơn nhé! Bác quả là người nhân hậu. Em coi bác như người thân trong gia đình.
Đề thi học kì 1 lớp 3 Tiếng Việt – Đề số 13
A. KIỂM TRA ĐỌC:
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc và trả lời một câu hỏi các bài tập đọc từ tuần 10 đến tuần 17.
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
ĐƯỜNG VÀO BẢN
Tôi sinh ra và lớn lên ở một bản hẻo lánh gần biên giới phía Bắc. Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp.
Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to. Nước suối bốn mùa trong veo, rào rạt. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm tung bọt trắng xóa. Hoa nước bốn mùa xòe cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản.
Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn xuống suối sẽ bắt gặp những đàn cá nhiều màu sắc tung tăng bơi lội. Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng…. Bên trên đường là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi. Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Đi trên đường, thỉnh thoảng khách còn gặp những cây cổ thụ. Có cây trám trắng, trám đen thân cao vút như đến tận trời… Những con lợn ục ịch đi lại ở ven đường, thấy người, giật mình hộc lên những tiếng dữ dội rồi chạy lê cái bụng quét đất. Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi nhau nháo nhác…
Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác xa và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.
(Theo Vi Hồng – Hồ Thủy Giang)
1. Đoạn văn trên tả cảnh vùng nào?
A. núi
B. biển
C. đồng bằng
2. Đoạn văn trên tả cảnh gì?
A. suối
B. con đường
C. suối và con đường
3. Vật gì năm ngang đường vào bản?
A. ngọn núi
B. rừng vầu
C. con suối
4. Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn thấy gì?
A. cá, lợn và gà
B. cá, núi, rừng vầu, cây trám trắng, trám đen, lợn và gà
C. những cây cổ thụ
5. Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh?
A. Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa.
B. Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to.
C. Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi nhau nháo nhác…
6. Điền dấu phẩy vào câu “Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo bọt tung trắng xóa.”
A. Đường vào bản tôi, phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo bọt tung trắng xóa
B. Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối, nước bốn mùa trong veo bọt tung trắng xóa
C. Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo, bọt tung trắng xóa
7. Em hiểu gì về câu “Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.”
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
8. Đặt một câu có hình ảnh so sánh:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
B. KIỂM TRA VIẾT:
I. Chính tả: (4 điểm)
Âm thanh thành phố
Hồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc. Từ căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thủ đô. Tiếng ve kêu rền rĩ trong những đám lá cây bên đường. Tiếng kéo lách cách của những người bán thịt bò khô.
Theo Tô Ngọc Hiến
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Đề bài: Hãy viết một bức thư ngắn thăm hỏi một người thân mà em quý mến.
Đáp án đề thi học kì 1 lớp 3 Tiếng Việt đề số 13
A. PHẦN ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
– Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của hs mà giáo viên cho điểm.
II. Đọc hiểu: (4 điểm)
Câu 1(0,5đ) A
Câu 2(0,5đ) C
Câu 3(1đ) C
Câu 4(1đ) B
Câu 5(0,5đ) A
Câu 6(0,5đ) C
C. TẬP LÀM VĂN:
Gợi ý làm bài:
- Nơi viết thư, ngày… tháng… năm…
- Lời xưng hô với người thân.
- Nội dung chính của bức thư (thăm hỏi sức khỏe, báo tin tình hình của gia đình, việc học tập của bản thân v.v…).
- Thể hiện tình cảm và lời hứa của mình với người thân.
- Lời chúc, lời cầu mong cho người thân.
Bài mẫu:
Bà Ngoại yêu quý của cháu!
Cháu là Thanh Thảo đây, đứa cháu gái, con út của mẹ Hà viết thư thăm bà đây! Dạo này, bà có khỏe không bà? Bà ăn có ngon miệng không? Mỗi bữa, bà ăn có được hai lưng bát khồng hả bà? Bà ráng ăn nhiều cho khỏe bà nhé. Hôm trước, gia đình cháu có nhận được thư bác Hải. Bác nói, thời gian gần đây sức khỏe bà, có phần yếu đi, bố mẹ và chúng cháu lo lắm. Gia đình cháu trong này vẫn bình thường. Bố cháu dạo này ít đi công tác xa. Còn mẹ thì vẫn bán hàng bình thường như trước. Anh Quân cháu mỗi tháng mới về thăm một lần. Anh nói học căng lắm, vậy mà cháu cứ thấy anh mập trắng ra, to khỏe như chiếc xe tăng bà ạ, còn cháu vẫn học tốt. Tháng nào, trong sổ liên lạc gia đình cháu cũng đều được cô giác nhận xét: “chăm ngoan, học giỏi”. Bố mẹ cháu vui lắm. Cháu xin hứa với bà, cháu sẽ cố gắng học tốt hon nữa để giữ vững danh hiệu là học sinh giỏi mà cháu đã giành được ở năm học trước. Cuối thư, cháu chúc bà luôn mạnh khỏe. Hè này, cháu sẽ về quê thăm bà.
Đề thi học kì 1 lớp 3 Tiếng Việt – Đề số 14
A. Kiểm tra đọc (10đ)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4đ)
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6đ) (Thời gian: 20 phút)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải – con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh lũy tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.
Từ cầu Hiền Lương thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh mông. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây từng được ngợi ca là “Bà chúa của các bãi tắm”. Diệu kì thay trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.
Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
Theo Thuỵ Chương
1. Bài văn tả cảnh vùng nào? (M1- 0.5đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Vùng biển. B. Vùng núi. C. Vùng đồng bằng.
2. Trong một ngày, Cửa Tùng có mấy sắc màu nước biển? (M1- 0.5đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. 1 sắc màu. B. 2 sắc màu. C. 3 sắc màu. D. 4 sắc màu
3. Trong câu” Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục” từ nào là từ chỉ đặc điểm? (M2 – 0.5đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Xanh lơ, xanh lục B. Nước biển C. Chiều tà
4. Trong các câu dưới đây, câu nào có hình ảnh so sánh? (M3 – 0,5đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Đôi bờ thôn xóm nước màu xanh của luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.
B. Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
C. Nơi dòng bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng.
5. Em cần làm gì để các bãi biển của nước ta ngày càng sạch đẹp hơn? (M4 – 1đ)
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
6. Câu “Khi chiều tà, nước biển chuyển sang màu xanh lục.” thuộc mẫu câu nào đã học? (M1 – 1đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào?
7. Em đặt dấu phẩy, dấu chấm thích hợp vào ô trống trong các câu văn sau: (M2-1đ)
Mi-sút-ca Xta-xích I-go cả ba bạn đều bịa chuyện Nhưng chỉ có I-go bị gọi là kẻ nói dối xấu xa
8. Đặt 2 câu trong đó có sử dụng biện pháp so sánh. (M3 – 1đ)
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
B. Kiểm tra viết (10đ) (Thời gian: 40 phút)
1. Chính tả nghe – viết (4đ) (15 phút)
Bài viết: Vầng trăng quê em. SGK TV3 tập 1/142.
2. Tập làm văn (6đ) (25 phút)
Viết một đoạn văn ngắn (6-8 câu) kể về thành phố nơi em đang ở.
Đáp án đề thi học kì 1 lớp 3 Tiếng Việt đề số 14
A. Kiểm tra đọc (10đ)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4đ)
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6 điểm)
1. Bài văn tả cảnh vùng nào? (M1- 0.5đ)
A. Vùng biển.
2. Trong một ngày, Cửa Tùng có mấy sắc màu nước biển? (M1- 0.5đ)
C. 3 sắc màu.
3. Trong câu” Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục” từ nào là từ chỉ đặc điểm? (M2 – 0.5đ)
A. Xanh lơ, xanh lục
4. Trong các câu dưới đây, câu nào có hình ảnh so sánh? (M3 – 0,5đ)
B. Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
5. Em cần làm gì để các bãi biển của nước ta ngày càng sạch đẹp hơn? (M4 – 1đ)
Giữ vệ sinh môi trường, không xả rác xuống biển…
6. Câu “Khi chiều tà, nước biển chuyển sang màu xanh lục.” thuộc mẫu câu nào đã học? (M1 – 1đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
B. Ai làm gì?
7. Em đặt dấu phẩy, dấu chấm thích hợp vào ôn trống trong các câu văn sau: (M2-1đ)
Mi-sút-ca, Xta-xích, I-go cả ba bạn đều bịa chuyện. Nhưng chỉ có I-go bị gọi là kẻ nói dối xấu xa.
(Đặt đúng mỗi dấu câu được: 0,25đ)
8. Đặt 2 câu trong đó có sử dụng biện pháp so sánh. (M3 – 1đ)
(Đặt đúng mỗi câu được: 0,2đ)
B. Kiểm tra viết (10đ)
1. Chính tả nghe – viết (4đ)
2. Tập làm văn (6đ)
Bài văn mẫu 1: Kể về Thành phố Hồ Chí Minh
Em sinh ra và lớn lên ở Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố lớn nhất nước, nơi có di tích Cảng Nhà Rồng mà Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Thành phố của em nhộn nhịp đông vui bốn mùa. Phố xá có đèn và cửa kính sáng loá, sang trọng. Thành phố có nhiều công viên đẹp như công viên Hoàng Văn Thụ, công viên Tao Đàn, công viên Gia Định… Nhà hàng, trường học, chung cư mọc lên như nấm đế phục vụ cho đời sống của nhân dân. Đặc biệt, thành phố của em có nhiều bệnh viện lớn, bác sĩ giỏi không những chữa bệnh cho nhân dân thành phố mà còn khám chữa bệnh cho nhân dân các tỉnh. Thành phố còn là cái nôi của ngành sản xuất hàng tiêu dùng của cả miền Đông Nam Bộ. Em rất tự hào về thành phố giàu và đẹp của em.
Bài văn mẫu 2: Kể về thành phố Nha Trang
Em sinh ra và lớn lên ở thành phố biển, nơi có bãi tắm đẹp nhất vùng Duyên hải miền Trung: thành phố Nha Trang.
Nhà em ở đường Nguyễn Thái Học, con đường khá ngắn nối vùng đầm Xương Huân và phố Phan Bội Châu. Nhà cửa dọc hai bên phố đẹp hơn ở xóm Đầm. Cửa hiệu bày bán hàng hoá trong tủ kính sáng choang. Trên đường phố, người và xe đi lại tấp nập, đông như trẩy hội, nhất là khu vực chợ Đầm. Từ chợ Đầm, theo đường Lê Lợi, bạn sẽ hướng ra bãi biển. Gió biển thổi mát rượi,lồng lộng bốn mùa. Rặng dừa lao xao trong trong gió mời gọi khách đến thăm vùng thuỳ dương cát trắng, Đại lộ Trần Phú to và đẹp với viện Pasteur, hàng chục cao ốc, khách sạn tối tân, hiện đại. Trên bờ biển, các lều hóng gió mọc lên như nấm. Nổi bật nhất nơi đây là Đài tưởng niệm Liệt sĩ và cửa hàng mĩ nghệ xuất khẩu, lặng trong gió biển khoáng đạt, đài tưởng niệm Liệt sĩ trang nghiêm sừng sững giữa quảng trường 2 Tháng 4.
Đến Nha Trang, bạn chắc chắn sẽ hài lòng về cảnh đẹp và lòng hiếu khách, tính hiền hoà của người dân Khánh Hoà quê em.
Bài văn mẫu 3: Kể về Hà Nội
Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Tình yêu Hà Nội đã ngấm vào tâm hồn tôi từ lúc nào không biết nữa.
Tôi yêu những con đường xanh mát bóng cây, yêu những ngôi nhà mái ngói ẩn hiện san sát bên nhau, yêu từng con phố nhỏ, yêu những cây bàng khẳng khiu mỗi khi đông về. Tôi yêu cả những chiều cùng bố mẹ đi dạo bên Hồ Tây, ngắm mặt nước lung linh dát vàng dưới ánh chiều tà rực đỏ, yêu con phố Phan Đình Phùng với hai hàng sấu thả ngàn lá dát vàng không gian. Tôi yêu những buổi sớm mùa đông, sương giăng kín mặt hồ Gươm. Tháp rùa ẩn hiện trong sương mờ càng làm tăng thêm vẻ uy nghi, huyền ảo. Yêu những con người Hà Nội thân thiện, hiền hòa.
Đề thi học kì 1 lớp 3 Tiếng Việt – Đề số 15
Phần I: Kiểm tra đọc (10 điểm):
1. Đọc thành tiếng (4 điểm):
* Nội dung: Bốc thăm, đọc và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc.
+ Giọng quê hương
+ Đất quý, đất yêu.
+ Nắng phương Nam.
+ Người con của Tây Nguyên.
+ Người liên lạc nhỏ.
+ Hũ bạc của người cha.
+ Đôi bạn.
+ Mồ Côi xử kiện.
2. Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi (6 điểm): 35 phút
Cây gạo
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen … đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy.
Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, càng nặng trĩu những chùm hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót.
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát hiền lành. Cây đứng im lìm cao lớn, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
(Theo Vũ Tú Nam )
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Bài văn tả cây gạo vào mùa nào trong năm ?
A. Mùa xuân.
B. Mùa hạ.
C. Mùa thu
D. Mùa đông.
Câu 2: Từ xa nhìn lại, cây gạo trông giống cái gì ?
A. Ngọn lửa hồng.
B. Ngọn nến trong xanh.
C. Tháp đèn.
D. Cái ô đỏ
Câu 3: các loài chim làm gì trên cậy gạo ?
A. Làm tổ.
B. Bắt sâu.
C. Ăn quả.
D. Trò chuyện ríu rít.
Câu 4: Những chùm hoa gạo có màu sắc như thế nào ?
A. Đỏ chon chót
B. Đỏ tươi.
C. Đỏ mọng.
D. Đỏ rực rỡ.
Câu 5: Hết mùa hoa, cây gạo như thế nào?
A. Trở lại tuổi xuân.
B. Trở nên trơ trọi.
C. Trở nên xanh tươi.
D. Trở nên hiền lành.
Câu 6: Em thích hình ảnh nào trong bài văn nhất? Vì sao ?
…
Câu 7: Câu “Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ” được viết theo mẫu câu nào?
A. Ai là gì?
B. Ai làm gì?
C. Ai thế nào?
Câu 8: Bộ phận in đậm trong câu: “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim” trả lời cho câu hỏi nào?
A. Là gì?
B. Làm gì?
C. Thế nào?
D. Khi nào?
Câu 9: Em hãy đặt 1 câu theo mẫu “Ai là gì?” để nói về cây gạo
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
PHẦN II : KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
A. Chính tả nghe – viết (5 điểm) – 15 phút : Bài “Vàm Cỏ Đông” (TV3 – Tập 1 / Tr.106)
Viết 2 khổ thơ cuối của bài.
B. Tập làm văn (5 điểm) – 25 phút.
Viết một đoạn văn (từ 7-10 câu) kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị).
Đáp án đề thi học kì 1 lớp 3 Tiếng Việt đề số 15
Phần I:
1. Đọc thành tiếng (4 điểm):
– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
– Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
2. Đọc hiểu:
Câu 1: A. Mùa xuân.(0,5 điểm)
Câu 2: C. Tháp đèn.(0,5 điểm)
Câu 3: D. Trò chuyện ríu rít. (0,5 điểm)
Câu 4:. Đỏ mọng.(0,5 điểm)
Câu 5: D. Trở nên hiền lành. (0,5 điểm)
Câu 6: (1 điểm) Nêu được hình ảnh mình thích: 0, 5 điểm; Giải thích được lý do: 0,5 điểm.
Câu 7: C. Ai thế nào? (1 điểm)
Câu 8: B. Làm gì? (1 điểm)
Câu 9: (1 điểm) Đặt đúng câu theo mẫu. Đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm.
Ví dụ: Cây gạo là loại cây cho bóng mát
Phần II: (10đ)
1. Chính tả: 4 điểm
– Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm.
– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
– Trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm
2. Tập làm văn: 6 điểm
Bài văn mẫu 1: Đoạn văn viết về nông thôn
Em sinh ra ở thành thị, chưa biết nông thôn là thế nào cả. Mới tuần trước đây thôi, bố mới đưa em đi về thăm một người bạn của bố ở tận mãi Ba Tri, Bến Tre nhân dịp bố được nghỉ lễ 30 – 4 và 1 – 5. Khác với thành phố rất nhiều, đó là cảm giác đầu tiên của em khi từ trên con đường nhựa, bố cho xe rẽ phải vào con đường đá đỏ. Hai bên đường là những thửa ruộng lúa đã chín văng trải dài lút cả tầm mắt. Hết ruộng lúa là đến làng xã. Nhà cửa thưa thớt không như ở thị thành. Nhà cách nhà có khi đến cả vài chục thước. Những vườn cây ăn trái xanh tốt kế tiếp nhau trông như một rừng cây. Khí hậu ở đây sao mà trong lành mát mẻ quá. Đi dưới đường quê, không cần phải đội nón mũ, bởi bóng cây hai bên đường trùm xuống mát rượi. Thỉnh thoảng có những chiếc xe bò lộc cộc lăn bánh trên đường. Cuộc sống ở đây diễn ra nhẹ nhàng, êm ả không như cuộc sống ồn ào, náo nhiệt nơi thị thành. Tuy mới biết nông thôn lần đầu vậy mà em rất thích cuộc sống ở đây.
Bài văn mẫu 2: Đoạn văn viết về thành thị
Bây giờ, em mới biết thế nào là nơi đô thị. Hè vừa rồi, em được mẹ cho lên thị xã chơi ba ngày ở nhà dì Phượng – bạn cùng học với mẹ hồi ở phổ thông. Suốt ba ngày, em được dì Phượng cho đi mấy vòng khắp thị xã. Đi đến chỗ nào, em cũng đều thấy nhà cửa san sát nhau chạy dọc theo các đường phố. Nhà cao tầng là phổ biến, và hầu như nhà nào cũng là những cửa hàng, cửa hiệu, bày bán đủ các loại mặt hàng. Chỗ thì ghi “Cửa hàng tạp hóa”, chỗ thì ghi “Cửa hàng vải sợi”, “Kim khí điện máy”, “Tiệm giày da”, “Quần áo may sẵn” v.v… Đường sá thì đều rải nhựa hết kể cả mấy con hẻm cũng tráng nhựa láng bóng. Buổi tối đi ra đường, em mới thấy cảnh tấp nập đông vui. Người và xe cộ ngược xuôi như mắc cửi. Đèn điện sáng trưng hai bên đường. Em thích nhất là được dì cho đi chơi ở công viên trung tâm của thị xã. Ngồi trên những bàng đá, ngắm nhìn những vòi nước phun lên qua ánh đèn tạo thành những sắc cầu vồng thật là đẹp. Đấy, thị xã trong mắt em là thế. Và em cũng chỉ biết có vậy thôi, nó khác thật nhiều so với vùng quê của em.
Đề thi học kì 1 lớp 3 Tiếng Việt – Đề số 16
I./ Phần đọc: (10 đ)
A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
HS bốc thăm và đọc một đoạn khoảng 50 tiếng/ phút và trả lời một câu hỏi một trong các bài tập đọc sau:
1. Nắng phương nam (TV 3 tập 1 trang 94)
2. Luôn nghĩ đến miền Nam (TV 3 tập 1 trang 100)
3. Người con của Tây Nguyên (TV 3 tập 1 trang 103)
4. Cửa Tùng (TV 3 tập 1 trang 109)
5. Người liên lạc nhỏ (TV 3 tập 1 trang 112)
6. Hũ bạc của người cha (TV 3 tập 1 trang 121)
7. Đôi bạn (TV 3 tập 1 trang 130)
II. Đọc hiểu (7 điểm)
* Đọc thầm bài: “Cửa Tùng” sau đó khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau.
Cửa Tùng
Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải – con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.
Từ cầu Hiền Lương thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh mông. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây từng được ngợi ca là “Bà chúa của các bãi tắm”. Diệu kì thay trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.
Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
Đọc thầm bài Cửa Tùng, sau đó khoanh vào ý trả lời đúng nhất:
1. Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp?
a. Thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng, những rặng phi lao rì rào gió thổi.
b. Những cánh đồng lúa trải dài đôi bờ.
c. Những chiếc thuyền cặp bến hai bờ sông.
2. Những từ ngữ nào miêu tả ba sắc màu nước biển trong một ngày?
a. Xanh thẫm, vàng tươi, đỏ rực.
b. Xanh nhạt, đỏ tươi, vàng hoe.
c. Hồng nhạt, xanh lơ, xanh lục.
3. Bờ biển Cửa Tùng được so sánh với hình ảnh nào?
a. Một dòng sông.
b. Một tấm vải khổng lồ.
c. Một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim.
4. Trong các từ dưới đây, từ nào là từ chỉ hoạt động?
a. Thuyền
b. Thổi
c. Đỏ
5. Bộ phận nào trong câu: “Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển.” trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)?
a. Cửa Tùng..
b. Có ba sắc màu nước biển
c. Nước biển.
Câu 6: Tìm gạch chân bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “là gì?” trong câu: “Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tâp.”
Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tập
Câu 7: Đặt 1 câu theo mẫu câu “ Ai làm gì ?”
II. Phần viết (10 điểm)
1. Chính tả ( 5 đ )
Nghe viết bài “Vầng trăng quê em” (Tiếng việt lớp 3,tập 1,trang 142)
2. Tập làm văn (5 điểm)
– Đề: Em hãy viết một bức thư ngắn thăm hỏi người thân.
+ Dòng đầu thư: Nơi gửi, ngày…tháng…năm…
+ Lời xưng hô với người nhận thư (ông, bà, chú, bác…)
+ Nội dung thư (4- 5 dòng): Thăm hỏi, báo tin cho người nhận thư. Lời chúc và hứa hẹn…
+ Cuối thư: Lời chào, chữ kí và tên.
Đáp án đề thi học kì 1 lớp 3 Tiếng Việt đề số 16
I/ Phần đọc đạt (10 đ )
I/ Đọc to, rõ, đúng từ, ngừng nghỉ đúng dấu câu đạt (3đ)
– Đọc không đạt các yêu cầu trên đạt từ (2 – 1 đ)
II/ Thực hành và trả lời (7 đ )
1. Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp? (1 điểm)
a. Thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng, những rặng phi lao rì rào gió thổi.
2. Những từ ngữ nào miêu tả ba sắc màu nước biển trong một ngày? (1 điểm)
c. Hồng nhạt, xanh lơ, xanh lục.
3. Bờ biển Cửa Tùng được so sánh với hình ảnh nào? (1 điểm)
c. Một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim.
4. Trong các từ dưới đây, từ nào là từ chỉ hoạt động? (1 điểm)
b. Thổi
5. Bộ phận nào trong câu: “Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển.” trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? (1 điểm)
a. Cửa Tùng.
Câu 6: Tìm gạch chân bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “là gì?” trong câu: “Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tâp.” (1 điểm)
Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tập
Câu 7: Đặt câu “Ai làm gì?” (1 điểm)
Tùy theo học sinh đặt câu hoàn chỉnh để giáo viên chấm
Ví dụ: Em đang học.
II. Phần viết (10 điểm)
1. Chính tả ( 5 đ ) Học sinh viết sai 3 lỗi trừ 1 điểm
2. Tập làm văn:
Bài văn mẫu:
Bố yêu quý của con!
Con nhớ bố quá! Con đến thăm bố đây. Bố ơi! Bố có khỏe không? Sao lâu nay bố không về với chúng con? Mẹ nói, bố bận đi tuần tra biên giới nên không về được, đừng nhắc bố nhiều, làm bố phải hắt hơi đấy. Có đúng thế không hở bố? Nếu đúng như lời mẹ nói thì lâu nay, bố không hề nhắc tới con lần nào. Vì con không thấy mình được hắt hơi lần nào cả. Chỉ có mẹ, lâu lâu mẹ hắt hơi liên tục mấy cái. Thế là bố nhớ mẹ nhiều hơn con rồi đó. Con không chịu đâu! Con và chị Phượng vẫn khỏe. Dạo này chị học nhiều, có khi cả buổi tối nữa. Chị hứa với mẹ, sẽ quyết tâm thi tốt nghiệp đạt loại giỏi và đậu vào trường Đại học Y dược đấy. Còn con, con cũng hứa với bố sẽ đạt học sinh giỏi năm học này. Bố phải chuẩn bị quà cho chúng con ngay từ bây giờ, chứ để lâu quá, bố sẽ quên đi là chúng con buồn lắm đó. Bố nhớ là còn phải có quà cho một người quan trọng nhất cái nhà này nghe bố! Thôi, con đi học bài đây ạ. Mong bố sớm về phép để bố con mình được gặp nhau.
Đề thi học kì 1 lớp 3 Tiếng Việt – Đề số 17
I. ĐỌC HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU
1. Đọc câu chuyện sau:
Sư Tử và Kiến
Sư Tử chỉ kết bạn với các loài vật nào to khoẻ như mình và cho rằng những con vật bé nhỏ chẳng có ích gì cho nó. Một lần, Kiến Càng đến xin kết bạn với Sư Tử, liền bị Sư Tử xua đuổi.
Một hôm, Sư Tử cảm thấy đau nhức trong tai, không thể ra khỏi hang đi kiếm ăn được. Bạn bè của Sư Tử đến thăm, Sư Tử nhờ các bạn chữa chạy giúp. Nhưng Voi, Hổ, Gấu,…đều kiếm cớ từ chối rồi ra về, mặc cho Sư Tử đau đớn.
Nghe tin Sư Tử đau tai, Kiến không để bụng chuyện cũ, vào tận hang thăm Sư Tử. Kiến bò vào tai Sư Tử và lôi ra một con vắt.
Sư Tử khỏi đau, hối hận vì đã đối xử không tốt với Kiến. Sư Tử vội vàng xin lỗi Kiến và từ đó coi Kiến là bạn thân nhất trên đời.
Theo Truyện cổ dân tộc
Câu 1: (4 điểm) 1. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Sư tử chỉ kết bạn với loài vật nào ? (M1: 0,5 điểm)
A. Những loài vật có ích.
B. Loài vật nhỏ bé.
C. Loài vật to khoẻ như mình.
2. Khi Sư Tử bị đau tai, Voi, Hổ, Gấu,… đã đối xử với Sư Tử như thế nào ? (M1: 0,5 điểm)
A. Đến thăm hỏi và tìm cách chữa chạy cho Sư Tử.
B.Đến thăm nhưng không giúp gì, mặc Sư Tử đau đớn.
C. Không đến thăm hỏi lần nào, từ chối giúp đỡ.
3 . Những người bạn to khỏe của Sư Tử là người như thế nào? (M2: 0,5 điểm)
A. Không biết giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn.
B. Sẵn sàng giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.
C. Hiền lành, tốt bụng.
4 . Vì sao Sư Tử coi Kiến Càng là người bạn thân nhất trên đời ? (M2: 0,5 điểm)
A. Vì Sư Tử thấy Kiến Càng là loài vật nhỏ bé.
B. Vì Kiến Càng tốt bụng, đã cứu giúp Sư Tử.
C. Vì Sư Tử ân hận trót đối xử không tốt với Kiến Càng.
5. Qua câu chuyện trên em học tập được gì từ Kiến Càng?
6. Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên?
Câu 2. (2 điểm)
Mức 1: 1. Trong câu: “Sư Tử chỉ kết bạn với các loài vật nào to khoẻ như mình và cho rằng những con vật bé nhỏ chẳng có ích gì cho nó” Từ dùng để so sánh là: (M1 – 0,5 điểm)
A. Như B. Là C. Bằng
Mức 2: 2. Đánh dấu x vào trước những từ ngữ chỉ sự vật: (M2 – 0,5điểm)
Tai Đau nhức Xin lỗi Hang
Mức 3: Em hãy đặt một câu theo mẫu Ai thế nào? trong đó có sử dụng từ “Kiến Càng”( M3- 1 điểm)
Tự luận
Chính tả
Câu 1: (4đ) Giáo viên đọc cho học sinh chép đoạn văn: Giờ học hôm sau….đến hàng rào và luống hoa.” trong bài “Người lính dũng cảm” (SGK Tiếng Việt lớp 3 T1 trang 38)
Tập làm văn
Câu 2:(6đ): Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn kể về quê hương em.
Đáp án đề thi học kì 1 lớp 3 Tiếng Việt đề số 17
Câu 1 (Mỗi ý 0,5 điểm)
1: C ;
2: B ;
3: A ;
4: B
5: Phải biết giúp đỡ bạn bè khi bạn gặp ốm đau, hoạn nạn.
6 : Chúng ta không nên xem thường những người nhỏ bé, phải sống hòa nhã với tất cả bạn bè. (Mỗi ý 1 đ)
Câu 2:
1 : A
2: Tai; Hang (Mỗi ý 0,5 đ)
3: Kiến Càng là người bạn tốt bụng. 1đ)
– Giới thiệu được quê hương em (1 điểm).
– Nêu được mét số hoạt động và cảnh đẹp ở quê hương (3 điểm).
– Nêu được tình nghĩ của mình với quê hương (1 điểm).
– Sử dụng câu, từ chính xác, Chữ viết đẹp, đúng chính tả (1 điểm).
Đề thi học kì 1 lớp 3 Tiếng Việt – Đề số 18
A. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra phần kiến thức môn Tiếng Việt
Đọc thầm bài sau và trả lời các câu hỏi:
BIỂN ĐẸP
Buổi sáng nắng sớm. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.
Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ nhỏ. Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếu đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên biển múa vui.
Lại đến một buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên.
Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều ít ai chú ý là : vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu sắc ấy phần lớn là do mây trời và ánh sáng tạo nên.
Theo VŨ TÚ NAM
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất.
Câu 1: Bài văn trên tả cảnh biển vào lúc nào?
a. Buổi sớm.
b. Buổi trưa.
c. Buổi chiều.
d. Cả sớm, trưa và chiều.
Câu 2: Sự vật nào trên biển được tả nhiều nhất?
a. Cánh buồm
b. Mây trời.
c. Con thuyền
d. Đàn bướm
Câu 3: Vẻ đẹp muôn màu sắc của biển do những gì tạo nên?
a. Những cánh buồm
b. Mây trời và ánh sáng.
c. Mây trời
d. Mây trời và cánh buồm.
Câu 4: Bài văn có mấy hình ảnh so sánh?
a. Một hình ảnh
b. Hai hình ảnh
c. Ba hình ảnh
d. Bốn hình ảnh
Câu 5: Câu nào dưới đây không có hình ảnh so sánh? (0,5 điểm)
a. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.
b. Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếu đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên biển múa vui.
c. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế.
d. Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên.
Câu 6: Câu “Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm” thuộc kiểu câu nào?
a. Ai làm gì?
b. Ai thế nào?
c. Ai là gì?
d. Khi nào?
Câu 7: Điền đúng dấu câu thích hợp vào ô trống đoạn văn sau:
Tôi đứng tựa người trên lan can……..lặng người ngắm cảnh đẹp của đêm nay……..Sao ở đâu mà nhiều đến thế
Câu 8: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau:
Đàn chim én đang sải cánh trên bầu trời xanh.
…………………………………..
Câu 9: Hãy đặt một câu theo mẫu câu: Ai là gì?
…………………………………..
B. KIỂM TRA VIẾT:
1. Chính tả : Nghe – viết: bài “Mùa hoa sấu” (từ Vào những ngày cuối xuân, …. đến một chiếc lá đang rơi như vậy) – (trang 73, sách Tiếng Việt 3- Tập 1).
2. Tập làm văn
Đề bài : Kể về một người hàng xóm mà em quý mến.
Đáp án đề thi học kì 1 lớp 3 Tiếng Việt đề số 18
Phần A:
1. Kiểm tra đọc thành tiếng: 5 điểm, gồm đọc đoạn trong bài đã học và trả lời 1 câu hỏi – thực hiện trong tiết ôn tập cuối học kì 1.
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra phần kiến thức Tiếng Việt (5 điểm)
Câu 1: Đáp án d (0,5 điểm)
Câu 2: Đáp án a (0,5 điểm)
Câu 3: Đáp án b (0,5 điểm)
Câu 4: Đáp án d (0,5 điểm)
Câu 5: Đáp án c (0,5 điểm)
Câu 6: Đáp án b (0,5 điểm)
Câu 7: Điền đúng dấu câu thích hợp vào ô trống đoạn văn sau: (1 điểm)
Tôi đứng tựa người trên lan can , lặng người ngắm cảnh đẹp của đêm nay . Sao ở đâu mà nhiều đến thế ?
Câu 8: Đàn chim én làm gì? (1 điểm)
Câu 9: Học sinh đặt một câu theo mẫu câu: Ai là gì? (1 điểm)
Ví dụ: Mẹ em là giáo viên.
3. CHÍNH TẢ (4 điểm)
– Điểm toàn bài: 4 điểm
– Viết đúng chính tả toàn bài 3 điểm ( Sai 1 lỗi trừ 0,25 điểm)
– Trình bày đúng quy định, sạch đẹp:1 điểm
4. Tập làm văn (6 điểm)
HS viết được đoạn văn đúng yêu cầu, diễn đạt mạch lạc, biết dùng từ, đặt câu cho điểm tối đa. Mỗi ý diễn đạt được ( 1 điểm) Nếu HS viết chưa đúng yêu cầu, diễn đạt chưa mạch lạc, chưa biết dùng từ, đặt câu thì tuỳ mức độ để trừ điểm.
Gợi ý làm bài:
+ Giới thiệu người hàng xóm mà em sẽ kể, viết về người đó:
Tên gì? Người già hay trẻ, đàn bà hay đàn ông, thanh niên hay thiếu nữ? Người đó độ, bao nhiêu tuổi, dễ tính hay khó tính, dễ gần hay khó gần, yêu mến trẻ em ra sao…?
+ Nghề nghiệp của người đó trước đây và bây giờ?
+ Quan hệ tình cảm của gia đình em với người Hàng xóm ra sao?
Tình cảm của em với người đó và ngược lại?
+ Cảm nghĩ của em về người hàng xóm?
Bài mẫu:
Trong xóm, em quý mến nhất là bác Hà, tổ trưởng của khu phố em.
Bác Hà năm nay đã ngoài 50 tuổi rồi, bác mở tiệm tạp hóa gần nhà em. Bác ấy có dáng cao gầy, mắt sáng, tính tình lại vui vẻ Bác rất hài hòa, quan tâm đến mọi người, nhất là đối với gia đình của em. Khi rảnh rỗi, bác lại sang nhà em hỏi han chuyện trò và còn kể cho em nghe chuyện cổ tích hay thật là hay. Cả xóm em ai cũng yêu mến bác Hà vì bác ấy hiền lành và tốt bụng.
Họ và tên:….
Thứ …… ngày … tháng … năm 201….
BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I – Lớp 3
Năm học 20… – 20…
A. Đọc thầm văn bản sau:
MỘT THÀNH PHỐ CẢNG
Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ của khu vực miền Trung – Tây Nguyên. | Đà Nẵng nổi tiếng là một cảng biển lâu đời nhưng hiện đại. Các công trình kiến trúc hài hòa với cảnh quan thiên nhiên đến tuyệt vời. Thành phố vừa có đồng bằng vừa có núi cao, sông dài lại vừa có biển rộng. Trải dài theo sông Hàn, phía đông thành phố Đà Nẵng là những bãi biển đẹp tuyệt vời cùng bán đảo Sơn Trà hoang sơ, phía Bắc, phía Tây là đèo và núi cao vờn mây bốn mùa… Đà Nẵng còn được ba di sản văn hóa thế giới bao bọc; cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn.
Cùng với mọi miền đất nước, Đà Nẵng đang góp phần tô điểm cho Tổ quốc Việt Nam ngày một giàu mạnh, tươi đẹp.
Theo Phạm Lê Hải Châu
B. Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.
Câu 1: Bài văn trên ca ngợi miền đất nào của nước ta?
A. Cố đô Huế
B. Phố cổ Hội An
C. Thành phố Đà Nẵng
D. Bán đảo Sơn Trà
Câu 2: Tại sao thành phố Đà Nẵng được xem là hài hòa với thiên nhiên?
A. Vì có đồng bằng, núi cao, sông dài, biển rộng.
B. Vì có những bãi biển đẹp tuyệt vời.
C. Vì có đèo Hải Vân mây phủ bốn mùa.
D. Vì có những di sản văn hóa thế giới.
Câu 3: Xung quanh Đà Nẵng có những di sản văn hóa thế giới nào?
A. Bán đảo Sơn Trà, thánh địa Mỹ Sơn.
B. Cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn.
C. Bán đảo Sơn Trà, cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An.
D. Sông Hàn, bán đảo Sơn Trà, Phố cổ Hội An.
Câu 4: Câu nào dưới đây không thuộc mẫu câu “Ai là gì?”?
A. Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ.
B. Đà Nẵng đang góp phần tô điểm cho Tổ quốc Việt Nam ngày một giàu mạnh, tươi đẹp.
C. Đà Nẵng là một cảng biển lâu đời nhưng hiện đại.
D. Phía đông thành phố Đà Nẵng là những bãi biển đẹp tuyệt vời.
Câu 5: Tìm từ chỉ đặc điểm trong câu: “Thành phố vừa có đồng bằng vừa có núi cao, sông dài lại vừa có biển rộng.”
……… ……… ……… ……… ……… ………
……… ……… ……… ……… ……… ………
……… ……… ……… ……… ……… ………
……… ……… ……… ……… ……… ………
Câu 6: Cho câu: “Các công trình kiến trúc hài hòa với cảnh quan thiên nhiên.”
Ghi các bộ phận của câu trên vào cột tương ứng:
Bộ phận trả lời cho câu hỏiAi ( cái gì, con gì)? | Bộ phận trả lời cho câu hỏiThế nào? |
……… ……… ……… ……… | ……… ……… ……… ……… |
Câu 7: Điền từ ngữ thích hợp vào dòng sau để tạo thành câu có hình ảnh so sánh.
– Trường học là ……… ……… ……… ……… ……… ………
Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 số 1
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
– Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 3, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.
– Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)
Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Nhím con kết bạn
Trong một khu rừng nọ có một chú Nhím chỉ sống một mình, rất nhút nhát nên chú không quen biết bất kì một con vật nào khác sống trong rừng.
Vào một buổi sáng đẹp trời, nhím con đi kiếm quả để ăn. Bỗng một chú Sóc nhảy tới và nói:
– Chào bạn! Tôi rất vui sướng được gặp bạn.
Nhím con bối rối nhìn Sóc, rồi quay đầu chạy trốn vào một bụi cây. Nó cuộn tròn người lại mà vẫn run vì sợ.
Ngày tháng trôi qua, những chiếc lá trên cây bắt đầu chuyển màu và rụng xuống.
Nhím con quyết định phải mau chóng tìm một nơi an toàn và ấm áp để trú đông.
Trời ngày càng lạnh hơn. Một hôm nhím con đang đi tìm nơi trú đông thì trời đổ mưa. Nhím sợ hãi cắm đầu chạy.
Bỗng nó lao vào một đống lá. Nó chợt nhận ra sau đống lá là một cái hang “Chào bạn!”. Một giọng ngái ngủ của một chú nhím khác cất lên. Nhím con vô cùng ngạc nhiên.
Sau khi trấn tĩnh lại. Nhím con bẽn lẽn hỏi:
– Tên bạn là gì?
– Tôi là Nhím Nhí.
Nhím con run run nói: “Tôi xin lỗi bạn, tôi không biết đây là nhà của bạn”.
Nhím Nhí nói: “Không có hề gì. Thế bạn đã có nhà trú đông chưa? Tôi muốn mời bạn ở lại với tôi qua mùa đông. Tôi ở đây một mình buồn lắm.
Nhím con rụt rè nhận lời và cảm ơn lòng tốt của bạn. Cả hai thu dọn và trang trí chỗ ở gọn đẹp.
Chúng rất vui vì không phải sống một mình trong mùa đông gió lạnh.
(Trần Thị Ngọc Trâm)
Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:
– Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.
– Viết ý kiến của em vào chỗ trống.
Câu 1: Vì sao Nhím con lại không quen biết bất kì loài vật nào trong rừng? (0,5 điểm)
A. Vì Nhím xấu xí nên không ai chơi cùng.
B. Vì Nhím chỉ ở trong nhà, không ra ngoài bao giờ.
C. Vì Nhím sống một mình, không có ai thân thiết.
D. Vì Nhím nhút nhát, luôn rụt rè, sợ sệt.
Câu 2: Ba chi tiết nào dưới đây cho thấy Nhím con rất nhút nhát? (0,5 điểm)
A. Khi được Sóc chào, Nhím chạy trốn vào bụi cây, cuộn tròn người lo sợ.
B. Mùa đông đến, Nhím mau chóng tìm một nơi an toàn và ấm áp để trú rét.
C. Thấy trời bỗng đổ mưa, Nhím sợ hãi cắm đầu chạy.
D. Nhím con đồng ý ở lại trú đông cùng với Nhím Nhí.
Câu 3: Vì sao Nhím Nhí mời Nhím con ở lại với mình qua mùa Đông? (0,5 điểm)
A. Vì Nhím Nhí ở một mình rất buồn.
B. Vì Nhím Nhí biết Nhím con chưa có nhà trú đông.
C. Vì Nhím Nhí và Nhím con là bạn thân.
D. Vì Nhím Nhí biết Nhím con ở một mình rất buồn.
Câu 4: Nhím con cảm thấy như thế nào khi ở cùng Nhím Nhí? (0,5điểm)
A. Nhím con cảm thấy rất vui khi có bạn.
B. Nhím con cảm thấy yên tâm khi được bảo vệ.
C. Nhím con vẫn cảm thấy lo sợ.
D. Nhím con vẫn cảm thấy buồn lắm.
Câu 5: Câu chuyện cho em bài học gì? (1,0 điểm)
Câu 6: Lớp học của em có một bạn mới từ trường khác chuyển đến. Để giúp bạn hoà nhập với các bạn trong lớp, em sẽ làm gì? (1,0 điểm)
Câu 7: Dấu hai chấm trong đoạn văn sau dùng để làm gì? (0,5 điểm)
Nhím con bẽn lẽn hỏi:
– Tên bạn là gì?
– Tôi là Nhím Nhí.
A. Báo hiệu lời giải thích cho một sự việc.
B. Báo hiệu lời nói của nhân vật.
C. Báo hiệu phần chú thích.
D. Báo hiệu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.
Câu 8: Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Vì sao” trong câu dưới đây. (0,5 điểm)
“Nhím Con và Nhím Nhí rất vui vì chúng không phải sống một mình suốt mùa đông giá lạnh.”
Câu 9: Viết 1 câu sử dụng biện pháp nhân hoá để nói về: (1,0 điểm)
a) Chiếc lá:
b) Bầu trời:
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)
Lao xao
Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng xóa. Hoa dẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi.
II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)
Kể về một ngày hội mà em đã chứng kiến hoặc tham gia.
2.1. Đáp án đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 số 1
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)
Câu 1:
Chọn câu trả lời D: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác D: 0 điểm
Câu 2:
Chọn cả 3 câu trả lời A, B, C: 0,5 điểm; câu trả lời khác: 0 điểm
Câu 3:
Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm
Câu 4:
Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm
Câu 5: Gợi ý:
Cuộc sống cần phải có bạn bè để quan tâm, giúp đỡ nhau lúc khó khăn. Nếu chỉ sống một mình, xa rời đồng loại thì lúc nào cũng cảm thấy lo lắng, sợ hãi.
Câu 6: Gợi ý:
Để giúp bạn không bỡ ngỡ, rụt rè trước các bạn mới, em sẽ nói chuyện với bạn để bạn cởi mở hơn, rủ bạn tham gia các hoạt động của trường, lớp, các hoạt động ngoại khoá,…
Câu 7:
Chọn câu trả lời B: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác B: 0 điểm
Câu 8:
Trả lời đúng: 0,5 điểm; trả lời khác: 0 điểm
Gợi ý:
“Nhím Con và Nhím Nhí rất vui ”
Câu 9:
– Viết câu theo yêu cầu: 1,0 điểm (mỗi ý 0,5 điểm)
– Viết được câu theo yêu cầu nhưng sử dụng từ chưa chính xác: 0,5 điểm (mỗi ý 0,25 điểm)
– Không viết được câu: 0 điểm
Gợi ý:
a) Gió thu xào xạc, từng chiếc lá rủ nhau đánh võng xuống mặt đất.
b) Bầu trời đêm mặc chiếc áo sẫm đính chi chít những ngôi sao lấp lánh.
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)
II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)
Tham khảo:
Hàng năm, cứ sau Tết Nguyên Đán làng em lại mở lễ hội Đền Voi Phục. Hội được tổ chức tại sân đền, người từ tứ xứ về dự lễ hội đông như nước chảy, mọi người đều trong trang phục rất đẹp. Những người trong đội nghi thức mặc lễ phục truyền thống của làng. Không khí của lễ hội rất trang nghiêm và quang cảnh được trang hoàng rất đẹp với cờ ngũ sắc tung bay trước gió. Mở đầu là lễ dâng hương đọc văn tế, sau đó là lễ rước Thánh đi du xuân. Kiệu của Thánh đi đến đâu, trống giong cờ mở đến đó. Mọi người vừa đi theo kiệu Thánh vừa lễ. Trẻ con, người lớn thay phiên nhau chui qua kiệu Thánh để mong ước Thánh ban cho nhiều điều tốt lành cho cả năm. Có những lúc kiệu của Thánh tự nhiên quay vòng tròn, em nghe người lớn nói đó là những lúc Thánh vui. Em rất thích lúc được chui qua kiệu Thánh vừa vui lại vừa được Thánh phù hộ cho mạnh khỏe học giỏi, ngoan ngoãn. Lễ hội được diễn ra từ 9 giờ sáng đến 1 giờ chiều thì kết thúc. Em rất thích được tham dự lễ hội truyền thống của làng. Đó cũng là nét đẹp truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc của quê hương.
Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 số 2
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)
1. Đọc thầm và trả lời câu hỏi:
Ong Thợ
Trời hé sáng, tổ ong mật nằm trong gốc cây bỗng hóa rộn rịp. Ong thường thức dậy sớm, suốt ngày làm việc không chút nghỉ ngơi. Ong Thợ vừa thức giấc đã vội vàng bước ra khỏi tổ, cất cánh tung bay. Ở các vườn chung quanh, hoa đã biến thành quả. Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang. Ông mặt trời nhô lên cười. Hôm nào Ong Thợ cũng thấy ông mặt trời cười. Cái cười của ông hôm nay càng rạng rỡ. Ong Thợ càng lao thẳng về phía trước.
Chợt từ xa, một bóng đen xuất hiện. Đó là thằng Quạ Đen. Nó lướt về phía Ong Thợ, xoẹt sát bên Ong Thợ toan đớp nuốt. Nhưng Ong Thợ đã kịp lách mình. Thằng Quạ Đen đuổi theo nhưng không tài nào đuổi kịp. Đường bay của Ong Thợ trở lại thênh thang.
Theo Võ Quảng
2. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Tổ ong mật nằm ở đâu?
A. Trên ngọn cây.
B. Trên vòm lá.
C. Trong gốc cây.
D. Trên cành cây.
Câu 2: Tại sao Ong Thợ không tìm mật ở những khu vườn chung quanh?
A. Vì ở các vườn chung quanh hoa đã biến thành quả.
B. Vì ở các vườn chung quanh có Quạ Đen.
C. Vì ở các vườn chung quanh hoa không có mật.
D. Vì Ong Thợ không thích kiếm mật ở vườn xung quanh.
Câu 3: Quạ Đen đuổi theo Ong Thợ để làm gì?
A. Để đi chơi cùng Ong Thợ.
B. Để đi lấy mật cùng Ong Thợ.
C. Để toan đớp nuốt Ong Thợ.
D. Để kết bạn với Ong Thợ.
Câu 4: Trong đoạn văn trên có những nhân vật nào?
A. Ong Thợ.
B. Quạ Đen, Ông mặt trời
C. Ong Thợ, Quạ Đen
D. Ong Thợ, Quạ Đen, Ông mặt trời
Câu 5: Ong Thợ đã làm gì để Quạ Đen không đuổi kịp?
A. Ong Thợ quay lại định đớp nuốt Quạ Đen.
B. Ong Thợ nhanh nhẹn lách mình tránh Quạ Đen.
C. Ong Thợ bay trên đường bay rộng thênh thang.
D. Ong Thợ bay về tổ.
Câu 6: Em có suy nghĩ gì về hành động, việc làm của Ong Thợ khi gặp Quạ Đen?
Viết từ 1 câu nêu suy nghĩ của em:
Câu 7: Câu nào dưới đây có hình ảnh nhân hóa?
A. Ông mặt trời nhô lên cười.
B. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang.
C. Chợt từ xa, một bóng đen xuất hiện.
D. Nó lướt về phía Ong Thợ, xoẹt sát bên Ong Thợ toan đớp nuốt.
Câu 8: Trong câu “Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở.” Các từ chỉ sự vật trong câu trên là:…………………………….
Câu 9: Đặt một câu theo mẫu câu: Ai làm gì?
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)
Mùa thu trong trẻo
Trong hồ rộng, sen đang lụi tàn. Những chiếc lá to như cái sàng màu xanh sẫm đã quăn mép, khô dần. Họa hoằn mới còn vài lá non xanh, nho nhỏ mọc xòe trên mặt nước. Gương sen to bằng miệng bát con, nghiêng như muốn soi chân trời. Tiếng cuốc kêu thưa thớt trong các lùm cây lau sậy ven hồ…
Nguyễn Văn Chương
II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)
Đề bài: Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
Gợi ý:
● Việc tốt em đã làm để bảo vệ môi trường là việc tốt gì?
● Em đã làm việc tốt đó như thế nào?
● Kết quả của công việc đó ra sao?
● Cảm nghĩ của em sau khi làm việc tốt đó?
Đáp án đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 số 2
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
---|---|---|---|---|---|
Đáp án | C | A | C | D | B |
Điểm | (0,5 điểm) | (0,5 điểm) | (0,5 điểm) | (0,5 điểm) | (1 điểm) |
Câu 6:
– HS viết được 1 câu chính xác: 1,0 điểm
(Nếu viết có ý đúng: 0,5 điểm)
– Ví dụ:
Ong Thợ rất dũng cảm và thông minh. / Ong Thợ rất nhanh trí và can đảm./…
Câu 7: A: (0,5 điểm)
Câu 8: Ong Thợ, bông hoa: 0,5 điểm; ( tìm đúng 1 từ: 0.25 điểm)
Câu 9: (1,0 điểm)
– HS đặt được câu theo đúng mẫu câu, đúng thể thức trình bày câu, (cuối câu có đặt dấu chấm); câu văn hay 1.0 điểm
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)
+ Viết đủ bài: 1 điểm
+ Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
+ Viết đúng chính tả ( không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
+ Trình bày đúng quy đinh, viết sạch, đẹp: 1 điểm
II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)
– Nội dung (ý): 3 điểm
HS viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.
– Kĩ năng: 3 điểm
+ Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm
+ Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm
+ Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm
– Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, chữ viết có thể trừ điểm phù hợp.
Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 số 3
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
Ông tổ nghề thêu
Một lần, Trần Quốc Khái được triều đình cử đi sứ bên Trung Quốc. Vua Trung Quốc muốn thử tài sứ thần, sai dựng một cái lầu cao, mời ông lên chơi, rồi cất thang đi. Không còn lối xuống, ông đành ở lại trên lầu. Lầu chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ “Phật trong lòng” và một vò nước.
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)
Cây gạo
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên, lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy!
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
Theo Vũ Tú Nam
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào?
a. Tả cây gạo.
b. Tả chim.
c. Tả cây gạo và chim.
Câu 2: Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào?
a. Mùa hè.
b. Mùa xuân.
c. Vào hai mùa kế tiếp nhau.
Câu 3: Câu: “Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.” thuộc mẫu câu nào?
a. Ai làm gì?
b. Ai thế nào?
c. Ai là gì?
Câu 4: Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh?
a. 1 hình ảnh.
b. 2 hình ảnh.
c. 3 hình ảnh.
Câu 5: Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” tác giả nhân hóa cây gạo bằng cách nào?
a. Dùng một từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.
b. Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người.
c. Nói với cây gạo như nói với con người.
Câu 6: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau:
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)
Giáo viên đọc cho học sinh nghe – viết
Cuộc chạy đua trong rừng
Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất. Ngựa Con thích lắm. Chú tin chắc sẽ giành được vòng nguyệt quế. Chú sửa soạn không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch…
II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)
Đề bài: Hãy viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
Đáp án đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 số 3
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
---|---|---|---|---|---|
Đáp án | a | c | c | c | a |
Điểm | 0, 5 điểm | 0, 5 điểm | 0, 5 điểm | 0, 5 điểm | 1 điểm |
Câu 6: Khi nào, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim? (1 điểm)
Cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim khi nào?
(Hoặc: Bao giờ, ….Lúc nào ….., Tháng mấy,…. )
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả (5 điểm)
– Bài viết trình bày đúng đoạn văn, mắc ít hơn 3 lỗi chính tả, chữ viết chưa đẹp: 3 điểm
– Bài viết trình bày đúng đoạn văn, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng: 4 điểm.
– Bài viết trình bày đúng đoạn văn, không mắc lỗi chính tả, chữ viết đều nét: 4,5 điểm.
– Bài viết trình bày đúng đoạn văn, không mắc lỗi chính tả, chữ viết sạch đẹp: 5 điểm.
* Lưu ý: Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm.
II. Tập làm văn (5 điểm)
– Viết được đoạn văn ngắn, không sai chính tả, nói về một việc làm tốt để bảo vệ môi trường. (khoảng 3 câu): 3 điểm.
– Viết được đoạn văn ngắn, không sai chính tả, đúng yêu cầu (khoảng 4 câu): 4 điểm.
– Viết được đoạn văn ngắn đúng yêu cầu, trình bày sạch sẽ: 4,5 điểm.
– Viết được đoạn văn ngắn đúng yêu cầu, trình bày sạch sẽ, diễn đạt rõ ý: 5 điểm.
Lưu ý: Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm phù hợp: 1- 2- 3- 4. Không cho điểm lẻ.
Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 số 4
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
– Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh qua các bài tập đọc trong học kì hai và trả lời câu hỏi nội dung bài.
Tình bạn
Tối hôm ấy, mẹ đi vắng, dặn Cún trông nhà, không được đi đâu. Chợt Cún nghe có tiếng kêu ngoài sân:
– Cứu tôi với!
Thì ra Cáo già đã tóm được Gà con tội nghiệp.
Cún con sợ Cáo nhưng lại rất thương Gà con. Cún nảy ra một kế. Cậu đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân. Cáo già trông thấy hoảng quá, buông ngay Gà con để chạy thoát thân. Móng vuốt của Cáo cào làm Gà con bị thương. Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi. Bác sĩ nhanh chóng băng bó vết thương cho Gà con. Gà con run rẩy vì lạnh và đau, Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn. Thế là Gà con được cứu sống. Về nhà, Cún kể lại mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ liền xoa đầu Cún, khen:
– Con đúng là Cún con dũng cảm! Mẹ rất tự hào về con!
Theo Mẹ kể con nghe
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)
Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào các chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.
Câu 1: Thấy Gà con bị Cáo già bắt, Cún con đã làm gì? (0,5đ)
A. Cún con đứng nép vào cánh cửa quan sát.
B. Cún con không biết làm cách nào vì Cún rất sợ Cáo.
C. Cún nảy ra một kế là đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân.
Câu 2: Vì sao Cáo già lại bỏ Gà con lại và chạy thoát chân? (0,5đ)
A. Vì Cáo nhìn thấy Cún con.
B. Vì Cáo già rất sợ sư tử.
C. Vì Cáo già rất sợ Cún con.
Câu 3: Thấy Gà con đã bị thương, Cún con đã làm những gì để cứu bạn? (0,5đ)
A. Cún ôm gà con, vượt đường xa, đêm tối để tìm bác sĩ Dê núi.
B. Cún cởi áo của mình ra đắp cho bạn.
C. Cún con sợ Cáo và không làm gì để cứu bạn.
Câu 4: Câu: “Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn.” Thuộc kiểu câu gì? (0,5đ)
A. Ai – làm gì?
B. Ai – thế nào?
C. Ai – là gì?
Câu 5: Trong câu: “Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi”. Tác giả sử dụng cách nhân hóa nào? (0,5đ)
A. Dùng từ chỉ người cho vật.
B. Dùng từ hành động của người cho vật .
C. Dùng từ chỉ người và hành động cho vật.
Câu 6: Vì sao Cún cứu Gà con (0,5đ)
A. Cún ghét Cáo
B. Cún thương Gà con
C . Cún thích đội mũ sư tử
Câu 7: Viết một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về Cún con trong bài. (1đ)
Câu 8: Câu chuyện trên muốn khuyên chúng ta điều gì? (1đ)
Câu 9: Đặt dấu hai chấm,dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: ( 1đ)
Vịt con đáp
Cậu đừng nói thế chúng mình là bạn mà
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)
– Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Dòng suối thức (TV 3 tập 2/trang 137)
II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)
Đề bài: Em hãy kể về một ngày hội mà em đã từng được tham gia hay em biết.
Đáp án đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 số 4
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
---|---|---|---|---|---|---|
Đáp án | C | B | A | A | C | B |
Câu 7:
VD: Chú Cún con rất thông minh. (1đ)
Câu 8:
Phải biết thương yêu, giúp đỡ bạn bè……………………… (1đ)
Câu 9:
Đặt dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: (1đ)
Vịt con đáp:
– Cậu đừng nói thế, chúng mình là bạn mà.
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)
Nghe – viết bài: Mặt trời xanh của tôi
– Viết đúng chính tả, trình bày đúng, sạch sẽ, chữ viết rõ ràng . (4 điểm)
– Viết sai chính tả mỗi lỗi trừ 0,5 điểm.
– Trình bày bài bẩn trừ 0,5 điểm.
II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)
Học sinh viết được một đoạn khoảng 7 đến 9 câu.
– Giới thiệu được ngày hội: Tên là gì? Ở đâu? Thời gian diễn ra? (1 điểm)
– Kể được các hoạt động diễn ra trong ngày hội (4 điểm)
Nêu được cảm xúc, tâm trạng ,mong muốn của mình về ngày hội đó. (1 điểm).
Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 số 5
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. ĐỌC HIỂU
Đọc thầm bài văn sau:
Bản Xô-nát ánh trăng
Vào một đêm trăng đẹp, có một người đàn ông đang dạo bước trên hè phố. Ông bỗng nghe thấy tiếng đàn dương cầm ấm áp vọng ra từ căn nhà nhỏ cuối ngõ. Ngạc nhiên, ông đi đến bên cửa sổ và lắng nghe. Chợt tiếng đàn ngừng bặt và giọng một cô gái cất lên:
– Con đánh hỏng rồi. Ước gì con được một lần nghe Bét-tô-ven đàn.
– Ôi, giá mà cha có đủ tiền để mua vé cho con.
Nghe thấy thế, người đàn ông gõ cửa vào nhà và xin phép được chơi đàn. Cô gái đứng dậy nhường đàn. Lúc này người khách mới nhận ra cô bị mù. Niềm xúc động trào lên trong lòng, từ tay ông, những nốt nhạc kì diệu, lấp lánh vang lên.
Hai cha con lặng đi rồi như bừng tỉnh, cùng thốt lên:
– Trời ơi, có phải ngài chính là Bét-tô-ven?
Phải, người khách chính là Bét-tô-ven – nhà soạn nhạc vĩ đại. Ông đã từng biểu diễn khắp châu Âu nhưng chưa bao giờ chơi đàn với một cảm xúc mãnh liệt, thanh cao như lúc này.
Rồi dưới ánh trăng huyền ảo, tràn ngập, trước sự ngạc nhiên, xúc động của cô gái mù, Bét-tô-ven đã đánh một bản đàn tuỳ hứng. Âm thanh tuôn chảy dạt dào, rực sáng, ca ngợi những gì đẹp đẽ nhất.
Ngay đêm đó, bản nhạc tuyệt tác đã được ghi lại. Đó chính là bản xô-nát Ánh trăng.
(Theo Tạp chí âm nhạc, Hoàng Lân sưu tầm)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Đang đi dạo dưới ánh trăng, Bét-tô-ven nghe thấy gì?
a. Tiếng đàn dương cầm vọng ra từ căn nhà cuối phố.
b. Tiếng hát vang lên từ căn nhà cuối phố.
c. Tiếng ai chơi đàn dương cầm bản xô-nát Ánh trăng từ căn nhà cuối phố.
Câu 2: Đứng bên cửa sổ lắng nghe tiếng đàn, Bét-tô-ven tình cờ biết được điều gì?
a. Cô gái đánh đàn ước được đi du lịch nhưng không có tiền.
b. Cô gái đánh đàn ước được một lần nghe Bét-tô-ven chơi đàn nhưng không đủ tiền mua vé.
c. Cô gái đánh đàn ước sẽ chơi đàn giỏi như Bét-tô-ven.
Câu 3: Những từ ngữ nào được dùng để tả cảm xúc và tiếng đàn của Bét-tô-ven?
a. Niềm xúc động trào lên trong lòng, cảm xúc mãnh liệt, thanh cao.
b. Những nốt nhạc kì diệu, lấp lánh.
c. Tiếng đàn réo rắt, du dương.
d. Âm thanh tuôn chảy dạt dào, rực sáng, ca ngợi những gì đẹp đẽ nhất.
Câu 4: Nhờ đâu Bét-tô-ven có được cảm hứng đế sáng tác bản xô-nát Ánh trăng (xuất phát từ đâu)?
a. Sự yêu thích của ông trước cảnh đẹp đêm trăng.
b. Sự mong muốn được nổi tiếng hơn nữa của ông.
c. Sự xúc động và niềm thông cảm sâu sắc của ông trước tình yêu âm nhạc của cô gái mù nghèo khổ mà ông đã bất ngờ gặp trong một đêm trăng huyền ảo.
Câu 5: Qua câu chuyện “Bản xô-nát Ánh trăng”, em hiểu Bét-tô-ven là một nhạc sĩ như thế nào?
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Câu 1: Nhạc sĩ là người chuyên sáng tác hoặc biểu diễn âm nhạc. Hãy tìm những từ có tiếng “sĩ” để chỉ người sáng tác hay biểu diễn như vậy điền vào chỗ trống cho thích hợp.
a) Những người chuyên sáng tác thơ ca gọi là:…
b) Những người chuyên vẽ tranh nghệ thuật gọi là
c) Những người chuyên biểu diễn các bài hát gọi là ….
d) Những người chuyên sáng tác hoặc biểu diễn nghệ thuật gọi là:…
Câu 2: Âm nhạc là tên một ngành nghệ thuật. Trong dãy từ sau, những từ nào chỉ tên các ngành nghệ thuật?
kịch nói, ảo thuật, xiếc, tuồng, nhiếp ảnh, dệt vải, điêu khắc, hội hoạ.
Câu 3: Đánh đàn là một hoạt động nghệ thuật. Trong dãy từ sau, những từ nào chỉ hoạt động nghệ thuật?
đóng phim, múa, tạc tượng, ngậm thơ, may máy, biểu diễn, sáng tác.
Câu 4: Điền dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:
“Bản xô-nát Ánh trăng” là một câu chuyện xúc động nói về nhạc sĩ thiên tài Bét-tô-ven. Trong một đêm trăng huyền ảo ông đã bất ngờ gặp một cô gái mù nghèo khổ nhưng lại say mê âm nhạc. Số phận bất hạnh và tình yêu âm nhạc của cô gái đã khiến ông vô cùng xúc động thương cảm và day dứt. Ngay trong đêm ấy nhà soạn nhạc thiên tài đã hoàn thành bản nhạc tuyệt vời: bản xô-nát Ánh trăng.
B. Kiểm tra Viết
Trước tình yêu âm nhạc của cô gái mù, Bét-tô-ven đã tấu lên một bản nhạc tuyệt diệu. Đặt mình vào vai Bét-tô-ven, em hãy viêt một đoạn văn nói lên cảm xúc của mình lúc ngẫu hứng sáng tác bản xô-nát Ánh trăng.
Đáp án đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 số 5
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. ĐỌC HIỂU
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 |
---|---|---|---|---|
Đáp án | a | b | a,b,d | c |
Câu 5:
Bài tham khảo số 1:
Bét-tô-ven là một nhạc sĩ thiên tài. Cảm hứng để ông sáng tác ra những bản nhạc hay xuất phát từ sự rung động chân thành và niềm cảm thông sâu sắc của ông trước vẻ đẹp của tâm hồn con người và cuộc sống xung quanh. Những bản nhạc kì diệu của ông đã làm cho cuộc đời tươi đẹp hơn và xoa dịu tâm hồn những con người bất hạnh. Ông không chỉ là một nhạc sĩ thiên tài mà còn là một con người giàu lòng nhân ái.
Bài tham khảo số 2:
“Rồi dưới ánh trăng huyền ảo, tràn ngập, trước sự ngạc nhiên, xúc động của cô gái mù, Bét-tô-ven đã đánh một bản đàn tuỳ hứng. Âm thanh tuôn chảy dạt dào, rực sáng, ca ngợi những gì đẹp đẽ nhất”. Bản nhạc chan chứa tình yêu thương, sự cảm thông sâu sắc với cô gái mù say mê âm nhạc. Vì nỗi lòng khát khao được nghe đàn của cô – một cô gái nghèo khó, có số phận bất hạnh – mà những nốt nhạc của Bét-tô-ven được cất lên. Nó lấp lánh, kì diệu đầy tình yêu thương. Âm thanh dạt dào xoa dịu tâm hồn bất hạnh và làm cuộc sống tươi đẹp hơn. Bét-tô-ven quả là một nghệ sĩ tài hoa và giàu lòng nhân ái.
(Theo Trần Thị Trường)
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Câu 1:
a) thi sĩ ;
b) hoạ sĩ ;
c) ca sĩ ;
d) nghệ sĩ.
Câu 2:
Những từ gọi tên các ngành nghệ thuật: kịch nói, ảo thuật, xiếc, tuồng, nhiếp ảnh, điêu khắc, hội hoạ.
Câu 3:
Những từ chỉ hoạt động nghệ thuật: đóng phim, múa, tạc tượng, ngâm thơ, biểu diễn, sáng tác.
Câu 4:
– Đoạn văn được điền dấu phẩy như sau:
“Bản xô-nát Ánh trăng” là một câu chuyện xúc động nói về nhạc sĩ thiên tài Bét-tô-ven. Trong một đêm trăng huyền ảo, ông đã bất ngờ gặp một cô gái mù nghèo khổ nhưng lại say mê âm nhạc. Số phận bất hạnh và tình yêu âm nhạc của cô gái đã khiến ông vô cùng xúc động, thương cảm và day dứt. Ngay trong đêm ấy, nhà soạn nhạc thiên tài đã hoàn thành tác phẩm tuyệt vời: bản xô-nát Ánh trăng.
B. Kiểm tra Viết
Tôi chưa bao giờ chơi đàn với một cảm xúc mãnh liệt, thanh cao như lúc này, trong căn nhà nhỏ của một xóm lao động nghèo. Nơi đây, có một cô gái mù khao khát được nghe tiếng đàn của tôi. Tình yêu âm nhạc và sự bất hạnh của cô khiến tôi rất xúc động. Lướt nhẹ hai tay trên phím đàn, một giai điệu mới vang lên trong đầu tôi. Những âm thanh tuôn chảy bởi cảm xúc dạt dào chợt đến trong không gian huyền ảo tràn ngập ánh trăng. Tiếng đàn ngợi ca những con người thánh thiện như cô gái mù. Tiếng đàn ngợi ca tất cả những gì đẹp đẽ nhất trên đời. Tôi đã thấy nét rạng ngời trên khuôn mặt cô gái. Lòng tôi cũng ngập tràn hạnh phúc. Bản nhạc ngẫu hứng đó về sau được tôi đặt tên là bản xô-nát Ánh trăng.
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3, đề số 1:
* Phần đề thi
A. KIỂM TRA ĐỌC:
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc và trả lời một câu hỏi các bài tập đọc từ tuần 10 đến tuần 17.
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
ĐƯỜNG VÀO BẢN
Tôi sinh ra và lớn lên ở một bản hẻo lánh gần biên giới phía Bắc. Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp.
Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to. Nước suối bốn mùa trong veo, rào rạt. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm tung bọt trắng xóa. Hoa nước bốn mùa xòe cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản.
Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn xuống suối sẽ bắt gặp những đàn cá nhiều màu sắc tung tăng bơi lội. Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng…. Bên trên đường là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi. Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Đi trên đường, thỉnh thoảng khách còn gặp những cây cổ thụ. Có cây trám trắng, trám đen thân cao vút như đến tận trời… Những con lợn ục ịch đi lại ở ven đường, thấy người, giật mình hộc lên những tiếng dữ dội rồi chạy lê cái bụng quét đất. Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi nhau nháo nhác…
Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác xa và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.
(Theo Vi Hồng – Hồ Thủy Giang)
1. Đoạn văn trên tả cảnh vùng nào?
A. | núi |
B. | biển |
C. | đồng bằng |
2. Đoạn văn trên tả cảnh gì?
A. | suối |
B. | con đường |
C. | suối và con đường |
3. Vật gì năm ngang đường vào bản?
A. | ngọn núi |
B. | rừng vầu |
C. | con suối |
4. Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn thấy gì?
A. | cá, lợn và gà |
B. | cá, núi, rừng vầu, cây trám trắng, trám đen, lợn và gà |
C. | những cây cổ thụ |
5. Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh?
A. | Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. |
B. | Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to. |
C. | Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi nhau nháo nhác… |
6. Điền dấu phẩy vào câu “Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo bọt tung trắng xóa.”
A. | Đường vào bản tôi, phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo bọt tung trắng xóa |
B. | Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối, nước bốn mùa trong veo bọt tung trắng xóa |
C. | Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo, bọt tung trắng xóa |
7. Em hiểu gì về câu “Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.”
………………………………. ……………………………………………
………………………………. ……………………………………………
………………………………. ……………………………………………
8. Đặt một câu có hình ảnh so sánh:
………………………………. ……………………………………………
B. KIỂM TRA VIẾT:
I. Chính tả: (4 điểm)
Âm thanh thành phố
Hồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc. Từ căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thủ đô. Tiếng ve kêu rền rĩ trong những đám lá cây bên đường. Tiếng kéo lách cách của những người bán thịt bò khô.
Theo Tô Ngọc Hiến
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Đề bài: Hãy viết một bức thư ngắn thăm hỏi một người thân mà em quý mến.
Hướng dẫn chấm điểm đề số 1:
A. PHẦN ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
– Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của hs mà giáo viên cho điểm.
II. Đọc hiểu: (4 điểm)
Câu 1(0,5đ) | Câu 2(0,5đ) | Câu 3(1đ) | Câu 4(1đ) | Câu 5(0,5đ) | Câu 6(0,5đ) |
A | C | C | B | A | C |
Câu 7 và 8 tùy theo mức độ học sinh trả lời mà giáo viên tính điểm.
B. CHÍNH TẢ: (4 điểm)
– Trình bày đúng, sạch đẹp đạt 4 điểm.
– Sai quá 5 lỗi không tính điểm.
C. TẬP LÀM VĂN: (6 điểm)
– Học sinh viết được bức thư đúng yêu cầu, đúng chính tả, diễn đạt rõ ý, mạch lạc, trình bày sạch đẹp đạt 6 điểm.
– Tùy theo mức độ làm bài của học sinh mà giáo viên tính điểm.
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3, đề số 2:
* Phần đề thi
A. KIỂM TRA ĐỌC:
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc và trả lời một câu hỏi các bài tập đọc từ tuần 10 đến tuần 17.
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
ĐƯỜNG VÀO BẢN
Tôi sinh ra và lớn lên ở một bản hẻo lánh gần biên giới phía Bắc. Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp.
Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to. Nước suối bốn mùa trong veo, rào rạt. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm tung bọt trắng xóa. Hoa nước bốn mùa xòe cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản.
Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn xuống suối sẽ bắt gặp những đàn cá nhiều màu sắc tung tăng bơi lội. Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng…. Bên trên đường là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi. Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Đi trên đường, thỉnh thoảng khách còn gặp những cây cổ thụ. Có cây trám trắng, trám đen thân cao vút như đến tận trời… Những con lợn ục ịch đi lại ở ven đường, thấy người, giật mình hộc lên những tiếng dữ dội rồi chạy lê cái bụng quét đất. Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi nhau nháo nhác…
Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác xa và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.
(Theo Vi Hồng – Hồ Thủy Giang)
1. Đoạn văn trên tả cảnh vùng nào?
A. | núi |
B. | biển |
C. | đồng bằng |
2. Đoạn văn trên tả cảnh gì?
A. | suối |
B. | con đường |
C. | suối và con đường |
3. Vật gì năm ngang đường vào bản?
A. | ngọn núi |
B. | rừng vầu |
C. | con suối |
4. Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn thấy gì?
A. | cá, lợn và gà |
B. | cá, núi, rừng vầu, cây trám trắng, trám đen, lợn và gà |
C. | những cây cổ thụ |
5. Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh?
A. | Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. |
B. | Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to. |
C. | Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi nhau nháo nhác… |
6. Điền dấu phẩy vào câu “Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo bọt tung trắng xóa.”
A. | Đường vào bản tôi, phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo bọt tung trắng xóa |
B. | Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối, nước bốn mùa trong veo bọt tung trắng xóa |
C. | Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo, bọt tung trắng xóa |
7. Em hiểu gì về câu “Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.”
………………………………. ……………………………………………
………………………………. ……………………………………………
………………………………. ……………………………………………
8. Đặt một câu có hình ảnh so sánh:
………………………………. ……………………………………………
B. KIỂM TRA VIẾT:
I. Chính tả: (4 điểm)
Âm thanh thành phố
Hồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc. Từ căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thủ đô. Tiếng ve kêu rền rĩ trong những đám lá cây bên đường. Tiếng kéo lách cách của những người bán thịt bò khô.
Theo Tô Ngọc Hiến
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Đề bài: Hãy viết một bức thư ngắn thăm hỏi một người thân mà em quý mến.
Hướng dẫn chấm điểm đề số 2:
A. PHẦN ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
– Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của hs mà giáo viên cho điểm.
II. Đọc hiểu: (4 điểm)
Câu 1(0,5đ) | Câu 2(0,5đ) | Câu 3(1đ) | Câu 4(1đ) | Câu 5(0,5đ) | Câu 6(0,5đ) |
A | C | C | B | A | C |
Câu 7 và 8 tùy theo mức độ học sinh trả lời mà giáo viên tính điểm.
B. CHÍNH TẢ: (4 điểm)
– Trình bày đúng, sạch đẹp đạt 4 điểm.
– Sai quá 5 lỗi không tính điểm.
C. TẬP LÀM VĂN: (6 điểm)
– Học sinh viết được bức thư đúng yêu cầu, đúng chính tả, diễn đạt rõ ý, mạch lạc, trình bày sạch đẹp đạt 6 điểm.
– Tùy theo mức độ làm bài của học sinh mà giáo viên tính điểm.
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3, đề số 3:
* Phần đề thi
A. Kiểm tra đọc (10đ)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4đ)
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6đ) (Thời gian: 20 phút)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải – con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh lũy tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.
Từ cầu Hiền Lương thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh mông. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây từng được ngợi ca là “Bà chúa của các bãi tắm”. Diệu kì thay trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.
Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
Theo Thuỵ Chương
Câu 1. Bài văn tả cảnh vùng nào? (M1- 0.5đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Vùng biển. B. Vùng núi. C. Vùng đồng bằng.
Câu 2. Trong một ngày, Cửa Tùng có mấy sắc màu nước biển? (M1- 0.5đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. 1 sắc màu. B. 2 sắc màu. C. 3 sắc màu. D. 4 sắc màu
Câu 3. Trong câu” Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục” từ nào là từ chỉ đặc điểm? (M2 – 0.5đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Xanh lơ, xanh lục B. Nước biển C. Chiều tà
Câu 4. Trong các câu dưới đây, câu nào có hình ảnh so sánh? (M3 – 0,5đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Đôi bờ thôn xóm nước màu xanh của luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.
B. Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
C. Nơi dòng bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng.
Câu 5. Em cần làm gì để các bãi biển của nước ta ngày càng sạch đẹp hơn? (M4 – 1đ)
…………………………………………………………………………………………………………………..
Câu 6. Câu “Khi chiều tà, nước biển chuyển sang màu xanh lục.” thuộc mẫu câu nào đã học? (M1 – 1đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào?
Câu 7. Em đặt dấu phẩy, dấu chấm thích hợp vào □ trong các câu văn sau: (M2-1đ)
Mi-sút-ca □ Xta-xích I-go □ cả ba bạn đều bịa chuyện □ Nhưng chỉ có I-go bị gọi là kẻ nói dối xấu xa □
Câu 8. Đặt 2 câu trong đó có sử dụng biện pháp so sánh. (M3 – 1đ)
…………………………………………………………………………………………………….
B. Kiểm tra viết (10đ) (Thời gian: 40 phút)
1. Chính tả nghe – viết (4đ) (15 phút)
Bài viết: Vầng trăng quê em. SGK TV3 tập 1/142.
2. Tập làm văn (6đ) (25 phút)
Viết một đoạn văn ngắn (6-8 câu) kể về thành phố nơi em đang ở.
Hướng dẫn chấm điểm đề số 3
A. Kiểm tra đọc (10đ)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4đ)
– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1đ
– Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1đ
– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1đ
– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1đ
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6 điểm)
1. Bài văn tả cảnh vùng nào? (M1- 0.5đ)
A. Vùng biển.
2. Trong một ngày, Cửa Tùng có mấy sắc màu nước biển? (M1- 0.5đ)
C. 3 sắc màu.
3. Trong câu” Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục” từ nào là từ chỉ đặc điểm? (M2 – 0.5đ)
A. Xanh lơ, xanh lục
4. Trong các câu dưới đây, câu nào có hình ảnh so sánh? (M3 – 0,5đ)
B. Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
5. Em cần làm gì để các bãi biển của nước ta ngày càng sạch đẹp hơn? (M4 – 1đ)
Giữ vệ sinh môi trường, không xả rác xuống biển…
6. Câu “Khi chiều tà, nước biển chuyển sang màu xanh lục.” thuộc mẫu câu nào đã học? (M1 – 1đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
B. Ai làm gì?
7. Em đặt dấu phẩy, dấu chấm thích hợp vào □ trong các câu văn sau: (M2-1đ)
Mi-sút-ca, Xta-xích, I-go cả ba bạn đều bịa chuyện. Nhưng chỉ có I-go bị gọi là kẻ nói dối xấu xa.
(Đặt đúng mỗi dấu câu được: 0,25đ)
8. Đặt 2 câu trong đó có sử dụng biện pháp so sánh. (M3 – 1đ)
(Đặt đúng mỗi câu được: 0,2đ)
B. Kiểm tra viết (10đ)
1. Chính tả nghe – viết (4đ)
– Tốc độ đạt yêu cầu: 1đ
– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1đ
– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1đ. (Sai 1 lỗi trừ 0,1đ, 2 lỗi trừ 0,25đ)
– Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1đ
2. Tập làm văn (6đ)
– Nội dung: Viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu của đề bài: 3đ
– Kĩ năng:
+ Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1đ
+ Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1đ
+ Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1đ
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3, đề số 3:
* Phần đề thi
A. Kiểm tra đọc (10đ)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4đ)
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6đ) (Thời gian: 20 phút)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải – con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh lũy tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.
Từ cầu Hiền Lương thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh mông. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây từng được ngợi ca là “Bà chúa của các bãi tắm”. Diệu kì thay trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.
Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
Theo Thuỵ Chương
Câu 1. Bài văn tả cảnh vùng nào? (M1- 0.5đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Vùng biển. B. Vùng núi. C. Vùng đồng bằng.
Câu 2. Trong một ngày, Cửa Tùng có mấy sắc màu nước biển? (M1- 0.5đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. 1 sắc màu. B. 2 sắc màu. C. 3 sắc màu. D. 4 sắc màu
Câu 3. Trong câu” Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục” từ nào là từ chỉ đặc điểm? (M2 – 0.5đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Xanh lơ, xanh lục B. Nước biển C. Chiều tà
Câu 4. Trong các câu dưới đây, câu nào có hình ảnh so sánh? (M3 – 0,5đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Đôi bờ thôn xóm nước màu xanh của luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.
B. Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
C. Nơi dòng bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng.
Câu 5. Em cần làm gì để các bãi biển của nước ta ngày càng sạch đẹp hơn? (M4 – 1đ)
…………………………………………………………………………………………………………………..
Câu 6. Câu “Khi chiều tà, nước biển chuyển sang màu xanh lục.” thuộc mẫu câu nào đã học? (M1 – 1đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào?
Câu 7. Em đặt dấu phẩy, dấu chấm thích hợp vào □ trong các câu văn sau: (M2-1đ)
Mi-sút-ca □ Xta-xích I-go □ cả ba bạn đều bịa chuyện □ Nhưng chỉ có I-go bị gọi là kẻ nói dối xấu xa □
Câu 8. Đặt 2 câu trong đó có sử dụng biện pháp so sánh. (M3 – 1đ)
…………………………………………………………………………………………………….
B. Kiểm tra viết (10đ) (Thời gian: 40 phút)
1. Chính tả nghe – viết (4đ) (15 phút)
Bài viết: Vầng trăng quê em. SGK TV3 tập 1/142.
2. Tập làm văn (6đ) (25 phút)
Viết một đoạn văn ngắn (6-8 câu) kể về thành phố nơi em đang ở.
Hướng dẫn chấm điểm đề số 3
A. Kiểm tra đọc (10đ)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4đ)
– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1đ
– Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1đ
– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1đ
– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1đ
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6 điểm)
1. Bài văn tả cảnh vùng nào? (M1- 0.5đ)
A. Vùng biển.
2. Trong một ngày, Cửa Tùng có mấy sắc màu nước biển? (M1- 0.5đ)
C. 3 sắc màu.
3. Trong câu” Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục” từ nào là từ chỉ đặc điểm? (M2 – 0.5đ)
A. Xanh lơ, xanh lục
4. Trong các câu dưới đây, câu nào có hình ảnh so sánh? (M3 – 0,5đ)
B. Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
5. Em cần làm gì để các bãi biển của nước ta ngày càng sạch đẹp hơn? (M4 – 1đ)
Giữ vệ sinh môi trường, không xả rác xuống biển…
6. Câu “Khi chiều tà, nước biển chuyển sang màu xanh lục.” thuộc mẫu câu nào đã học? (M1 – 1đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
B. Ai làm gì?
7. Em đặt dấu phẩy, dấu chấm thích hợp vào □ trong các câu văn sau: (M2-1đ)
Mi-sút-ca, Xta-xích, I-go cả ba bạn đều bịa chuyện. Nhưng chỉ có I-go bị gọi là kẻ nói dối xấu xa.
(Đặt đúng mỗi dấu câu được: 0,25đ)
8. Đặt 2 câu trong đó có sử dụng biện pháp so sánh. (M3 – 1đ)
(Đặt đúng mỗi câu được: 0,2đ)
B. Kiểm tra viết (10đ)
1. Chính tả nghe – viết (4đ)
– Tốc độ đạt yêu cầu: 1đ
– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1đ
– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1đ. (Sai 1 lỗi trừ 0,1đ, 2 lỗi trừ 0,25đ)
– Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1đ
2. Tập làm văn (6đ)
– Nội dung: Viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu của đề bài: 3đ
– Kĩ năng:
+ Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1đ
+ Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1đ
+ Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1đ
Đề kiểm tra cuối học kì I
Môn: Tiếng việt – Lớp 3
Năm học: 2014- 2015
Thời gian 75 phút (kiến thức tiếng Việt, văn học , đọc 30 phút; chính tả 15 phút,
tập làm văn 30 phút)
1/ Kiến thức tiếng Việt, văn học : (2 điểm)
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng :
Câu 1. Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh ?
a. Đàn kiến đông đúc
b. Người đông như kiến
c. Người đi rất đông
Câu 2. Câu nào dưới đây đặt theo mẫu “Ai là gì ?”
a. Tuấn là người anh biết nhường nhịn em.
b. Tuấn làm xong bài tập toán.
c. Tuấn đá bóng rất giỏi.
Câu 3. Để tránh thú dữ, nhiều dân tộc miền núi thường làm ………… để ở.
a. nhà rông
b. nhà sàn
c. nhà lá
Câu 4. Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong câu thơ sau :
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
(Hồ Chí Minh)
Tiếng …………………. được so sánh với tiếng ……………………..
2/ Đọc :
a) Đọc thành tiếng : (1,5 điểm)
– HS bốc thăm chọn và đọc một đoạn khoảng 55-60 tiếng trong các bài sau :
Bài 1 : Cửa Tùng (SGK TV3/Tập 1B trang 51, 52)
Bài 2 : Người liên lạc nhỏ (SGK TV3/Tập 1B trang 57)
Bài 3 : Hũ bạc của người cha (SGK TV3/Tập 1B trang 69)
Bài 4 : Mồ Côi xử kiện (SGK TV3/Tập 1B trang 96, 97)
b) Đọc hiểu: (1,5 điểm)
HS đọc thầm bài “Mồ Cơi xử kiện” (SGK TV3/Tập 1B trang 96, 97). Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Chủ qun kiện bc nơng dn về việc gì?
a. Bác nông dân vào quán hít hết mùi thơm lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền.
b. Bác nông dân vào quán mua lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền.
c. Bác nông dân vào quán trộm lợn quay, gà luộc, vịt rán của chủ quán.
Câu 2. Ý nghĩa của câu chuyện “Mồ Côi xử kiện” là gì?
a. Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi.
b. Mồ Côi đã bảo vệ được quyền lợi của người nông dân thật thà.
c. Cả hai ý trên.
Câu 3. Chủ quán muốn bác nông dân bồi thường bao nhiêu tiền?
………………………………………………………………………………………………
3/ Viết :
a) Chính tả : (2 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn (từ Vầng trăng vàng thắm … đến canh gác trong đêm)
Bài “Vầng trăng quê em” (SGK Tiếng Việt 3, tập 1B trang 101 – 102)
b) Tập làm văn : (3 điểm)
Câu 1. Hãy viết một bức thư thăm hỏi, báo tin với một người mà em quý mến (như : ông, bà, cô, bác, cô giáo cũ, bạn cũ …), dựa theo gợi ý dưới đây :
– Dòng đầu thư : Nơi gửi, ngày … tháng … năm …
– Lời xưng hô với người nhận thư.
– Nội dung thư : Thăm hỏi (về sức khoẻ, cuộc sống hằng ngày của người nhận thư…), báo tin (về tình hình học tập, sức khoẻ của em …). Lời chúc và hứa hẹn …
– Cuối thư : Lời chào; chữ kí và tên.
Câu 2. Em hãy giới thiệu về tổ em theo gợi ý dưới đây :
– Tổ em gồm mấy bạn ? Có mấy bạn trai, mấy bạn gái ? Mỗi bạn có đặc điểm gì tốt ?
Đáp án đề thi cuối học kì 1 lớp 3 môn Tiếng
1/ Kiến thức tiếng Việt, văn học : (2 điểm)
Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu 1. ý b Người đông như kiến
Câu 2. ý a.Tuấn là người anh biết nhường nhịn em.
Câu 3. ý b. nhà sàn
Câu 4. Tiếng suối được so sánh với tiếng hát xa
2/ Đọc :
a) Đọc thành tiếng : (1,5 điểm)
Giáo viên đánh giá cho điểm dựa vào những yêu cầu sau :
– Đọc đúng tiếng, đúng từ (1 điểm)
– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa (0,25 điểm)
– Tốc độ đạt yêu cầu (0,25 điểm)
– Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu (1 điểm)
b) Đọc hiểu: (1,5 điểm)
Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu 1. ý a. Bác nông dân vào quán hít hết mùi thơm lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền.
Câu 2. ý c. Cả hai ý trên.
Câu 3. Chủ quán muốn bác nông dân bồi thường hai mươi đồng.
3/ Viết :
a) Chính tả : (2 điểm)
– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (2 điểm)
– Bài viết sai 1 lỗi (sai phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định), trừ 0,25 điểm.
b) Tập làm văn : (3 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
– Viết được một bức thư ngắn theo gợi ý của đề bài (đủ các phần của một bức thư) ;
– Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
– Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
– Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, cách diễn đạt, lỗi chính tả, cách trình bày mà GV có thể cho các mức điểm : 1,5 ; 1; 0,5.
Câu 2. (1 điểm)
Học sinh viết được 2 đến 3 câu giới thiệu về tổ mình theo gợi ý.
Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt trường Tiểu học Lê Trực
Trường TH………………………..
Tên HS: ……………………………..
Lớp : 3…
MÔN : ĐỌC HIỂU – LỚP 3
Thời gian : 30 phút
A/ Yêu cầu học sinh mở sách giáo khoa Tiếng Việt tập I – trang 127 đọc thầm bài: “Nhà rông ở Tây Nguyên” khoảng 08 – 10 phút.
B/ Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái trước những ý trả lời đúngcho từng câu hỏi dưới đây:
1. (0.5đ) Vì sao nhà rông phải cao và chắc ?
a. Vì để các già làng họp tại đây để bàn những việc lớn.
b. Vì nhà rông dùng cho nhịều người ở.
c. Vì cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn và khi múa rông chiêng trên sàn ngọn giáo không vướng mái.
2. (0.5đ) Gian đầu nhà rông được trang trí như thế nào ?
a. Treo rất nhiều hình ảnh.
b. Trên vách treo giỏ mây đựng hòn đá thần. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ và chịêng trống dùng khi cúng tế.
c. Treo rất nhiều hình ảnh và trang trí rất nhiều hoa.
3. (1đ) Gian giữa của nhà rông dùng làm gì ?
a. Là nơi thờ thần làng.
b. Là nơi các già làng họp bàn những việc lớn và cũng là nơi tiếp khách của làng.
c. Là nơi trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình ngủ để bảo vệ buôn làng..
4. (0.5đ) Tìm hình ảnh so sánh với nhau trong câu sau “Nhà rông ở Tây Nguyên cao, to như một ngọn núi nhìn từ xa”.
5. (0.5đ) Em hãy đặt 1 câu dưới dạng câu kiểu : Ai là gì ?
6. (1đ) Viết lại câu dưới đây cho đúng chính tả (Điền dấu câu và viết hoa chữ cần viết). sáng nay các bạn lớp 3A hát rất hay
Đáp án đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3
1. (0.5đ) Vì sao nhà rông phải cao và chắc ?
c. Vì cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn và khi múa rông chiêng trên sàn ngọn giáo không vướng mái.
2. (0.5đ) Gian đầu nhà rông được trang trí như thế nào ?
b. Trên vách treo giỏ mây đựng hòn đá thần. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ và chịêng trống dùng khi cúng tế.
3. (1đ) Gian giữa của nhà rông dùng làm gì ?
b. Là nơi các già làng họp bàn những việc lớn và cũng là nơi tiếp khách của làng.
4. (0.5đ) Tìm hình ảnh so sánh với nhau trong câu sau “Nhà rông cao, to như một ngọn núi nhìn từ xa”.
Nhà rông cao, to so sánh với một ngọn núi nhìn từ xa
5. (0.5đ) Em hãy đặt 1 câu dưới dạng câu kiểu : Ai là gì ?
Học sinh đặt câu có hai bộ phận chính VD : Bố em là công nhân.(0.5đ)
6. (1đ) Viết lại câu dưới đây cho đúng chính tả (Điền dấu câu và viết hoa chữ cần viết). sáng nay các bạn lớp 3A hát rất hay
Sáng nay, các bạn lớp 3A hát rất hay. Viết hoa chữ Sáng (0.5đ) điền đúng dấu phẩy và chấm (0.5đ)
Đề thi cuối học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 trường Tiểu học Lê Văn Tám
I/ Phần I (Đọc hiểu): 4 điểm – Thời gian: 30 phút
Đọc thầm bài đọc dưới đây
Chõ bánh khúc của dì tôi
Dì tôi cắp một chiếc rổ lớn, dắt tay tôi đi hái rau khúc.
Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú. Lá rau khúc như bạc mạ, trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng. Những hạt sương sớm đậu trên lá long lanh như những bóng đèn pha lê. Hai dì cháu tôi hái đầy rổ mới về.
… Ngủ một giấc dậy, tôi đã thấy dì mang chõ bánh lên. Vung vừa mở ra, hơi nóng bốc nghi ngút. Nhũng cái bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo xôi nếp trắng được đặt vào những miếng lá chuối hơ qua lửa thật mềm, trông như những bông hoa. Nhân bánh là một viên đậu xanh giã nhỏ vàng ươm, xen một thỏi mỡ xinh xắn, pha hạt tiêu. Cắn một miếng bánh thì như thấy cả hương đồng, cỏ nội gói vào trong đó.
Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương.
Theo Ngô Văn Phú
*Dựa vào nội dung bài đọc , hãy khoanh vào chữ cái đặt trước mỗi câu trả lời đúng nhất.
1. Tác giả tả lá rau khúc
a. Cây rau khúc cực nhỏ.
b. Chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú.
c. Lá rau như mạ bạc, trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng.
2. Câu văn nào sau đây tả chiếc bánh?
a. Những chiếc bánh màu xanh.
b. Chiếc bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo xôi nếp trắng được hơ qua lửa thật mềm, trông đẹp như những bông hoa. Nhân bánh là một viên đậu xanh giã nhỏ vàng ươm, xen một thỏi mỡ xinh xắn, pha hạt tiêu.làm bằng đậu xanh.
c. Nhân bánh được làm bằng nhân đậu xanh
3. Câu “Dì tôi cắp một chiếc rổ lớn, dắt tay tôi đi hái rau khúc”được cấu tạo theo mẫu câu nào?
a. Ai là gì?
b. Ai thế nào?
c. Ai làm gì?
4. Câu nào dưới đây dùng đúng dấu phẩy?
a. Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương.
b. Bao năm rồi tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương.
c. Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương.
II/ CHÍNH TẢ: ( 5 điểm) Thời gian 15 phút
Bài viết:
Rừng cây trong nắng
Nghe đọc viết đề bài và đoạn chính tả “ Trong ánh nắng…trời cao xanh thẳm”
( Sách Tiếng việt 3 trang 148 )
III/ TẬP LÀM VĂN? 5 điểm) Thời gian 25 phút
Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 5-7 câu) kể về một cảnh đẹp của nước ta mà em thích.
Đáp án đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt trường tiểu học Lê Văn Tám
Phần I: đọc thầm: 4 điểm
Mỗi câu đúng 1 điểm, câu nào không làm hoặc chọn 2 ý trở lên không cho điểm.
Đáp án:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | |
Ô(đánh dấu X) | c | b | c | a |
Phần II: Bài chính tả ( 5 điểm)
Bài viết không mắc lỗi, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5 điểm
Mỗi lỗi viết sai phụ âm đầu,vần, thanh, không viết hoa đúng quy định trừ 0,5 đ/1 lỗi.
Chữ viết không đẹp, sai độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn… trừ 1 điểm vào toàn bài.
Phần III: Tập làm văn ( 5 điểm)Thời gian làm bài 25 phút
Viết đúng chủ đề, đủ nội dung: 3 điểm
Câu văn hay, bài viết biết liên kết, có câu mở đầu, câu kết:1 điểm
Bài viết rõ ràng, sạch, đẹp: 1 điểm
( Tùy theo mức độ sai sót có thể cho các mức điểm, mỗi khung chênh lệch 0,5 đ)
Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục