Giáo dục

Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Lịch sử 12 năm 2021 – 2022

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2021 – 2022 tóm tắt toàn bộ kiến thức lý thuyết và các dạng bài tập trọng tâm trong chương trình Sử 12. Đây là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh ôn tập chuẩn bị thật tốt kiến thức cho bài thi giữa học kì 2 sắp tới.

Đề cương ôn thi giữa kì 2 Sử 12 được biên soạn rất chi tiết, cụ thể với những dạng bài, lý thuyết và cấu trúc đề thi được trình bày một cách khoa học. Từ đó các bạn dễ dàng tổng hợp lại kiến thức, luyện giải đề. Vậy sau đây là nội dung đề cương giữa kì 2 Lịch sử 12, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

This post: Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Lịch sử 12 năm 2021 – 2022

SỞ GD & ĐT ……………..

TRƯỜNG THPT…………….

———-—-

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA GIỮA KÌ II

NĂM HỌC: 2021 – 2022

Môn: Lịch sử 12 Thời gian: 45 phút

A. Trắc nghiệm thi giữa kì 2 Lịch sử 12

BÀI 21: XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954 – 1965).

Nhận biết:

– Nêu được tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954: Đất nước bị chia cắt làm hai miền (tạm thời).

– Trình bày được phong trào “Đồng khởi”; sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

– Nêu được nội dung của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9 -1960).

Thông hiểu:

– Hiểu được nội dung chính của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9 – 1960), nhiệm vụ của cách mạng ViệtNam

– Nêu được đặc điểm của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta phá “ấp chiến lược”, chiến thắng Ấp Bắc và chiến dịch tiến công địch trong đông-xuân 1964-1965 ; ý nghĩa của các sự kiện trên: làm phá sản về cơ bản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.

BÀI 22: NHÂN DÂN HAI MIỀN TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤUCHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ XÂM LƯỢC. NHÂN DÂN MIỀN BẮCVỪA CHIẾN ĐẤU VỪA SẢN XUẤT (1965 – 1973)

Nhận biết:

– Trình bày (được) ý nghĩa thắng lợi của chiến thắng Vạn Tường, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968).

– Trình bày được những thành tích trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ lần thứ hai (1972).

– Trình bày được những thắng lợi về chính trị và ngoại giao của nhân dân miền Nam làm thất bại chiến lược Việt Nam hóa chiếntranh.

– Trình bày (được) cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.

– Nêu được nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam

Thông hiểu:

– Hiểu được âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

– Nêu được đặc điểm chính của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của đế quốc Mĩ (1969 -1972).

– Hiểu được ý nghĩa của Hiệp định Pari năm1973…

B. Phần tự luận thi giữa kì 2 Lịch sử 12

Câu 1: Phân tích ý nghĩa phong trào “Đồng khởi” và sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

– Phong trào “Đồng khởi” giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. Từ đó, chấm dứt thời kì ổn định tạm thời của chế độ thực dân mới của Mĩ ở miền Nam, mở ra thời kì khủng hoảng của chế độ Sài Gòn.

– Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế gìn giữ lực lượng sang thế tiến công.

– Thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” đã mở ra vùng giải phóng rộng lớn, dẫn đến sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam (20-12-1960). Kể từ đây, cách mạng miền Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc giải phóng, có vùng giải phóng, lực lượng quân đội giải phóng, đánh dấu sự trưởng thành của lực lượng cách mạng miền Nam.

Câu 2: Phân tích ý nghĩa Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9-1960) của Đảng Lao động Việt Nam?

– Mốc đánh dấu bước phát triển trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng ta.

– Là “nguồn ánh sáng mới, lực lượng mới cho toàn Đảng, toàn dân ta xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà”.

Câu 3: Nhận xét về tác động của cách mạng mỗi miền và mối quan hệ khắng khít của của cách mạng hai miền Nam – Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam.

– Miền Bắc có nhiệm vụ cách mạng: xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, tiến lên giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, trở thành hậu phương lớn cho cách mạng miền Nam. Sẵn sàng đối phó với cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ khi chúng leo thang chiến tranh.→ Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.

– Miền Nam có nhiệm vụ cách mạng: đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, mở đường cho việc thống nhất đất nước.→Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.

– Cách mạng hai miền có mối quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau nhằm hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất đất nước.

Câu 4: Phân tích ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

– Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược (tức thừa nhận thất bại của “Chiến tranh cục bộ”) và Mĩ phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” từ năm 1969. Mĩ ngày càng sa lầy trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

– Chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đến đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. Ta mở ra một mặt trận đấu tranh mới – mặt trận ngoại giao ở Hội nghị Pari.

Câu 5. Phân tích ý nghĩa của cuộc Tiến công chiến lược năm 1972

– Giáng đòn mạnh vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược (thừa nhận sự thất bại của chiến lược“Việt Nam hóa chiến tranh”.

– Đây là thắng lợi quân sự của quân dân Việt Nam góp phần tác động đến việc kí kết Hiệp định Pari về Việt Nam.

Câu 6: Nhận xét về vai trò của hậu phương lớn miền Bắc đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước từ 1954 đến năm 1975

– Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.

– Một trong yếu tố quyết định đó là miền Bắc làm trò nghĩa vụ hậu phương đối với cách mạng miền Nam. Với khẩu hiệu của miền Bắc là “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mĩ xâm lược!”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người!”…

– Qua các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1961-1965, 1965-1968, 1969-1973, 1973-1975), miền Bắc đã đưa vào miền Nam hàng triệu bộ đội, thanh niên xung phong, cán bộ chuyên môn, nhân viên kĩ thuật; hàng triệu tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, lương thực, thuốc men… Nguồn chi viện này cùng với thắng lợi trong chiến đấu và sản xuất của quân dân miền Bắc đã góp phần quyết định vào thắng lợi của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu đánh bại các chiến lược chiến tranh xâm lược của Mĩ và giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Chú ý:

Đối với học sinh:

– Hình thức thi: 70% trắc nghiệm, 30% tự luận.

– Nội dung các câu hỏi trắc nghiệm với các mức độ nhận biết, thông hiểu; Nội dung tự luận với các mức độ vận dụng và vận dụng cao. (Cụ thể đã chỉ rõ trong đề cương)

– Khi ôn tập cần căn cứ trên đề cương (đặc biệt là phần trắc nghiệm) kết hợp với vở, SGK, sách bài tập và các sách có câu hỏi trắc nghiệm.

– HS cần ghi nhớ thời gian, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của các sự kiện quan trọng trong lịch sử.

Đối với giáo viên:

– Chủ động ôn tập ít nhất 1 tiết cho HS.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button