Giáo dục

Bài học về nhân cách và lối sống rút ra từ các câu chuyện về Thái phó Tô Hiến Thành và Thái sư Trần Thủ Độ

Đề bài: Bài học về nhân cách và lối sống rút ra từ các câu chuyện về Thái phó Tô Hiến Thành và Thái sư Trần Thủ Độ

bai hoc ve nhan cach va loi song rut ra tu cac cau chuyen ve thai pho to hien thanh va thai su tran thu do

This post: Bài học về nhân cách và lối sống rút ra từ các câu chuyện về Thái phó Tô Hiến Thành và Thái sư Trần Thủ Độ

Bài học về nhân cách và lối sống rút ra từ các câu chuyện về Thái phó Tô Hiến Thành và Thái sư Trần Thủ Độ
 

I. Dàn ý Bài học về nhân cách và lối sống rút ra từ các câu chuyện về Thái phó Tô Hiến Thành và Thái sư Trần Thủ Độ

1. Mở bài

Sơ lược về Tô Hiến Thành và Trần Thủ Độ.
 

2. Thân bài:

a. Thái phó Tô Hiến Thành:

* Nhân cách của Tô Hiến Thành trước âm mưu của Thái hậu:
– Đối với việc Thái hậu sai người hối lộ vợ mình, ông đã thẳng thắn rằng “Ta ở ngôi Tể tướng,… ăn nói với Tiên vương dưới suối vàng bây giờ?”.
=> Bài học về đạo làm thần tử đó là tấm lòng trung thành tuyệt đối, quyết không phụ lại lời ủy thác của tiên vương. Đồng thời cũng là một bài học về đạo lý làm người, phải biết giữ chữ tín không chỉ với người sống, mà với người chết cũng vẫn phải một mực tuân thủ.

– Khi Thái hậu dụ dỗ Tô Hiến Thành bằng vinh hoa, phú quý Tô Hiến Thành đã thẳng thừng từ chối, thậm chí lấy lời dạy về đạo lý làm người của Khổng Tử và cách đối xử với người quá cố trong truyền thống dân tộc để phản bác lại lời của Thái hậu
=> Bài học về sự ngay thẳng, chính trực, không sợ cường quyền, đồng thời cũng không bị danh vọng, vật chất hào nhoáng lay động mà thay đổi lòng trung thành, cũng như chữ tín với người đã mất.

– Cuối cùng với sự kiện Thái hậu âm mưu làm trái pháp luật muốn soán ngôi, Tô Hiến Thành đã không ngần ngại mà lệnh cho các quan phải hết lòng phò tá tân vương, kẻ nào có ý hai lòng giết không tha, quyết tâm dùng pháp luật để trấn áp Thái hậu.
=> Bài học về sự kiên trung, quyết giữ nghiêm phép nước, không sợ cường quyền, một lòng phò tá tân vương, tận tụy vì nước của Tô Hiến Thành, thể hiện tầm nhìn, sự sáng suốt của Tô Hiến Thành trong việc quyết định vận mệnh dân tộc.

* Trong việc chọn người giữ chức Tể tướng, kiêm Thái úy:
– Tô Hiến Thành đứng giữa hai sự lựa chọn là Gián nghị đại phu Vũ Tán Đường và Tham tri chính sự Trần Trung Tá. Xét về lý thì Vũ Tán Đường giữ chức cao hơn, lại cũng là người tận tình chăm sóc Tô Hiến Thành lúc ông ốm nặng, thế nhưng rốt cuộc Tô Hiến Thành lại chọn Trần Trung Tá.
– Thái hậu nhắc về ân tình của Vũ Tán Đường với Tô Hiến Thành thì bị ông bật lại một cách hóm hỉnh rằng: “Thái hậu hỏi người thay thần nên thần nói tới Trung Tá, nếu hỏi người hầu hạ phụng dưỡng thần thì phi Tán Đường còn ai nữa?”.
=> Bài học về cách lựa chọn nhân tài sáng suốt, công bằng, một lòng vì đất nước của Tô Hiến Thành, đồng thời cũng học được cách đối nhân xử thế tế nhị của ông khi đối đáp với Thái hậu.

b. Thái sư Trần Thủ Độ:
– Trần Thủ Độ bị người khác vạch tội “công cao chấn chủ”, khi vua đến truy hỏi thì ông rất bình tĩnh trả lời rằng: “Đúng như lời người ấy nói”, thậm chí còn thưởng vàng bạc, lụa là cho người vạch tội mình.
=> Bài học về sự nghiêm khắc, thẳng thắn trong lối sống của Trần Thủ Độ, thể hiện lòng tin của riêng ông đối với vị minh quân Trần Thánh Tông – Trần Hoảng và tấm lòng khuyến khích sự trung thành, dũng cảm, dám thẳng thắn vạch tội những người có sai lầm.
– Khi Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông khi đi qua thềm cấm bị người quân hiệu giữ lại, bà này về mách với Trần Thủ Độ, nhưng đến khi ông biết rõ ngọn ngành sự việc thì lại khen thưởng.
=> Phản ánh cách ông đối xử với bề tôi, sẵn sàng khích lệ ủng hộ những người dưới giữ nghiêm phép nước, bộc lộ tấm lòng ngay thẳng, chính trực không vì có quyền thế mà chèn ép, hay làm trái phép nước.
– Chuyện có kẻ họ hàng xa của Linh Từ Quốc Mẫu đến cậy nhờ xin chức tước, ông đồng ý nhưng lại bảo phải chặt một ngón chân để phân biệt với những người khác, khiến người kia thấy sợ mà lui.
=> Bài học về cách ứng xử tế nhị bộc lộ bản tính cương trực, liêm chính, không vì tình thân mà để những kẻ bất tài vào làm quan.

– Khi vua có ý muốn chọn người trong họ, anh của Trần Thủ Độ vào làm tướng, thế nhưng ông không cho thế là phải.
=> Nhận thấy rõ ràng Trần Thủ độ là một người chí công vô tư, thẳng thắn, sáng suốt, biết nhìn xa trông rộng, chống lại việc anh em cùng làm quan gây chia bè kết phái, áp lực lên triều đình.
 

3. Kết bài

Nêu cảm nhận chung.
 

II. Bài văn mẫu Bài học về nhân cách và lối sống rút ra từ các câu chuyện về Thái phó Tô Hiến Thành và Thái sư Trần Thủ Độ

Thái phó Tô Hiến Thành và Thái sư Trần Thủ Độ, một người là bậc đại công thần triều Lý, một người là nhất đẳng công thần triều Trần. Ở họ đều có những điểm chung nhất đó là nắm trong tay trọng trách lớn lao, đóng vai trò chèo chống, thậm chí là nắm giữ vận mệnh của từng triều đại trong những giai đoạn lịch sử đất nước có nhiều biến động. Thế nhưng không chỉ dừng lại ở sự tài giỏi trong việc thao lược chính trị mà cả Thái phó Tô Hiến Thành và Thái sư Trần Thủ Độ còn là những tấm gương mẫu mực nhất về nhân cách cũng như lối sống cao thượng, đức độ thông qua các trích đoạn viết trong Đại Việt sử lược và Đại Việt sử ký toàn thư.

Trước hết nói về Thái phó Tô Hiến Thành, ông là quan đại thần phụ chính của triều Lý, là bậc đại công thần phụng sự qua hai triều vua, với nhiều đóng góp to lớn cho đất nước. Trong trích đoạn Đại Việt sử lược nhân cách và lối sống tốt đẹp của Tô Hiến Thành được bộc lộ qua hai sự kiện lịch sử lớn là việc lập thái tử năm 1175 sau khi vua Lý Anh Tông mất, thứ hai là chuyện lập người kế thừa tước vị của mình lúc sắp lâm chung.

Nói về chuyện lập thái tử, khi vua Lý Anh Tông băng hà, thái tử Long Cán mới chỉ hai tuổi, mọi việc phò trợ Long Cán lên ngôi, cũng như việc triều chính chỉ trông cậy vào mình Tô Hiến Thành. Phải nói rằng mọi chuyện hết sức khó khăn, bởi việc lập tân quân là chuyện hệ trọng ảnh hưởng đến sự tồn vong của của đất nước, không thể không cẩn thận. Ngay lúc này bà Thái hậu lại muốn lập con mình là Long Xưởng lên ngôi, mặc dù trước đó Xưởng đã từng bị phế vị trí thái tử vì tội hoang dâm, hư hỏng. Bà này cũng là một người phụ nữ có thủ đoạn và dã tâm, lúc vua còn tại thế thì tìm cách hãm hại phi tần được sủng ái, khi vua mất lại âm mưu đoạt ngôi cho con trai. Thái hậu từng bước tìm cách lung lay Tô Hiến Thành, trước là cho người mang mâm vàng đến hối lộ vợ ông, nhằm hy vọng vợ Tô Hiến Thành làm chuyện “thổi gió bên gối”, để Tô Hiến Thành lập Long Xưởng làm vua. Sau lại trực tiếp dụ dỗ Tô Hiến Thành bằng việc hứa cho ông danh vọng và vinh hoa phú quý hết đời. Cuối cùng không được Tô Hiến Thành ưng thuận, bà này quyết định làm trái pháp luật, bất chấp làm phản đưa Long Xưởng lên ngôi.

Đứng trước các thủ đoạn vừa tinh vi vừa ghê gớm của Thái hậu, Tô Hiến Thành đã thể hiện mình là một người liêm khiết chính trực, hết lòng vì muôn dân xã tắc. Đối với việc Thái hậu sai người hối lộ vợ mình, ông đã thẳng thắn rằng “Ta ở ngôi Tể tướng, nhận lời cố thác của Tiên vương để phò ấu chúa nay nhận đồ hối lộ của người mà mưu phế lập thiên hạ sẽ nói ta như nào? Giá như mọi người đều là kẻ bưng tai bịt mắt không biết, thì ta biết lấy lời lẽ nào để ăn nói với Tiên vương dưới suối vàng bây giờ?”. Từ lời của Tô Hiến Thành với vợ, ta nhận ra một bài học về đạo làm thần tử đó là tấm lòng trung thành tuyệt đối, quyết không phụ lại lời ủy thác của tiên vương. Đồng thời cũng là một bài học về đạo lý làm người, phải biết giữ chữ tín không chỉ với người sống, mà với người chết cũng vẫn phải một mực tuân thủ. Sự thông minh, khéo léo của Tô Hiến Thành khi dùng những lý lẽ về đạo lý làm người, trách nhiệm của Tể tướng và tín ngưỡng của dân tộc đã khiến cho vợ ông hiểu rõ, đồng thời bước đầu làm thất bại âm mưu của Thái hậu.

Khi Thái hậu thấy dùng kế mềm mỏng không được, thì đổi sang ép buộc, dụ dỗ Tô Hiến Thành bằng vinh hoa, phú quý phần đời còn lại, lời nói câu nào cũng có vẻ vì tốt cho Tô Hiến Thành, nhưng thực tế là vì muốn lung lạc ông. Thế nhưng trái với mong đợi của Thái hậu, Tô Hiến Thành đã thẳng thừng từ chối, thậm chí lấy lời dạy về đạo lý làm người của Khổng Tử và cách đối xử với người quá cố trong truyền thống dân tộc để phản bác lại lời của Thái hậu, thậm chí còn phất áo bỏ đi, tỏ vẻ không đồng tình với cách làm này. Điều đó đã cho ta thấy bài học về sự ngay thẳng, chính trực, không sợ cường quyền, đồng thời cũng không bị danh vọng, vật chất hào nhoáng lay động mà thay đổi lòng trung thành, cũng như chữ tín với người đã mất.

Cuối cùng với sự kiện bà Thái hậu âm mưu làm trái pháp luật muốn soán ngôi, Tô Hiến Thành đã không ngần ngại mà lệnh cho các quan phải hết lòng phò tá tân vương, kẻ nào có ý hai lòng giết không tha, quyết tâm dùng pháp luật để trấn áp Thái hậu, khiến thái hậu không thể thành công trong việc phế lập Long Xưởng. Từ đó cho ta thấy bài học về sự kiên trung, quyết giữ nghiêm phép nước, không sợ cường quyền, một lòng phò tá tân vương, tận tụy vì nước của Tô Hiến Thành. Bên cạnh đó việc lập Long Cán, mà không lập Long Xưởng cũng thể hiện tầm nhìn, sự sáng suốt của Tô Hiến Thành trong việc quyết định vận mệnh dân tộc. Bởi ông biết rõ rằng Long Xưởng là một hoàng tử coi như đã hỏng hoàn toàn, khó có khả năng trị vì đất nước, còn Long Cán tuy nhỏ tuổi, thế nhưng có thể từ từ dạy dỗ, sau lớn lên vẫn có thể trở thành minh quân, đây là lựa chọn vô cùng đúng đắn trong thời điểm này.

Trong sự kiện thứ hai cách sự kiện lập thái tử 4 năm, đó là khi Tô Hiến Thành bệnh nặng sắp qua đời, ngay lúc này đây ông cần phải chọn gấp một người thay mình giữ chức Tể tướng, kiêm Thái úy. Tể tướng thống lĩnh muôn quan, Thái úy nắm giữ quân đội, thế nên đây là việc vô cùng hệ trọng, bởi ấu đế còn nhỏ, cần một người đủ đức đủ tài để phụ chính. Lúc này Tô Hiến Thành đứng giữa hai sự lựa chọn là Gián nghị đại phu Vũ Tán Đường và Tham tri chính sự Trần Trung Tá. Xét về lý thì Vũ Tán Đường giữ chức cao hơn, lại cũng là người tận tình chăm sóc Tô Hiến Thành lúc ông ốm nặng, thế nhưng rốt cuộc Tô Hiến Thành lại chọn Trần Trung Tá. Thái hậu nhắc về ân tình của Vũ Tán Đường với Tô Hiến Thành thì bị ông bật lại một cách hóm hỉnh rằng: “Thái hậu hỏi người thay thần nên thần nói tới Trung Tá, nếu hỏi người hầu hạ phụng dưỡng thần thì phi Tán Đường còn ai nữa?”. Từ đó ta lại rút ra một bài học về cách lựa chọn nhân tài sáng suốt, công bằng, một lòng vì đất nước của Tô Hiến Thành, đồng thời cũng học được cách đối nhân xử thế của ông khi đối đáp với Thái hậu. Ông không giải thích tại sao chọn Trần Trung Tá mà chỉ hỏi ngược lại một câu vừa hài hước, vừa thể hiện thâm ý sâu cay mà không làm mất lòng Thái hậu.

Về Thái sư Trần Thủ Độ, đoạn trích trong Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên đã chọn ra 4 sự kiện tiêu biểu để làm rõ bốn khía cạnh nhân cách và lối sống của ông. Sự kiện đầu tiên đó là việc Trần Thủ Độ bị người hặc vạch tội “công cao chấn chủ”, quyền hành cao hơn cả vua, khi vua đến truy hỏi thì ông rất bình tĩnh trả lời rằng: “Đúng như lời người ấy nói”, thậm chí còn thưởng vàng bạc, lụa là cho người vạch tội mình. Điều đó đã cho chúng ta thấy bài học về sự nghiêm khắc, thẳng thắn trong lối sống của Trần Thủ Độ, không có ý định che giấu hay lấp liếm về việc bản thân ông nắm vai trò trọng yếu trong triều. Bởi vốn dĩ đó là sự thật, cơ nghiệp cả nhà Trần từ đâu có được há chẳng phải do Thủ Độ, một người không học vấn, nhưng lại giỏi mưu lược mà ra. Đồng thời lời thừa nhận ấy trước mặt vua, cũng thể hiện lòng tin của riêng ông đối với vị minh quân Trần Thánh Tông – Trần Hoảng, ông tin rằng Trần Thánh Tông là người thấu hiểu thế sự, đồng thời cũng biết nên làm thế nào để giữ vững giang sơn mới vừa giành được, trong khi bản thân vua còn non yếu kinh nghiệm, ắt phải cậy nhờ ông ra tay gánh vác. Không chỉ vậy việc thưởng vàng lụa cho người hặc còn thể hiện tấm lòng khuyến khích sự trung thành, dũng cảm, dám thẳng thắn vạch tội những người có sai lầm, kể cả đó là người bề trên đi chăng nữa.

Việc thứ hai ấy là Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông khi đi qua thềm cấm bị người quân hiệu giữ lại, bà này về mách với Trần Thủ Độ, nhưng đến khi ông biết rõ ngọn ngành sự việc thì lại khen thưởng. Điều đó phản ánh cách ông đối xử với bề tôi, sẵn sàng khích lệ ủng hộ những người dưới giữ nghiêm phép nước, thậm chí điều đó có thể gây ảnh hưởng đến lợi ích, thể diện của gia đình, bộc lộ tấm lòng ngay thẳng, chính trực không vì có quyền thế mà chèn ép, hay làm trái phép nước.

Việc thứ ba kể về chuyện có kẻ họ hàng xa của Linh Từ Quốc Mẫu đến cậy nhờ xin chức tước, ông đồng ý nhưng lại bảo phải chặt một ngón chân để phân biệt với những người khác, khiến người kia thấy sợ mà lui. Đây lại là một bài học về cách ứng xử tế nhị vừa không làm mất thể diện của vợ, đồng thời bộc lộ bản tính cương trực, liêm chính, không vì tình thân mà để những kẻ bất tài vào làm quan, đây cũng là sự ngầm cảnh cáo Linh Từ Quốc Mẫu không được cậy thế quyền tước mà làm bậy.

Cuối cùng trong việc lựa chọn người vào giúp nước, vua có ý muốn chọn người trong họ, anh của Trần Thủ Độ vào làm tướng, thế nhưng ông không cho thế là phải. Hỏi vua một câu rằng “Nếu anh em cùng làm tướng thì việc trong triều sẽ ra sao?”. Điều đó khiến ta quay lại sự kiện Trần Thủ Độ bị vạch tội, một mình ông đã thế, nếu có thêm anh em họ hàng cùng làm quan, thì ắt triều đình lại thêm nhiễu loạn, gây hiện tượng chia bè kéo phái, triều đình còn non yếu sao có thể chịu được những đả kích như vậy. Từ đó ta có thể nhận thấy rõ ràng Trần Thủ độ là một người chí công vô tư, thẳng thắn và vô cùng tận tụy với đất nước.

Tô Hiến Thành và Trần Thủ Độ đều là những nhân tài kiệt xuất của đất nước, có những đóng góp to lớn cho sự hưng thịnh của từng triều đại. Ở họ không chỉ có sự tài giỏi trong việc chỉnh đốn đất nước, thao lược sa trường hay chính trị, mà điều quan trọng làm nên những bậc công thần ấy chính là ở nhân cách và lối sống cao đẹp, một lòng vì đất nước, vì dân tộc. Ai ai cũng chính trực, sáng suốt, có trách nhiệm với đất nước, không bị những thứ danh lợi tầm thường chi phối. Từ đó trở thành các vĩ nhân, để lại những bài học đạo đức sâu sắc, tiếng thơm còn lưu truyền đến muôn đời.

Tìm hiểu thêm về vẻ đẹp phẩm chất và nhân cách sống của thái phó Tô Hiến Thành và thái sư Trần Thủ Độ, bên cạnh bài Bài học về nhân cách và lối sống rút ra từ các câu chuyện về Thái phó Tô Hiến Thành và Thái sư Trần Thủ Độ trên đây, các em có thể tham khảo thêm: Soạn văn Thái sư Trần Thủ Độ (Ngô Sĩ Liên), Cảm nhận của em sau khi đọc bài Thái sư Trần Thủ Độ trích Đại Việt sử kí toàn thư

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button