Giáo dục

Ý NGHĨA CỦA CHỮ TÂM

Ý nghĩa chữ “TÂM” trong “Thư pháp” và “Phật giáo”

Văn hoá Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng thì chữ “Tâm” đã trở nên rất đỗi thân thương và bình dị, càng bình dị hơn khi nó chứa đựng trong mình những ý nghĩa hết sức to lớn. Với một chữ “Tâm” thôi cũng đã hao tổn không biết bao nhiêu giấy mực, được đàm đạo trong nhiều thời kì và đến thời nay nó vẫn là đề tài được bàn luận sôi nổi. Bao đời nay thì Chữ TÂM luôn được coi trọng và đề cao bởi “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.

Ý nghĩa chung của chữ “Tâm”

Chữ “tâm “theo nhiều trường phái triết học và tôn giáo sẽ có những ý nghĩa riêng nhưng quy tụ chung về những đặc điểm sau:

This post: Ý NGHĨA CỦA CHỮ TÂM

Khi nhắc đến “tâm” là nhắc đến trái tim, lòng dạ, lương tâm con người. Mọi hành động của con người đều xuất phát từ cái tâm, tâm thiện thì suy nghĩ và hành động đúng đạo lí, lẽ phải; tâm không lành thì sẽ sinh tà ý và làm nhiều điều xấu xa, tội lỗi.

Chữ “tâm” thường được dùng để hướng suy nghĩ của con người đến cái thiện, tu thân, dưỡng tính, sống tích cực và làm nhiều điều tốt lành. Tâm lệch lạc thì cuộc sống điên đảo đảo điên. Tâm gian dối thì cuộc sống bất an. Tâm ghen ghét thì cuộc sống hận thù. Tâm đố kỵ thì cuộc sống mất vui. Tâm tham lam thì cuộc sống dối trá.

Vậy nên hãy để tâm của mình đặt lên ngực để yêu thương, đặt lên tay để giúp đỡ người khác, lên mắt để thấy được nỗi khổ của tha nhân, lên chân để may mắn chạy đến với người cùng khổ, lên miệng để nói lời an ủi với người bất hạnh, lên tai để nghe lời góp ý của người khác, lên vai để chịu trách nhiệm…

Ý nghĩa chữ tâm trong phật giáo

Khái niệm “tâm” của Phật Giáo không đơn giản như các học giả phương Tây lầm tưởng. Tâm được xem là một trong những phạm trù quan trọng, cơ bản của Phật Giáo. Kinh Pháp Cú, vốn được xem như Kinh Thánh của Phật Giáo mở đầu như sau: “Tâm dẫn đầu các pháp. Tâm là chủ. Tâm tạo tất cả”. Một cách khái quát, qua các kinh điển Phật Giáo  người ta có thể phân biệt sáu loại tâm:

Ý nghĩa chữ tâm trong phật giáo

Nhục đoàn tâm (肉團心)

trái tim thịt (Phật Giáo không để ý nhiều tới nghĩa này). Ví dụ: “Hễ Bồ Tát nghe tiếng bọn người ác ngoại đạo đem lời dèm pha phá huỷ Phật giái, dường như ba trăm mũi giáo đâm vào tâm mình” (Bồ Tát Giái Kinh).

Tinh yếu tâm (精要心)

Chỗ kín mật, chỉ cái tinh hoa cốt tuỷ. Ví dụ: “Phật pháp lấy tâm làm gốc, lấy thân và khẩu làm ngọn” (Long Thọ Bồ Tát).

Kiên thực tâm (堅實心)

Là cái tâm không hư vọng, cũng gọi là chân tâm. Chỉ cái tuyệt đối, cái mầm mống giác ngộ vốn sẵn có trong mỗi chúng ta, đó là Phật tính: “Căn bản của sanh tử luân hồi là vọng tâm. Căn bản của bồ đề niết bàn là chân tâm” (Kinh Thủ Lăng Nghiêm).

Liễu biệt tâm (了別心) [3]

Gồm sáu loại nhận thức đầu trong tám thức , tức là tri thức giác quan và ý thức. Căn cứ phát sinh của nó là giác quan, thần kinh hệ và não bộ. Có tác dụng dựa vào với ngoại cảnh bên ngoài và phân biệt nhận thức chúng: “Tâm buồn cảnh được vui sao, tâm an dù cảnh ngộ nào cũng an”.

Tư lượng tâm (思量心) còn gọi là Mạt-na thức (末那識)

Thức thứ bảy trong tám thức. Một trong các chức năng chính của nó là nhận lập trường chủ quan của thức thứ tám (A-lại-da thức), lầm cho lập trường này là bản ngã của chính mình, vì vậy mà tạo ra chấp ngã, là bản ngã, cái tôi của con người (ego-consciousness). Bản chất của nó là suy tính, nhưng có sự khác với thức thứ sáu. Nó được xem là tâm trạng của một lĩnh vực mà người ta không thể điều khiển một cách có chủ ý, thường phát sinh những mâu thuẫn của những quyết định tâm thức và không ngừng chấp dính vào bản ngã: “Mạt-na nhậm trì ý thức linh phân biệt chuyển, thị cố thuyết vi ý thức sở y: Mạt-na nhận lấy ý thức, khiến sinh khởi phân biệt; nên gọi nó là chỗ y cứ của ý thức” (Du-già sư địa luận)

Tập khởi tâm (集起心) còn gọi là A-lại-da thức (阿賴耶識) dịch nghĩa là tạng thức (藏識)

Chứa đựng mọi kinh nghiệm của đời sống mỗi con người và nguồn gốc tất cả các hiện tượng tinh thần. Là căn nguyên của mọi hoạt động nhận thức, hoạt động tâm lý; là nơi lưu trữ những hạt giống sinh ra muôn sự muôn vật, hữu hình hay vô hình. Tâm lý học phương Tây thường gọi thức này là vô thức hay tiềm thức: “Nhất thiết thế gian trung. Mặc bất tùng tâm tạo: Tất cả những gì trong thế gian. Đều là do tâm tạo” (Kinh Hoa Nghiêm)

Phật Giáo không quan niệm tâm là một cái gì thuần nhất, giản đơn theo kiểu như khái niệm linh hồn. Theo Ngũ uẩn, tâm không phải chỉ là một cục hay một khối cứng nhắc, mà là một luồng tư tưởng, một chuỗi dài tư tưởng, có sinh có diệt (khác quan niệm “hồn thiêng bất tử”), có năng lực (nghiệp lực) được chuyển từ luồng này sang luồng khác. Cái luồng tâm này với những nghiệp lực là căn bản cho sự tái sinh.

Theo Vi Diệu pháp, tâm không phải là một cá thể, mà là một dòng tâm thức gồm nhiều loại tâm khởi lên rồi diệt. Khi con người còn sống thì dòng tâm thức lặng lẽ trôi chảy trong ngũ uẩn, nếu không có một tâm nào khác khởi lên. Khi chết, dòng tâm thức cuối cùng của kiếp này trở thành dòng tâm thức đầu tiên của kiếp sau. Duy Thức học khai triển thêm tâm thức là cái biết, căn bản là tạng thức, chứa đựng các loại chủng tử …

Tóm lại, dù nhìn dưới khía cạnh nào, có thể nói theo Thiền Tông: Có hai thứ tâm. Một thứ là tâm theo dòng tâm thức, khởi lên rồi diệt, vì ngũ uẩn bị mê mờ bởi tham ái, dục lạc, vọng tưởng; tâm này được gọi là Vọng tâm là tâm của chúng sinh. Hai là Chân tâm có tự tính là thanh tịnh, không sinh diệt, không dao động, thường vắng lặng, là tính giác của những vị đã giác ngộ, cũng còn được gọi là Tâm Phật.

Hai câu kinh đầu Phật dạy là: Tâm dẫn đầu các pháp 

Chữ tâm trong thư pháp

Ý nghĩa chữ “Tâm” ở thư pháp chữ tâm đã được nói ra ở 2 phần trên và ngoài ra còn thể hiện được giá trị và tầm quan trọng của của chữ tâm hơn bằng những nét cọ mạnh mẽ, uyển chuyển, đầy sức tạo hình, gợi ý đóng vào những khung tranh tươm tất, chỉnh chu và luôn đặt ở những vị trí quan trọng nhất trong nhà và thường làm quà để tặng cho bạn bè nhằm khuyên răn nhau giữ đúng cái Tâm là giữ đúng bản chất của một con người đúng nghĩa.

Chữ tâm trong thư pháp

Thư pháp chữ tâm có thể viết bằng tiếng Hán hoặc chữ quốc ngữ trên nhiều chất liệu khác nhau, cách điệu và tạo hình sáng tạo tùy ý muốn của chủ nhân hoặc ý tưởng của ông đồ. Ngoài ra, đi kèm với thư pháp chữ tâm còn có thể có những thư phổ phụ đề như:

Thư pháp chữ tâm có thể viết bằng tiếng Hán hoặc chữ quốc ngữ trên nhiều chất liệu khác nhau, cách điệu và tạo hình sáng tạo tùy ý muốn của chủ nhân hoặc ý tưởng của ông đồ. Ngoài ra, đi kèm với thư pháp chữ tâm còn có thể có những thư phổ phụ đề như:

Chữ Tâm tiếng Hán

Tâm trong chữ Hán có 2 cách viết và 2 nghĩa

1. Tâm mang ý nghĩa là tim (trái tim), tình cảm của con người, lòng dạ, điểm chính giữa như tâm tạng, tâm thất, tâm phúc, tâm phục, tâm ý, đồng tâm, trọng tâm, trung tâm, viên tâm…

-Tên một ngôi sao là sao Tâm trong nhị thập bát cú tức là sao hỏa.

– Tên một bộ chữ Hán là bộ Tâm.

2. Tâm mang ý nghĩa tâm lý và đạo đức : tâm tính, tâm tưởng, tâm ý, lương tâm

-Tượng trưng cho tình cảm, tình yêu .

-Suy nghĩ và cảm giác, nhận thức sự vật : tâm trí,

-Các hiện tượng tâm lý : tâm trạng, tâm thần, tâm lý.

– Phần linh thiên của con người đối lập với thân xác như  tâm linh, tâm hồn…

Chữ Tâm trong kinh doanh

Chữ Tâm trong lĩnh vực kinh doanh là đạo đức trong kinh doanh. Người chủ kinh doanh có tâm không dùng thủ đoạn thấp kém, tôn trọng pháp luật, bảo vệ người tiêu dùng. Bản chất làm ăn kinh doanh là làm ra nhiều tiền, làm giàu dẫn tới 2 trường hợp làm giàu hợp pháp và bất hợp pháp. Người kinh doanh chân chính đặt cái tâm vào sẽ không vì lợi nhuận bất chấp làm tổn hại sức khỏe người khác. Khi đặt tâm vào kinh doanh, bất cứ ngành nghề nào trong xã hội, đề cao lương tâm, phục vụ khách hàng, sản phẩm chất lượng tốt giúp cho việc sản xuất kinh doanh sẽ phát triển thuận lợi, họ càng nỗ lực làm việc tốt tạo thành vòng tuần hoàn làm cuộc sống tốt đẹp.

-Đạo đức trong kinh doanh rất quan trọng mang lại sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, không có rủi ro cho chính bản thân doanh nghiệp và khách hàng.

-Sự chân thật chính là đạo đức trong kinh doanh, không gian lận, không chiêu trò giữ gìn hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp. Công việc kinh doanh gắn liền với cuộc sống hàng ngày vì vậy người kinh doanh gieo nhân tốt, tự tạo phước lành cho mình xây dựng thương hiệu bằng các giá trị sản phẩm tốt, đem lại chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Chính chất lượng sản phẩm giữ khách hàng trung thành, bền lâu còn sản phẩm kém chất lượng sẽ dẫn doanh nghiệp phá sản.

Chữ tâm trong Nho giáo

Con người đều có tâm, tâm tốt hay tâm xấu mà thôi. Người vô tâm là người có tâm xấu, ích kỷ, chỉ nghĩ cho bản thân, người thất nhân tâm là người có tâm xấu làm hại tới người xung quanh. Tâm có tốt lành mới tạo ra việc làm tốt có ý nghĩa và nói ra lời hay ý đẹp.

Trong thư pháp, chữ Tâm có thể viết bằng chữ Hán hoặc chữ Quốc Ngữ, cách điệu và sáng tạo đem lại sản phẩm trang trí cho không gian cũng như răng dạy bản thân giữ cho tâm trong sáng, lương thiện cho cuộc sống tốt đẹp hơn hướng tới chân thiện mỹ.

Chữ tâm có mặt trong văn học Việt Nam như ca dao, tục ngữ , truyện Nôm như Kim Vân Kiều, Nhị Độ Mai…Trong giao tiếp , người ta chúc nhau ” thân tâm an lạc ” tâm không bị lạc, không bị chi phối thì thân có thể an. Theo tiếng Việt, tâm có nghĩa là lòng người. Chữ tâm ghép với nhiều từ khác nhau như : tâm an, tâm lý, tâm thần, tâm trạng, tâm thức, tâm tình, thiện tâm, vọng tâm, nội tâm, thành tâm, ác tâm, tà tâm….Cuộc sống hiện đại, con người càng vô tâm, vô cảm . Vì vậy, con người phải biết nuôi dưỡng tâm mình để có tinh thần và sức khỏe tốt hơn, tạo lối sống tươi đẹp.

Trong Nho giáo

Chữ Tâm trong Công giáo

Trong giáo lý

Tuỳ theo văn mạch và mối tương quan, “tâm” trong Công Giáo được diễn tả bằng nhiều danh từ khác nhau: Tim (heart), cõi lòng con người (the depths of one’s being), tâm hồn (mind), linh hồn (soul), lương tâm (consciene).

Dùng từ “tim”  (con tim, trái tim, quả tim) khi muốn nói “tâm” là:

– Trung tâm hiện hữu của con người.

– Nơi thầm kín của cá nhân, lý trí hay người ngoài không dò thấu được, chỉ có Chúa Thánh Thần mới có thể thăm dò và thấu suốt được.

– Nơi con người chân thật với mình nhất, để chọn lựa sự sống hay sự chết.

– Nơi gặp gỡ để sống các mối tương giao, vì chúng ta được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa: Nơi sống giao ước.

Dùng từ “lòng con người” khi muốn nói “tâm” là:

– Nơi Thiên Chúa đã ghi sâu các giới luật tự nhiên của Ngài .

– Nơi quyết định chọn Thiên Chúa hay không .

– Nơi có sự giận dữ và ganh tị là hậu quả của nguyên tội .

– Nơi phát xuất những ý định xấu, là nguồn gốc của mọi tội lỗi .

– Nơi Chúa Thánh Thần sẽ đổi mới, ghi khắc lề luật mới .

Dùng từ “tâm hồn” khi muốn nói “tâm” là:

– Trung tâm của nhân cách luân lý .

– Nguồn phát xuất các đam mê, đam mê căn bản nhất là tình yêu do điều thiện hảo lôi cuốn .

– Nơi Thiên Chúa đã ghi sâu các giới luật tự nhiên của Ngài .

– Nơi cần thanh luyện để chiến đấu chống lại nhục dục .

Dùng từ “linh hồn” khi muốn nói “tâm” là:

– Nguyên lý thuần linh nơi con người, nhờ đó con người là hình ảnh Thiên Chúa .

– Cái thâm sâu nhất và giá trị nhất nơi con người .

– Sự sống của con người và cũng là toàn diện con người .

– Mầm sống vĩnh cửu do Thiên Chúa trực tiếp sáng tạo mà con người mang nơi mình .

Dùng từ “lương tâm” khi muốn nói “tâm” là:

– Nơi con người hiện diện một mình với Thiên Chúa và tiếng nói của Người vang dội trong thâm tâm họ .

– Tiếng gọi con người phải yêu mến và ra lệnh phải làm lành lánh dữ .

– Nơi phán đoán các lựa chọn cụ thể bằng cách tán thành lựa chọn tốt, tố giác lựa chọn xấu .

Như vậy, một cách tương đối, có thể hiểu “tâm” là: (1) “tâm hồn” trong tương quan với “thân xác” trên bình diện con người nói chung. (2) “linh hồn” trong tương quan với “thể xác” trên bình diện con người tôn giáo. (3) “lương tâm” trong tương quan với “thiện ác” trên bình diện lý trí. (4) “cõi lòng” trong tương quan với “thân xác” trên bình diện ý chí. (5) “trái tim” trong tương quan với “yêu ghét” trên bình diện tình cảm.

Trong thực hành

Đạo Chúa bắt nguồn từ “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4, 8), vì Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi phó nộp Con Một của Người cho thế gian (x. Ga 3,16): “Ðức Kitô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi, đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta” (Rm 5, 8).

Bởi đó, có lệnh truyền “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13, 34). Ai ghét bỏ tha nhân, kẻ ấy không còn là môn đệ của Chúa Giêsu nữa: “Người ta căn cứ vào dấu này để nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13, 35).

Kitô hữu có bổn phận “huấn luyện lương tâm”  và “thanh luyện tâm hồn”  để thể hiện chữ tâm: “hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực” (Mc 12,30), để đi cho đến tận cùng sự sống là “chết cho người mình yêu” (x Ga 15,13-14) khi ấy, Kitô hữu hoàn tất cuộc đời mình trong chữ tâm. Đó là lý do mà xưa kia người Việt gọi Đạo Chúa là “Đạo Yêu Thương” vậy.

Thơ về chữ TÂM

Hồng phúc ân tình lưu sáng mãi, Tâm thành nghĩa trọng vững bền lâu
Thiện căn ở tại lòng ta, Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài

Ý nghĩa của chữ Tâm như thế nào?

Chúng ta thường hay nghe “làm việc có Tâm”? Vậy “tâm” là gì?

Ý nghĩa của chữ “Tâm”

Tâm: Tấm lòng nghĩa là phải sống lương thiện, tử tế, không làm hại ai, đối xử tốt với nhau; quyết tâm

Nếu lòng mình rộng lượng thì mình thu phục được lòng nhân, nếu mình có đức tín thành thì người tin cậy mình, nếu mình mau mắn siêng năng thì làm được nhiều việc, nếu mình thi ân bố đức thì mình sai khiến được người.

Quay về với lòng mình, nhận định, xem xét nếu cái gì mình thấy không hợp lễ thì đừng nhìn, đừng nghe, đừng nói và đừng làm, cũng như để hành động sao cho hợp với đạo lý, lễ chế xã hội.

Cái gì bản thân mình không muốn hoặc người không muốn thì không làm cho người. Cái gì người muốn thì tích tụ lại cho người.

Mình muốn đứng vững thì làm cho người khác đứng vững; mình muốn thành đạt thì giúp đỡ cho người khác thành đạt.
Quyết tâm.
Tâm huyết.
Tâm là tâm thể, chân tâm.
Tâm là yên tâm, an tâm. Muốn an “Tâm” thì phải sống chính trực ngay thẳng, trong sáng.
“Tâm” được hiểu là nơi cư trú của hoạt động tinh thần của con người. Nó còn mang ý nghĩa là lương tâm đạo đức, tấm lòng, lòng bao dung, nhân ái độ lượng, vị tha, thương người như thể thương thân.
“Tâm” còn biểu hiện là sự cảm thông, biết chia sẻ với người khác lúc hoạn nạn, khó khăn. “Tâm” là tâm tính, tâm can, tâm tư, tâm khảm, là toàn tâm toàn ý cho công việc cho sự nghiệp, lý tưởng của mình. Trong đời sống tinh thần cái “Tâm” bác học cũng ảnh hưởng nhiều tới con người Việt Nam.
“Tâm” là tâm lực, là sự tập trung cao độ của sức lực con người. Ở mỗi người, ai cũng tồn tại cái “Tâm” trong mình. Vì thế, trong cư xử giữa con người với con người, điều quan trọng là tấm lòng, là thành “Tâm”, thực bụng sống hết lòng vì nhau.
Tâm là tính thiện, là việc làm tốt, là suy nghĩ mình vì mọi người. Người có Tâm là người không làm điều gì ác, không làm việc gì phương hại tới ai, luôn đặt lợi ích của mọi người, của xã hội lên trên lợi ích của mình…
Tâm chính là tâm hồn của con người, có tâm tức là có lòng nhân ái, thương người, biết cảm thông và chia sẻ với những người khác khi khó khăn, hoạn nạn. TÂM ở đậy cũng là lương tâm, là lẽ phải khi sống ở đời. Con người sống trên đời phải biết giữ lấy chữ TÂM ấy để sống tốt, sống có ích.

Bài viết quá chất lượng và ý nghĩa. Cám ơn bác.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button