Giáo dục

Soạn bài Cảm xúc mùa thu – Đỗ Phủ – Soạn văn 10

Câu 1: Có thể chia bài thơ làm mấy phần? Vì sao lại chia như vậy? Hãy xác định nội dung của mỗi phần?

Trả lời:

Có thể chia bài thơ thành 2 phần:

This post: Soạn bài Cảm xúc mùa thu – Đỗ Phủ – Soạn văn 10

– Phần 1: (4 câu đầu): Miêu tả cảnh mùa thu.

Bạn đang xem: Soạn bài Cảm xúc mùa thu – Đỗ Phủ
– Soạn văn 10

– Phần 2: (4 câu thơ sau): Cảm hứng của thi nhân khi cảnh thu về trên đất khách.

– Chia như vậy bởi hai phần này có tính độc lập nhất định (4 câu trên thiên nhiều hơn về tả cảnh, 4 câu dư­ới lại thiên nhiều hơn về tả tình).

Câu 2: Nhận xét sự thay đổi tầm nhìn từ bốn câu đầu đến bốn câu sau. Vì sao có sự thay đổi ấy?

Trả lời:

– Bốn câu thơ đầu là cảnh được nhìn trong tầm bao quát rộng và xa (rừng phong, núi vu, kẽm vu, sóng dợn, mây trùm cửa ải,…).

– Bốn câu sau, không gian bị thu hẹp lại (khóm cúc, con thuyền) rồi gần hơn nữa, nó “lặn” vào tâm hồn của nhà thơ. Sở dĩ có sự vận động của không gian như thế là vì thời gian đang khép lại (chiều dần buông, tầm nhìn bắt đầu thu hẹp).

– Sự thay đổi để nó phù hợp với sự vận động của tứ thơ (từ cảnh đến tình).

Câu 3: Xác định mối quan hệ giữa bốn câu thơ đầu với bốn câu thơ sau, mối quan hệ giữa toàn bài với nhan đề Thu hứng?

Trả lời:

– Bốn câu thơ đầu là cảnh mùa thu – vừa tiêu điều, hiu hắt: S­ương móc trắng xóa làm tiêu điều cả rừng cây phong; Núi vu, kẽm vu hơi thu hiu hắt, lại vừa dữ dội: sóng vỗ Trư­ờng Giang trên cửa ải, mây sa mặt đất. Cảnh ấy vừa gợi nỗi buồn tê tái, vừa ngầm thể hiện nỗi lo âu của nhà thơ (về sự không bình yên ở nơi biên ải).

– Cảnh thu ở phần thứ nhất quả thật đã khởi hứng cho cái tình chan chứa ở những câu sau. Hình ảnh khóm cúc, con thuyền khắc sâu vào nỗi nhớ quê hương. Câu thơ có lệ của hoa nhưng d­ường như cũng là lệ của lòng người. Hai câu cuối là nỗi buồn nhớ người thân. Thế nhưng bên cạnh đó nó còn là nỗi lo vì đất nước ch­a yên, là niềm cảm thông đối với những người lính thú đang phải trấn giữ ở những nơi rét m­ướt xa xôi.

– Bài thơ khởi hứng bằng “thu” và quả thực câu nào cũng nói đến mùa thu. Nhưng chỉ có điều thật khó có thể phân biệt rạch ròi đâu là “thu tình” và đâu là “thu cảnh”. Hay nói cách khác, thu cảnh cũng chính là thu tâm (thu – hứng).

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button