Giáo dục

Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp

Đề bài: Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp

lap dan y cho bai van ta mot nguoi ma em thuong gap

This post: Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp

5 bài mẫu Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp

 

I. Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp: Tả cô giáo

1. Mở bài:

Cô giáo Thương là người dạy em năm lớp Năm. Em rất yêu và kính trọng cô.

2. Thân bài:

– Cô gần ba mươi tuổi, dáng người nhỏ nhắn, cân đối, cô thường đến trường với tà áo dài màu xanh nước biển, có lẽ đây là màu mà cô ưa thích nhất.
– Mái tóc: mượt, xoã dài ngang lưng. Trên trán lất phất vài cọng tóc mái khiến cô càng duyên dáng hơn.
– Khuôn mặt: trái xoan, nổi bật là đôi mắt lúc nào cũng mở to, sáng long lanh.
– Giọng nói của cô: ấm áp, cô giảng bài rất hay, đặc biệt khi nghe cô kể chuyện ai cũng muốn câu chuyện mãi mãi không đến hồi kết thúc.
– Cô nhắc nhở chúng em từng li từng tí. Chẳng bao giờ cô lớn tiếng la rầy chúng em cả. Cô thương yêu chúng em vậy nhưng cô cũng rất nghiêm khắc, thưởng phạt phân minh. Bạn nào nghịch ngợm, lười học, cô phê bình ngay. Bạn nào ngoan, học giỏi, chăm chỉ cô khen ngợi và tuyên dương trước lớp. Chúng em ai cùng yêu quý cô Thương.

3. Kết bài:

Nêu suy nghĩ, tình cảm của em đối với cô. (Em rất yêu và tự hào về cô giáo của mình. Cô là người dìu dắt cho em bước vào cuộc đời học sinh. Em luôn nhớ đến cô, luôn học tốt để cô vui lòng).

——————–HẾT BÀI 1————————-

Sau khi đã Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp các em có thể đi vào Viết bài văn tả một người thân trong gia đình em hay phần Viết đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp nhằm củng cố kiến thức của mình

 

II. Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp: Tả cụ già

1. Mở bài:

Giới thiệu cụ già em kính yêu. Em hiểu được hoàn cảnh, tính tình của cụ (lời văn cần chân thực thể hiện được tình cảm, sự kính yêu của em).

2. Thân bài:

Miêu tả những đặc điểm riêng, tiêu biểu, nổi bật về hình dáng và tính tình của cụ già mà em kính yêu.
– Hình dáng: Cụ gìa đã ngoài bảy mươi tuổi, nước da hồng hào, gương mặt phúc hậu, nhiều nếp nhăn. Tóc hớt cao bạc trắng. Đôi mắt hiền từ, bao dung.
– Tính tình: Cụ già thường làm những việc lặt vặt trong nhà như chăm sóc cây cối trong vườn. Thương yêu em, hay kể chuyện ngày xưa cho em nghe. Giọng nói trầm và ấm. Hay để phần trái cây cho em. Cụ già hiền từ hay giúp đỡ người khác nên được bà con hàng xóm kính trọng, yêu quý.

3. Kết bài:

Nêu cảm nghĩ của em đối với cụ già bằng tình cảm yêu mến, kính trọng, tin cậy (sử dụng từ ngữ, lời văn chân thành, cảm động).

 

III. Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp: Tả chú công an

1. Mở bài:

Giới thiệu người em định tả: chú công an phường (Tên gì? Bao nhiêu tuổi?)

2. Thân bài:

a. Tả ngoại hình:

– Vóc dáng: cao, gầy (hoặc thấp, đậm người, vạm vỡ…), nước da rám nắng, hồng hào, khoẻ mạnh.
– Khuôn mặt: cằm vuông, khuôn mặt chữ điền, mắt sáng, mũi cao.
– Phục sức: chú mặc bộ quân phục màu xanh rêu, đồng phục của công an hành chính quận. Túi áo ngực có thêu tên, ve áo đính phù hiệu cấp bậc.

b. Tả hoạt động, tính cách:
– Chú công an phường trực ban để bảo vệ an ninh trật tự của khu phố.
– Ghú hướng dẫn nhân dân các thủ tục hành chính về nhân khẩu, tạm trú, thường trú tại khu vực thuộc phường em đang sinh sống.
– Chú vui vẻ hoà nhã với nhân dân, ân cần hướng dẫn nhân dân mọi thủ tục cần thiết.
– Nhờ có chú công an, khu phố có an ninh trật tự ổn định, hạn chế được tình trạng mất trộm tài sản, gây gổ, đánh nhau.

3. Kết luận:

Nêu tình cảm của em đối với chú công an: biết ơn, quý mến.

 

IV. Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp: Tả người hàng xóm

1. Mở bài.

Giới thiệu người định tả: Cô Hoa ở cạnh nhà em là người gần gũi với gia đình em nhất. Em và cô thường gặp nhau để trò chuyện vào những buổi chiều.

2. Thân bài

– Cô đã ngoài bốn mươi tuổi.
– Vóc người mảnh khảnh.
– Dáng đi thong thả, nhẹ nhàng.
– Thường mặc những bộ âu phục khi đi làm ở công sở.
– Khuôn mặt tròn, làn da trắng mịn.
– Mái tóc màu hạt dẻ, uốn lượn thả ngang lưng.
– Đôi mắt to, sáng long lanh; hàng mi cong vút.
– Mũi cao, rất hợp với đôi mắt đẹp của cô.
– Đôi môi đỏ hồng, hàm răng trắng nõn, đều đặn.
– Đôi tay thon dài, làm việc nhanh nhẹn.
– Giọng nói ấm áp, nhẹ nhàng, có sức thuyết phục.
– Cô thường kể những chuyện vui ở cơ quan và ở gia đình cô cho em nghe.

3. Kết bài

– Cô Hoa là người giàu tình cảm, rộng lượng.
– Em xem cô như người thân trong gia đình em.

 

V. Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp: Tả người hàng xóm

1. Mở bài

-Giới thiệu người em thường gặp: Ngoài những người thân trong gia đình và các thầy cô, bạn bè trong lớp, còn một người em thường gặp làm em ấn tượng và rất yêu mến. Đó chính là ông Hai gần nhà em

2. Thân bài

a) Ngoại hình:
– Ông năm nay đã ngoài 70 tuổi nhưng trông không hề già và khó tính chút nào. Ông là một cựu chiến binh thời chống Mĩ.
– Ông có dáng người cao, gầy hay vận bộ quần áo màu đơn giản, nhất là màu xanh lục khi ở nhà.
– Tóc ông không còn nhiều, những sợi còn lại đều đã bạc trắng vì những năm tháng chiến đấu hết mình vì Tổ quốc. Nước da đen sạm đi vì dầm mưa dãi nắng. Gương mặt ông nhăn nheo, đầy vết chân chim. Mỗi khi ông cười, những vết nhăn lại xô lại, càng rõ rệt.
– Đặc biệt, ông có một vết sẹo trên mặt: một vết sẹo ngày phía bên phải trán. Những ngày trở trời, nó lại nhức nhói. Nhưng nó cũng không làm cho chúng em sợ hãi, nó càng làm cho ông đẹp hơn. Vì nó cho thấy ông đã anh dũng chiến đấu, cống hiến hết mình vì mọi người, vì đất nước như thế nào.

b) Tính cách:
– Ông có sự nghiêm túc và quy củ của một người chiến sĩ cụ Hồ. Ông thức dậy và sinh hoạt luôn đúng giờ. Những kỉ vật thời kháng chiến: từ ống bi uống nước, chiếc áo, mũ cối, … đều được ông cất giữ như báu vật.
– Ông cũng rất vui tính và hiền lành. Lũ trẻ con đều thích chơi với ông, vì ông có rất nhiều đồ ngày xưa và cả những câu chuyện thời chiến hấp dẫn chúng tôi.

c) Tình cảm của em với người đó
– Ngày nào cũng sang nhà để trò chuyện và chơi với ông. Vì các con ông đều đi làm ở thành phố nên ông ở nhà một mình, chắc sẽ rất buồn.
– Ông kể chuyện em nghe, ông dạy em về lịch sử và cả những bài học về cuộc sống: biết “uống nước nhớ nguồn”, biết hi sinh mình vì mọi người, vì nhiệm vụ lớn lao của đất nước. Ở với ông em thấy rất vui và thoải mái, em còn được học thêm nhiều thứ khác.
– Những lúc em mắc lỗi, làm sai, em đều đến năn nỉ ông. Có lời nói của ông, bố mẹ lại dịu đi phần nào, và em lại được tha lỗi.

3. Kết bài:

– Ông như là người ông thứ hai, một người thầy, một người bạn lớn tuổi của em vậy. Thật vui vì có ông ở ngay bên cạnh. Em rất yêu quý và tôn trọng ông. Mong rằng ông có thể sống thật lâu, vui vẻ và hạnh phúc.
 

VI. Bài văn mẫu  tả một người mà em thường gặp

Hình ảnh cô giáo Hương vẫn còn in đậm trong trí nhớ của em. Cô là người đầu tiên dạy em năm lớp Một ở trường Tiểu học.

Cô Hương có dáng người thon thả và cân đối. Các thầy cô ở trường thường gọi cô là người mẫu. Em không biết chính xác cô cao bao nhiêu, chỉ đoán chừng một mét sáu mươi trở lên. Cô còn rất trẻ. Nước da trắng hồng làm cho khuôn mặt của cô thêm rạng rỡ. Mái tóc dài buông xoã ngang lưng, đen mượt tô điểm thêm cho sự dịu dàng của cô. Thỉnh thoảng những làn gió thổi làm mái tóc bồng bềnh của cô nhấp nhô như làn sóng gợn. Cô Hương có cặp mắt đen nhánh, mở to như biết nói…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ  tả một người mà em thường gặp tại đây.

 

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button