Vật lý 12 bài 40: Hạt sơ cấp là gì? Tính chất của các loai hạt sơ cấp. Từ phân tử, nguyên tử,… đến hạt nhân, nuclôn, con người ngày càng đi sâu vào cấu tạo bên trong của vật chất, đó chính là các hạt sơ cấp.
Vậy các hạt sơ cấp là gì? phân loại các loại hạt sơ cấp như thế nào? tính chất của các loại hạt sơ cấp ra sao? chúng ta sẽ có câu trả lời qua bài viết dưới đây.
This post: Vật lý 12 bài 40: Hạt sơ cấp là gì? Tính chất của các loai hạt sơ cấp
I. Khái niệm hạt sơ cấp
1. Hạt sơ cấp là gì?
– Hạt sơ cấp là những hạt có kích thước vào cỡ kích thước hạt nhân trở xuống như: phôtôn (γ), êlectron (e-), pôzitron (e+), prôtôn (p), nơtron (n), nơtrinô (ν) được gọi là các hạt sơ cấp.
2. Sự xuất hiện các hạt sơ cấp mới
– Để tạo các hạt sơ cấp mới, người ta làm tăng vận tốc của một số hạt và cho chúng bắn vào các hạt khác nhau.
3. Phân loại hạt sơ cấp
a) Phôtôn.
b) Các leptôn (các hạt nhẹ) có khối lượng từ 0 đến 200 me: nơtrinô, êlectron, pôzitron, mêzôn μ.
c) Các hađrôn: có khối lượng trên 200 me và được phân thành ba nhóm con:
– Mêzôn π, K: có khối lượng trên 200 me nhưng nhỏ hơn khối lượng nuclôn.
– Nuclôn p, n.
– Hipêron có khối lượng lớn hơn khối lượng nuclôn.
Nhóm các nuclôn và hipêron còn được gọi là barion.
II. Tính chất của các hạt sơ cấp
1. Thời gian sống (trung bình)
Một số ít hạt sơ cấp là bền (thời gian sống ~∞) còn đa số là không bền: chúng tự phân rã và biến thành hạt sơ cấp khác.
2. Phản hạt
– Mỗi hạt sơ cấp có một phản hạt tương ứng.
– Phản hạt của một hạt sơ cấp có cùng khối lượng nhưng điện tích trái dấu và cùng giá trị tuyệt đối.
– Trường hợp hạt sơ cấp không mang điện như nơtron thì thực nghiệm chứng minh nơtron vẫn có momen từ khác không nên phản hạt của nó có momen từ ngược hướng và cùng độ lớn.
III. Tương tác của các hạt sơ cấp
Có bốn loại tương tác cơ bản:
1. Tương tác điện từ
– Là tương tác giữa phôtôn và các hạt mang điện và giữa các hạt mang điện với nhau. Tương tác này là bản chất của các lực Cu-lông, lực điện từ, lực Lo-ren,…
2. Tương tác mạnh
– Là tương tác giữa các hađrôn; không kể các quá trình phân rã của chúng. Một trường hợp riêng của tương tác mạnh là lực hạt nhân.
3. Tương tác yếu. Các leptôn
– Đó là tương tác giữa các leptôn.
4. Tương tác hấp dẫn
– Là tương tác giữa các hạt (các vật) có khối lượng khác không.
Bảng một số hạt sơ cấp
IV. Bài tập về các hạt sơ cấp
* Bài 1 trang 208 SGK Vật Lý 12: So sánh năng lượng liên kết của electron trong nguyên tử hidro và năng lượng liên kết của một proton trong hạt nhân
* Lời giải:
– Năng lượng liên kết của proton trong hạt nhân lớn hơn rất nhiều năng lượng liên kết của electron trong nguyên tử hidro. Vì tương tác giữa êlectron và hạt nhân trong nguyên tử Hiđrô là tương tác điện từ, còn tương tác trong hạt nhân là tương tác mạnh.
* Bài 2 trang 208 SGK Vật Lý 12: Lepton là gì? Đặc tính chung của các lepton. Các lepton tham gia những quá trình tương tác nào?
* Lời giải:
– Leptôn là một loại hạt sơ cấp, đó là các hạt nhẹ, có khối lượng từ 0 đến 200 me như các hạt nơtrinô, êlectron, pôzitron, mêzôn μ.
– Các leptôn tham gia những tương tác yếu, chẳng hạn như quá trình phân rã β+, β-:
n → p + e + ( là phản hạt notrino);
p → n + ν + β+ (ν là hạt notrino).
* Bài 3 trang 208 SGK Vật Lý 12: Phân loại các tương tác sau:
a) lực ma sát
b) lực liên kết hóa học
c) trọng lực
d) lực Lo – ren
e) lực hạt nhân
f) lực liên kết trong phân rã β
* Lời giải:
a) Lực ma sát: tương tác điện từ
b) Lực liên kết hóa học: tương tác điện từ
c) Trọng lực: tương tác hấp dẫn
d) Lực Loren: tương tác điện trở
e) Lực hạt nhân: tương tác mạnh
f) Lực liên kết trong phân rã β: tương tác yếu
Hy vọng với bài viết Hạt sơ cấp là gì? Tính chất của các loai hạt sơ cấp ở trên giúp ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Mầm Non Ánh Dương ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục