Giáo dục

Tóm tắt truyện Vợ nhặt và phân tích những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện

Đề bài: Tóm tắt truyện Vợ nhặt. Từ đó phân tích những điểm nội dung và nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm này

tom tat truyen vo nhat tu do phan tich nhung diem noi dung va nghe thuat chu yeu cua tac pham nay

This post: Tóm tắt truyện Vợ nhặt và phân tích những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện

Bài văn mẫu Tóm tắt truyện Vợ nhặt. Từ đó phân tích những điểm nội dung và nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm này

Bài làm

* Tóm tắt cốt truyện:

Tràng là một người đàn ông nghèo khổ, cơ cực ở xóm ngụ cư. Một ngày kia, trong buổi chiều, trong không khí thê thảm, ảm đạm vì đói, Tràng dẫn về một người phụ nữ. Đó là vợ anh – người vợ nhặt. Tràng đã bắt gặp vợ tương lai của mình đang cảnh đói rách, mời ăn hai bát bánh đúc kèm theo lời nói đùa vui. Bà mẹ già của Tràng đón nhận người đàn bà khốn khổ ấy làm con dâu trong mối đau đớn và thương cảm. Tràng cảm thấy con người mình đổi khác. Từ chút đùa đến thoáng lo, bây giờ Tràng thấy niềm vui thành người có trách nhiệm, dù đêm đầu tiên của đôi vợ chồng son qua đi trong không khí khét lẹt mùi chết chóc và tiếng hờ khóc ai oán.

Bà mẹ nghèo đãi hai con ít cháo và nồi chè đặc biệt. Miếng cám chát bứ, nghẹn cổ nhưng Tràng vẫn cùng vợ hướng về một cuộc sống đổi khác. Trong óc anh hiện ra đám người đói phá kho thóc và lá cờ đỏ bay phất phới.

Qua tóm tắt, ta thấy Vợ nhặt là một tác phẩm có giá trị của Kim Lân. Truyện hình thành từ lâu, nhưng sau năm 1945 mới ra đời. Nó đóng phần hoàn hiện chân dung người nghèo trong giai đoạn Cách mạng tháng Tám.

* Đặc sắc nội dung:

Về nội dung Vợ nhặt đã đi thêm một bước quan trọng so với Chí Phèo (Nam Cao), Tắt đèn (Ngô Tất Tố) hay Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, ở đấy tương lai của hai vợ chồng Tràng hé mở; đã xuất hiện hình ảnh lá cờ đỏ. Kết thúc truyện toát lên vẻ tươi sáng so với cảnh đất trời mịt mù, tăm tối ở phần đầu truyện và so với các tác phẩm hiện thực phê phán trước đây. Nếu Vợ nhặt ra đời sớm hơn thì giá trị tăng hơn nhiều; tuy nhiên vào thời điểm sau 1945, ý nghĩa nội dung này cũng đáng kể. Giá trị hiện thực của truyện ngắn gắn liền với giá trị nhân đạo. Trong hoàn cảnh tối tăm, đói khổ ấy, dường như Tràng mang chút ít dáng dấp của một Chí Phèo làng Vũ Đại. Tràng cũng say, cũng đang ngập ngưỡng, cũng ngoại hình dễ sợ. Con người ấy dễ dàng có thể lưu manh hóa trong cảnh bần cùng, bế lắc. Kim Lân đã thổi tình người vào đúng lúc. Tình người làm sống dậy tình người trong nhân vật, chuyển biến nhân vật anh Tràng. Nhờ người đàn bà thuận theo không anh, tạo cho anh một chỗ dựa cậy tạm coi là yên tâm, Tràng đã trở thành con người khác. Tràng vui sướng thấy mình “nên người”, thấy không chỉ sống cho mình và còn có bổn phận với vợ con. Giá trị sâu sắc của tác phẩm là ở chỗ tin yêu vào con người, tha thiết với tình người.

Vợ nhặt cũng là bức tranh tố khổ cho người nghèo. Tuy không dữ dội khốc liệt và dồn ép cay đắng như “Chí Phèo” hay “Tắt đèn” nhưng lại nổi bật lên một khía cạnh nhức nhối: nạn đói đe dọa nhiều người, do giặc Pháp và Nhật gây nên. Kim Lân góp phần hoàn tất bức tranh hiện thực về đời sống cũ đồng thời mở ra một hướng mới với tương lai đấu tranh mà chắc chắn những người như Tràng sẽ bước tới.

Bên cạnh đó, giá trị nghệ thuật của Vợ nhặt chứng tỏ một tài năng chín tới một cách hồn nhiên của Kim Lân. Câu truyện đã dựng được hoàn cảnh tiêu biểu, làm sống dậy cả một quãng thời gian đau thương của dân tộc, xây dựng được các nhân vật tiêu biểu. Trước hết tác giả tái tạo không khí truyện rất đạt, đó là không khí những ngày đói khủng khiếp. Trời đất xóm thôn lúc nào cũng chạng vạng, u tối, đầy tiếng quạ kêu, tiếng người khóc. Các nhân vật của truyện đã đến mức dật dờ, lặng lẽ như những bóng ma. Trong bối cảnh ấy người vợ nhặt hay bà mẹ Tràng đều là các số phận điển hình. Tất cả được dắt dẫn sống động, rất chân thực với các chi tiết rất đắt “chi tiết mấy đĩa bánh mà nên vợ nên chồng…”. Chỉ thông qua cách nói chuyện của đôi vợ chồng mới nhà văn dường như đưa nhân vật sống ngoài đời vào thẳng tác phẩm. Họ đối đáp chỏng lỏn, câu cú không đầu không đuôi, lời ít đến mức tối thiểu. Điều đó thể hiện con người bình dân của họ, thể hiện cái tâm lí e ngại, thẹn thùng, chưa hiểu biết nhiều về nhau của “cô dâu, chú rể”.

* Đặc sắc nghệ thuật:

Nét đặc sắc nhất trong thành công nghệ thuật của Kim Lân là ở chỗ ông đi sâu vào tâm lí nhân vật, miêu tả được diễn biến tâm trạng nhân vật một cách tự nhiên, hợp lí sâu sắc. Len lỏi vào, đột phá qua lớp vỏ bề ngoài với con mắt ti hí, cái đầu trọc, thân hình thô kệch của Tràng, tác giả thấu hiểu và dẫn giải nhân vật với những diễn biến tâm lí logic, rất người. Dưới ngòi bút Kim Lân, một mơ ước thầm kín về một hạnh phúc đơn sơ, nhỏ nhoi; sự yêu thương, có trách nhiệm, khiến ta cảm động. Cả người Vợ nhặt lẫn bà mẹ già nghèo khổ cũng biến chuyển, họ trở nên tốt hơn, hiền hậu hơn và phần nào tin ngày mai sẽ khác.

Hai mặt nội dung và nghệ thuật kết hợp nhuần nhuyễn đã tạo nên thành công cho Vợ nhặt. Một câu chuyện thấm thía, một cách kể chuyện đặc sắc (tên chuyện cũng thật độc đáo), đặt ra những vấn đề giàu ý vị nhân sinh.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button