Dàn ý phân tích tâm trạng của các nhân vật trong Hạnh phúc của một tang gia
This post: Dàn ý phân tích tâm trạng của các nhân vật trong Hạnh phúc của một tang gia
I. Dàn ý phân tích tâm trạng của các nhân vật trong Hạnh phúc của một tang gia (Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”
2. Thân bài
– Phân tích tâm trạng của những người trong gia đình cụ cố Hồng:
+ Cụ cố Hồng: “Nhắm nghiền mắt lại để mơ màng đến cái lúc cụ mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc, vừa khóc mếu để mọi người ca tụng để khoe già, khoe danh giá, khoe hiếu và khoe gia đình có phúc.
+ Văn Minh chồng: Khoe những mốt mới của tiệm may u hóa, ông ta vui vì được chia tài sản.
+ Văn Minh vợ: Được dịp mặc những bộ xô gai tân thời, lăng xê những mốt y phục của tiệm may u hóa.
+ Cô Tuyết: Vui vì được mặc bộ y phục “Ngây thơ” để chứng minh cho thiên hạ biết rằng “mình chưa đánh mất cả chữ trinh”.
+ Cậu tú Tân: Được dịp khoe tài bấm máy ảnh của mình.
+ Ông Phán mọc sừng: Không ngờ rằng giá trị đôi sừng hươu vô hình trên đầu lại được một số tiền to là vài nghìn đồng.
– Niềm vui của những người đến đưa đám ma:
+ Cảnh sát Min Đơ và Min Toa: Sung sướng cực điểm, trông nom hết lòng khi được thuê giữ trật tự cho đám ma.
+ Những bạn thân của cụ cố Hồng: Khoe huy chương, khoe râu.
+ Xuân tóc đỏ: Có ơn to vì đã tình cờ gây ra cái chết của cụ cố tổ. Vì thế danh giá của Xuân lại càng được nâng cao.
+ Đám giai thanh gái lịch: Vui vẻ vì đây là dịp để học chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm, chê bai, ghen tuông, hẹn hò nhau.
→ Trước đám tang của cụ cố tổ, không một ai tỏ ra thương xót, buồn đau mà mỗi người lại có những niềm vui riêng. Họ đã góp thêm phần sinh động vào bức tranh hiện thực xã hội thượng lưu lúc bấy giờ. Đồng thời các nhân vật cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công về nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng.
3. Kết bài
Cảm nhận của bản thân về sự bất hiếu, vô đạo đức của những nhân vật trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”.
II. Bài văn mẫu Phân tích tâm trạng của các nhân vật trong Hạnh phúc của một tang gia (Chuẩn)
Nếu các nhà văn cùng thời hướng ngòi bút của mình đến những người nông dân khổ cực với các bi kịch về cuộc sống đói nghèo, bi kịch bị tha hóa thì Vũ Trọng Phụng lại tập trung khai thác những con người ở tầng lớp thượng lưu để phản ánh sự giả dối, vô đạo đức của xã hội. Những điều ấy được ông thể hiện rất rõ nét trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” – đoạn trích thuộc chương XV của tiểu thuyết “Số đỏ”.
Các nhân vật trong đoạn trích là những nhân vật tiêu biểu cho tầng lớp xã hội thượng lưu thành thị lúc bấy giờ. Người ta ca ngợi u hóa, học đòi lối sống “văn minh” mà không nhận ra rằng chính sự học đòi ấy lại khiến những giá trị đạo đức mai một và thay vào đó là sự tha hóa của nhân phẩm con người. “Hạnh phúc của một tang gia” mở đầu bằng câu văn: “Ba hôm sau, ông cụ già chết thật” như để thông báo về cái chết của cụ cố tổ và cũng là dịp để đám con cháu cũng như những người ngoài gia đình thể hiện niềm vui sướng của mình. Đây là đám tang trái ngược hoàn toàn với những đám tang khác bởi con người thường đau khổ,…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích tâm trạng của các nhân vật trong Hạnh phúc của một tang gia tại đây.
——————-HẾT——————-
Bài Dàn ý phân tích tâm trạng của các nhân vật trong Hạnh phúc của một tang gia đã cùng các em tìm hiểu về những niềm vui kị lạ của những người trong gia đình cụ cố Hồng trước cái chết của cụ cố Tổ. Tìm hiểu thêm tính chất bi hài kịch trong đoạn trích, các em có thể tham khảo thêm một sốbài văn hay lớp 11 khác như: Cảm nhận về cảnh đưa tang trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, Tiếng cười trào phúng trong Hạnh phúc của một tang gia, Hãy chứng minh rằng Hạnh phúc của một tang gia là một màn kịch, Phân tích Hạnh phúc của một tang gia trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)