Mời các em cùng thầy cô trường Mầm Non Ánh Dương tham khảo bộ đề đọc hiểu Tự tình 3 Hồ Xuân Hương kèm hướng dẫn trả lời câu hỏi các đề Đọc hiểu Tự tình chi tiết, bám sát nội dung đề thi.
Bài thơ Tự tình III Hồ Xuân Hương
Chiếc bách buồn về phận nổi nênh,
This post: Đề đọc hiểu Tự tình 3 Hồ Xuân Hương hay nhất
Giữa dòng khao khát nỗi lênh đênh.
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.
Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,
Dong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.
Ấy ai thăm ván cam lòng vậy,
Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh.
Bài thơ Tự tình 3 thuộc chùm ba bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương. Nội dung chính của chùm thơ này là thể hiện tâm sự của một người phụ nữ nhạy cảm luôn khát khao niềm sung sướng nhưng luôn gặp những điều xấu số, trắc trở trong tình duyên. Tự tình bài III được xem là bài thơ hay nhất khắc họa hình ảnh người phụ nữ “hồng nhan bạc phận” đường tình duyên không trọn vẹn, quá lứa lỡ thì nhưng luôn khao khát có một niềm sung sướng bình dị, đời thường.
Người phụ nữ xuất hiện trong thực trạng không khí, thời gian là đêm khuya thanh vắng con người trở nên đơn độc, nhỏ bé, lạc lõng cùng với biết bao những đắng cay, tủi hờn cho thân phận bẽ bàng của tớ.
Người phụ nữ ấy có nhan sắc “hồng nhan” vẻ đẹp bên phía ngoài cũng là để nói đến cái phẩm hạnh, đức hạnh “tấm lòng son” ở bên trong nhưng lại phải chịu số phận xấu số, dở dang. Từ “Trơ” đứng ở đầu câu càng nhấn mạnh vấn đề thêm nỗi đau. Nếu xét về phương diện tính cách của Hồ Xuân Hương có đậm cá tính mạnh mẽ và tự tin, táo bạo thì đó lại là sự việc thách thức, trơ lì ra của một con người chịu quá nhiều tủi hờn, đau buồn mà trơ ra với “nước non”. “Cái hồng nhan”gợi sự rẻ rúng bị coi khinh. Người phụ nữ đầy đủ vẻ đẹp hình thể và tâm hồn nhưng phải sống một cuộc sống khổ đau, hẩm hiu về duyên phận.
Bộ đề đọc hiểu Tự tình 3 (Hồ Xuân Hương) – Đề số 1
Đọc bài thơ sau:
Chiếc bách buồn vì phận nổi nênh,
Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.
Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,
Giong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.
Ấy ai thăm ván cam lòng vậy,
Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh.
Trả lời câu hỏi:
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt chính.
Đáp án:
- Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
Câu 2. Xác định đề tài, bố cục của bài thơ.
Đáp án:
– Đề tài của bài thơ: viết về người phụ nữ
– Bố cục của bài thơ: 4 phần:
+ Hai câu đề: nỗi buồn tủi vì thân phận bấp bênh;
+ Hai câu thực: tâm trạng buồn rầu, ngao ngán cho thân phận người phụ nữ lắm phong ba;
+ Hai câu luận: sự bất lực, buông xuôi phó mặc số phận;
+ Hai câu kết: đau khổ, người phụ nữ chỉ còn biết cam lòng, ôm nỗi đau vào lòng.
Câu 3. Bài thơ là lời tâm sự của ai, về điều gì? Giải thích ý nghĩa nhan đề Tự tình.
Đáp án:
– Bài thơ là lời tâm sự của người phụ nữ, giãi bày nỗi buồn tủi, ngao ngán, có phần cam phận vì cuộc đời bấp bênh, nhiều sóng gió.
– Ý nghĩa nhan đề Tự tình: Nhan đề bài thơ “Tự tình”: có nghĩa là bộc lộ tâm tình; tác giả tự đối diện với chính mình để tự vấn, tự thương xót cho mình.
Câu 4. Nhân vật trữ tình đã gửi gắm lòng mình qua hình ảnh nào? Khái quát tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ.
Đáp án:
Nhân vật trữ tình đã gửi gắm lòng mình qua hình ảnh chiếc bách (chiếc thuyền)
Khái quát tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ: Tự tình bài III thể hiện tâm trạng, thái độ của nừ sĩ Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, phẫn uất trước éo le, sóng gió cuộc đời; vừa muốn gắng gượng vươn lên vừa như cam chịu chấp nhận. Đằng sau tâm trạng bi kịch ấy là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nữ sĩ nói riêng và người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung.
Câu 5. Tìm các từ láy được sử dụng trong bài thơ và nêu ý nghĩa biểu đạt của những từ láy đó.
Đáp án:
Các từ láy được sử dụng trong bài thơ: nổi nênh, ngao ngán, lênh đênh, lai láng, bệp bềnh, tấp tênh
Ý nghĩa biểu đạt của những từ láy trên:
– lai láng: nhấn mạnh tình cảm dào dạt, tràn đầy trong lòng nữ sĩ;
– nổi nênh, ngao ngán, lênh đênh, bệp bềnh, tấp tênh: nhấn mạnh thân phận trôi nổi, bấp bênh và tâm trạng ngao ngán, chán chường của người phụ nữ trước nghịch cảnh trớ trêu.
Câu 6. Phân tích hai câu thơ sau để thấy được nỗi niềm tâm sự của chủ thể trữ tình:
Chiếc bách buồn vì phận nổi nênh,
Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.
Đáp án:
Hai câu thơ miêu tả hình ảnh chiếc thuyền lênh đênh, trôi nổi giữa bốn bề sóng nước. Qua phép tu từ nhân hóa “buồn”, “ngao ngán” và các từ láy “nổi nênh”, “lênh đênh”, hình ảnh chiếc bách đơn độc không biết đi đâu, về đâu gợi lên nỗi xót xa, tội nghiệp.
Thơ Hồ Xuân Hương miêu tả không phải chỉ để miêu tả, chiếc bách đâu chỉ là chiếc bách mà còn là hình ảnh ẩn dụ cho thân phận người con gái. Nếu trong “Bánh trôi nước”, nữ sĩ gửi gắm nỗi buồn thân phận vào hình ảnh chiếc bánh trôi “bảy nổi ba chìm” thì trong hai câu trên, chiếc bách lại là vật để nữ sĩ bộc bạch nỗi buồn, sự chán chường, ngán ngẩm vì thân phận hẩm hiu, trôi nổi của mình.
Bộ đề đọc hiểu Tự tình 3 (Hồ Xuân Hương) – Đề số 2
Đọc bài thơ sau:
Chiếc bách buồn vì phận nổi nênh,
Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.
Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,
Giong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.
Ấy ai thăm ván cam lòng vậy,
Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh.
Trả lời câu hỏi:
Câu 1. Xác định cách gieo vần trong bài thơ.
Đáp án:
Cách gieo vần trong bài thơ:
– Bài thơ gieo vần chân (gieo vần ở các tiếng cuối của câu 1, 2, 4, 6, 8)
– Vần trong bài thơ trên là vần “ênh”: nổi nênh, lênh đênh, bập bềnh, ghềnh, tấp tênh.
Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ sau:
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.
Đáp án:
Hai câu thơ trên trước hết miêu tả hình ảnh chiếc bách nổi nênh, bập bềnh giữa dòng nước, một mình đơn độc chống chọi với phong ba tới tấp ập vào mạn thuyền.
Nghĩa ẩn dụ chỉ nghịch cảnh éo le của người phụ nữ: Trong lòng người phụ nữ trẻ, tình nghĩa vẫn dạt dào lai láng mà sóng gió cuộc đời bốn bề vây bủa, đe dọa liên tiếp khiến người phụ nữ rơi vào tình cảnh bất an, vô định. Từ đó cho ta thấy nỗi niềm thương thân xót phận của người phụ nữ.
Câu 3. Nêu tác dụng của phép đối trong hai câu thơ:
Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,
Giong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.
Đáp án:
– Phép đối: Cầm lái >< Giong lèo; mặc ai >< thây kẻ; đỗ bến >< xuôi ghềnh
– Tác dụng:
+ Nhấn mạnh tâm trạng chán chường, ngao ngán đến mức buông xuôi phó mặc cho số phận của người phụ nữ.
+ Tạo sự hài hòa, đăng đối cho lời thơ; tăng giá trị biểu đạt…
Câu 4. Khái quát tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ.
Đáp án:
Tự tình 3 thể hiện tâm trạng, thái độ của nừ sĩ Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, phẫn uất trước éo le, sóng gió cuộc đời; vừa muốn gắng gượng vươn lên vừa như cam chịu chấp nhận. Đằng sau tâm trạng bi kịch ấy là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nữ sĩ nói riêng và người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung.
Câu 5. Ý nghĩa nhân văn của bài thơ được thể hiện qua những khía cạnh nào?
Đáp án:
– Bài thơ thể hiện nỗi lòng thương thân xót phận của nhân vật, cũng là chủ thể trữ tình Hồ Xuân Hương: bà tự thương cho số phận bấp bênh, trôi nổi của chính mình. Đồng thời, đó còn là tiếng nói thương cảm cho biết bao phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến: phải sống phụ thuộc, không có quyền quyết định cuộc đời;
– Bài thơ là tiếng nói tố cáo những định kiến lạc hậu của xã hội cũ không cho người phụ nữ quyền được sống, được hạnh phúc;
– Đề cao khát vọng chính đáng của người phụ nữ về hạnh phúc, tình duyên…
Câu 6. Từ bài thơ, thử lý giải vì sao Hồ Xuân Hương được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm?
Đáp án:
Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà Chúa Thơ Nôm” vì những thành công đặc biệt trong nghê thuật sử dụng ngôn ngữ dân tộc:
– Số lượng lớn các bài thơ Nôm: khoảng 40 bài (chưa kể 26 bài ở tập Lưu hương kí).
– Cách sử dụng vốn ngôn ngữ dân tộc táo bạo mà tinh tế; giản dị, gần gũi với đời thường mà gợi cảm và giàu giá trị tạo hình.
Phân tích biện pháp tu từ trong bài tự tình 3
– Bài thơ tự tình 3 được viết theo thể thất ngôn bát cú.
– Mở đầu là hình ảnh nhân hóa “chiếc bách” “buồn”, chiếc bách được lấy trong từ ”bách châu”, nghĩa là mảnh thuyền, nó còn mang ý nói thân phận lênh đênh. Nếu bài “Tự tình I” mở đầu bằng tiếng gà gáy văng vẳng, “Tự tình II” là tiếng trống canh dồn dập như khiến lòng người gấp gáp, lẻ loi thì đến “Tự tình III” chỉ là tâm trạng của người phụ nữ, buồn vì thân phận lênh đênh, cuộc đời thì rộng lớn như biển cả, con người thì nhỏ bé, như mảnh thuyền kia mà thôi. Dòng nước thì cứ trôi đi, sóng đánh dập dềnh, mảnh thuyền bé, chỉ có thể mặc cho nước cuốn trôi, không phân định được nơi cập bến “giữa dòng ngao ngắn nỗi lênh đênh”
– Tình nghĩa thì còn đậm đà, dào dạt, tuổi trẻ của người phụ nữ cứ thế lại bị vùi dập, phong ba cứ thế ập đến. “Nửa mạn” hạnh phúc cứ bất chợt đến rồi lại đi, người muốn yên mà cuộc đời không lúc nào bình lặng, người phụ nữ cứ đợi chờ, niềm vui đến giữa chừng lại biến mất. Và thế cả 2 câu thực đều mang một tâm trạng chán nản, buồn rầu, có chút than thân trách phận
– Có lẽ vì cuộc sống đã quá nhiều điều buồn tủi, bất công, đến 2 câu luận nhân vật trữ tình đã thể hiện thái độ buông xuôi “cầm lái mặc ai”. Mặc là mặc kệ, không đoái hoài, quan tâm nữa. Mảnh thuyền lúc đầu mặc cho dòng nước đưa đẩy giờ lại để cho người khác cứ thế cầm lái, điều khiển. Chẳng thể tự làm chủ cuộc đời, lại càng không thể nắm bắt chút hạnh phúc nhỏ nhoi nào. Phải bất lực đến mức nào mới có thể như thế chứ!
– Hai câu kết, tác giả thốt lên như cảnh tỉnh bản thân đừng buông thả “ấy ai thăm ván cam lòng vậy” nhưng sự thật phũ phàng đã khiến người phụ nữ trong xã hội xưa chẳng thể phản kháng, có phản kháng cũng không thể thay đổi vận mệnh
Bài thơ tự tình 3 vừa là tiếng lòng của Hồ Xuân Hương vừa là nỗi thương sót, đồng cảm của bà dành cho những số phận phụ nữ bất hạnh
Hy vọng với 2 đề đọc hiểu tự tình 3 mà thầy cô trường Mầm Non Ánh Dương tổng hợp gửi đến các em sẽ giúp các em làm bài thật tốt trong kì thi sắp tới.
Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục