Đề bài: Phân tích ý nghĩa nhan đề Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
This post: Ý nghĩa nhan đề Những đứa con trong gia đình
Văn mẫu phân tích ý nghĩa nhan đề những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
I. Dàn ý Phân tích ý nghĩa nhan đề những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
Ý nghĩa nhan đề: “Nhan đề Những đứa con trong gia đình” không chỉ có giá trị thông báo về vị trí thế hệ của hai nhân vật chính mà gợi nhiều ý nghĩa:
– Đó là những con người được nuôi dưỡng và trưởng thành trong gia đình có truyền thống tốt đẹp, đáng tự hào.
– Họ là những con người đã tiếp nối xứng đáng truyền thống cách mạng của gia đình.
– Khẳng định, ngợi ca mối liên kết bền chặt, thiêng liêng giữa các thế hệ trong gia đình, giữa con người với gia đình.
– Qua hồi ức của Việt khi bị thương về những thành viên trong gia đình, tác giả ca ngợi tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng của một gia đình cũng là của nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mĩ xâm lược.
II. Bài văn mẫu Phân tích ý nghĩa nhan đề những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
Nguyễn Thi là nhà văn của người nông dân Nam Bộ, những con người hồn nhiên bộc trực, yêu đời, căm thù ngùn ngụt đối với quân cướp nước. “Những đứa con trong gia đình” là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Thi. Tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” được hoàn thành vào tháng 2 năm 1966 trong những ngày chiến đấu chống Mĩ ác liệt. Khi nhà văn công tác ở tạp chí “Văn nghệ quân giải phóng”.
Truyện kể về gia đình anh giải phóng quân tên Việt. Việt sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, ba mẹ đều bị giết dưới bàn tay của kẻ thù. Chính mối thù sâu sắc với Mĩ-Ngụy đã thôi thúc những đứa con trong gia đình càng khát khao chiến đấu để trả thù nhà, đền nợ nước. Trong một trận đánh, Việt bị thương, bị lạc đồng đội. Việt ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Cũng giống như những lần tỉnh dậy trước hồi ức quá khứ, hiện tại luôn đan xen nhau. Lần thức tỉnh thứ bốn của Việt, kí ức về má hiện về. Việt sợ bóng tối, sợ ma hơn sợ giặc. Dù bị thương nhưng phân biệt rất rõ đâu là tiếng súng nổ của ta, đâu là tiếng pháo giặc.
Việt nhớ lại cảnh hai chị em tranh nhau đi tòng quân Việt đòi đi nhưng chị Chiến không nghe, sau đó nhờ chú Năm phân giải, chú Năm nhất trí cho cả hai đi. Trước khi lên đường, chị Chiến lo thu xếp gia đình gửi em út sang nhà chú Năm, nhà cửa gửi cho các anh chị trong chi bộ làm nơi dạy học, bàn thờ gửi nhà chú Năm. Đoạn trích kết thúc bằng hình ảnh hai chị em Chiến, Việt khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm.
Nhan đề của truyện trước hết chính là Việt và Chiến “Những đứa con trong gia đình” nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung son sắt với quê hương cách mạng. Mở rộng hơn còn có thể hiện đó là thế hệ trẻ miền Nam, những người con của “Đại gia đình” miền Nam ruột thị trong những năm chống Mĩ ác liệt. Nhan đề gợi lên mối quan hệ giữa riêng và chung, nhà với nước, tình yêu nước với tình yêu cách mạng. Chính sự kết hợp giữa truyền thống gia đình với truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt.
Nhan đề đã nêu được rõ nhất chủ đề của truyện, mỗi con người trong gia đình là một khúc sông của dòng sông truyền thống anh dũng, kiên cường của gia đình. Như câu nói của chú Năm: “Chuyện gia đình nó cũng dài như sông để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó”.
—————— HẾT —————
Sau khi đã Ý nghĩa nhan đề Những đứa con trong gia đình các em có thể đi vào tham khảo Vẻ đẹp chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua nhân vật Tnú trong Rừng Xà Nu và nhân vật Việt trong Những đứa con trong gia đình hoặc tham khảo Cuối đoạn trích Những đứa con trong gia đình là những hình ảnh nào? Ý nghĩa? nhằm củng cố kiến thức của mình.
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)