Giáo dục

Vật lý 9 bài 47: Cấu tạo của máy ảnh, Sự tạo ảnh trong máy ảnh và bài tập vận dụng

Vật lý 9 bài 47: Cấu tạo của máy ảnh, Sự tạo ảnh trong máy ảnh và bài tập vận dụng. Việc sử dụng vi mạch trong các máy ảnh đã cho ra đời một loại máy ảnh rất hiện đại là máy ảnh kỹ thuật số. Nhưng dù máy ảnh có hiện đại đến đâu cũng không thể thiếu được một bộ phận quang học rất quan trọng, đó là vật kính.

Vậy cấu tạo của máy ảnh như thế nào? Ảnh của một vật trong máy ảnh là ảnh thật hay ảnh ảo? chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

This post: Vật lý 9 bài 47: Cấu tạo của máy ảnh, Sự tạo ảnh trong máy ảnh và bài tập vận dụng

I. Cấu tạo của máy ảnh

• Máy ảnh là một dụng cụ dùng để thu ảnh của một vật mà ta muốn chụp trên một phim.

• Máy ảnh được cấu tạo bởi 2 bộ phận chính:

– Vật kính: là một thấu kính hội tụ

– Buồng tối: trong buồng tối có lắp phim (đóng vai trò là màn) để thu ảnh của vật trên đó.

II. Ảnh của một vật trên phim

1. Ảnh của một vật trên phim là ảnh thật hay ảnh ảo

– Ảnh của vật trên phim luôn là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.

2. Cách vẽ ảnh của một vật được tạo bởi máy ảnh

– Vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ nên cách vẽ ảnh cũng giống như vẽ ảnh qua thấu kính hội tụ.

III. Bài tập vận dụng

* Câu C1 trang 126 SGK Vật Lý 9: Ảnh của vật trên tấm kính mờ (đóng vai trò của phim) là ảnh thật hay ảnh ảo? Cùng chiều hay ngược chiều với vật? To hay nhỏ hơn vật?

* Lời giải:

– Ảnh của vật trên tấm kính là ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

* Câu C2 trang 126 SGK Vật Lý 9: Hiện tượng nào em quan sát được chứng tỏ vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ?

* Lời giải:

– Hiện tượng thu được ảnh thật trên phim của vật chứng tỏ vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ.

* Câu C3 trang 127 SGK Vật Lý 9: Hiện tượng nào em quan sát được chứng tỏ vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ?

* Lời giải:

– Vẽ ảnh của một vật có dạng một đoạn thẳng, đặt vuông góc với trục chính của vật kính (hình 47.4 SGK). Trong hình này: AB là vật, O là quang tâm của vật kính, PQ là vị trí đặt phim, khoảng cách từ vật đến vật kính là 2m, từ phim đến vật kính là 5cm. Hình vẽ không cần đúng tỉ lệ.

Ảnh của vật tạo bởi máy ảnh* Lời giải:

– Ta có thể sử dụng 2 tia sáng sau để vẽ ảnh của vật AB:

– Kẻ tia sáng từ B qua quang tâm O truyền thẳng tới cắt phim PQ tại ảnh B’ của B.

– Từ B kẻ tia BI song song với trục chính cho tia ló IB’. Tia ló này cắt trục chính tại tiêu điểm F’.

Như vậy ta có hình vẽ sau:

Lời giải câu c3 trang 127 sgk vật lý 9* Câu C4 trang 127 SGK Vật Lý 9: Dựa vào hình vẽ trong C3 hãy tính tỉ số giữa chiều cao của ảnh với chiều cao của vật và để khẳng định những nhận xét của em trong Cl.

* Lời giải:

– Xét 2 tam giác đồng dạng là: ΔA’B’O ~ ΔABO nên tỉ số giữa chiều cao của ảnh và chiều cao của vật là:

⇒ Vậy ảnh trên phim nhỏ hơn vật.

 

* Câu C6 trang 127 SGK Vật Lý 9: Một người cao l,6m được chụp ảnh và đứng cách vật kính của máy ảnh là 3m. Phim cách vật kính 6cm. Hỏi người ấy trên phim cao bao nhiêu xentimet?

* Lời giải:

– Ký hiệu người là AB, ảnh của người trên phim là A’B’, vật kính máy ảnh đặt tại O. Ta có: AO = 3m = 300cm; A’O = 6cm; AB = 1,6m = 160cm.câu c6 trang 127 sgk vật lý 9 bài 47– Xét 2 tam giác đồng dạng: ΔA’B’O ~ ΔABO nên tỉ số giữa chiều cao của ảnh và chiều cao của vật là:

Vậy chiều cao của người đó trên phim là:

Hy vọng với bài viết về Cấu tạo của máy ảnh, Sự tạo ảnh trong máy ảnh và bài tập vận dụng ở trên sẽ giúp ích cho các em. Mọi thắc mắc và góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết để Mầm Non Ánh Dương ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button