WWW là gì?
WWW, viết tắt của World Wide Web, hay còn được gọi là web, là một tập hợp các website hoặc trang web được lưu trữ trong những web server và được kết nối với các máy tính cục bộ thông qua Internet. Các trang web này chứa những trang văn bản, hình ảnh kỹ thuật số, âm thanh, video, v.v… Người dùng có thể truy cập nội dung của các trang này từ bất kỳ nơi nào trên thế giới qua Internet bằng các thiết bị như máy tính, laptop, điện thoại di động, v.v… WWW, cùng với Internet, cho phép truy xuất và hiển thị văn bản và nội dung media đến thiết bị của mình.
Các building block của web là những trang web được định dạng bằng HTML và được kết nối bằng các liên kết được gọi là “siêu văn bản” hoặc siêu liên kết và được truy cập bằng HTTP. Các liên kết này là kết nối điện tử liên kết những phần thông tin liên quan để người dùng có thể truy cập thông tin mong muốn một cách nhanh chóng. Siêu văn bản mang lại lợi thế để chọn một từ hoặc cụm từ từ phần văn bản và truy cập các trang khác cung cấp thông tin bổ sung liên quan đến từ hoặc cụm từ đó.
This post: WWW là gì? Lịch sử và cách hoạt động của WWW
Một trang web được cung cấp một địa chỉ trực tuyến được gọi là URL (Uniform Resource Locator). Một tập hợp các trang web thuộc về một URL cụ thể được gọi là trang web, ví dụ: www.facebook.com, www.google.com, v.v… Vì vậy, World Wide Web giống như một cuốn sách điện tử khổng lồ có các trang được lưu trữ trên nhiều máy chủ trên toàn thế giới.
Các trang web nhỏ lưu trữ tất cả các webpage trên một máy chủ duy nhất, còn những trang web hoặc tổ chức lớn đặt webpage trên các máy chủ khác nhau ở nhiều quốc gia khác nhau để khi người dùng của một quốc gia tìm kiếm trang web, họ có thể nhận được thông tin nhanh chóng từ máy chủ gần nhất.
Vì vậy, web cung cấp một nền tảng giao tiếp để người dùng truy xuất và trao đổi thông tin qua Internet. Không giống như một cuốn sách, nơi chúng ta di chuyển từ trang này sang trang khác theo một trình tự, trên World Wide Web, chúng ta đi theo một mạng liên kết siêu văn bản để truy cập một trang web và từ trang web đó, chuyển sang các trang web khác. Bạn cần một trình duyệt được cài đặt trên máy tính của mình để truy cập Web.
Lịch sử của World Wide Web
World Wide Web được phát minh bởi nhà khoa học người Anh, Tim Berners-Lee vào năm 1989. Khi đó ông đang làm việc tại CERN. Ban đầu, WW được ông phát triển để đáp ứng nhu cầu chia sẻ thông tin tự động giữa các nhà khoa học trên toàn thế giới, để họ có thể dễ dàng chia sẻ dữ liệu và kết quả của các thí nghiệm và nghiên cứu với nhau.
CERN, nơi Tim Berners đã làm việc, là một cộng đồng với hơn 1700 nhà khoa học từ hơn 100 quốc gia. Các nhà khoa học này dành một ít thời gian trên trang CERN, và thời gian còn lại họ làm việc tại các trường đại học và phòng thí nghiệm quốc gia tại quê hương mình, vì vậy cần có những công cụ liên lạc đáng tin cậy để họ có thể trao đổi thông tin.
Internet và siêu văn bản đã xuất hiện tại thời điểm này, nhưng không ai nghĩ ra cách sử dụng Internet để liên kết hoặc chia sẻ tài liệu này với tài liệu khác. Tim tập trung vào ba công nghệ chính có thể làm cho các máy tính hiểu nhau, HTML, URL và HTTP. Vì vậy, mục tiêu đằng sau phát minh của WWW là kết hợp các công nghệ máy tính, mạng dữ liệu và siêu văn bản gần đây thành một hệ thống thông tin toàn cầu thân thiện với người dùng và hiệu quả.
Phát minh bắt đầu
Vào tháng 3 năm 1989, Tim Berners-Lee đã có sáng kiến hướng tới việc phát minh ra WWW và viết đề xuất đầu tiên cho World Wide Web. Sau đó, ông viết một đề xuất khác vào tháng 5 năm 1990. Sau một vài tháng, vào tháng 11 năm 1990, cùng với Robert Cailliau, nó đã được chính thức hóa như một đề xuất quản lý. Đề xuất này đã phác thảo các khái niệm chính và thuật ngữ được xác định liên quan đến Web. Trong tài liệu này, có một mô tả về “dự án siêu văn bản” được gọi là World Wide Web, trong đó trình duyệt có thể xem một web các tài liệu siêu văn bản. Đề xuất của ông bao gồm ba công nghệ chính (HTML, URL và HTTP).
Năm 1990, Tim Berners-Lee đã có thể chạy máy chủ và trình duyệt web đầu tiên tại CERN để chứng minh ý tưởng của mình. Ông đã sử dụng máy tính NeXT để phát triển code cho web server của mình và đặt một ghi chú trên máy tính “The machine is a server. Do Not Power It DOWN!!” (Đây là server. Đừng tắt nó!) để nó không bị vô tình bị tắt bởi ai đó.
Năm 1991, Tim tạo ra trang web và web server đầu tiên trên thế giới. Địa chỉ của nó là info.cern.ch và nó đang chạy tại CERN trên máy tính NeXT. Địa chỉ trang web đầu tiên là http://info.cern.ch/hypertext/WWW/TheProject.html. Trang này có các liên kết đến thông tin liên quan đến dự án WWW, cũng như về web server, mô tả siêu văn bản và thông tin để tạo web server.
Phát triển web
Một số người dùng có thể truy cập nền tảng máy tính NeXT. Sau đó, sự phát triển của trình duyệt “chế độ dòng” có thể chạy trên bất kỳ hệ thống nào bắt đầu. Năm 1991, Berners-Lee giới thiệu phần mềm WWW của mình với trình duyệt “chế độ dòng”, phần mềm web server và thư viện dành cho các nhà phát triển.
Vào tháng 3 năm 1991, nó đã được cung cấp cho các đồng nghiệp đang sử dụng máy tính CERN. Sau một vài tháng, vào tháng 8 năm 1991, ông đã giới thiệu phần mềm WWW với các nhóm tin trên Internet, và nó đã thu hút sự quan tâm từ khắp nơi trên thế giới.
Giao diện đồ họa cho Internet, lần đầu tiên được giới thiệu với công chúng vào ngày 6 tháng 8 năm 1991 bởi Tim Berners-Lee. Vào ngày 23 tháng 8 năm 1991, nó đã có sẵn cho tất cả mọi người.
Vươn ra toàn cầu
Web server đầu tiên trực tuyến vào tháng 12 năm 1991 tại Hoa Kỳ. Tại thời điểm này, chỉ có hai loại trình duyệt: Phiên bản phát triển ban đầu chỉ có sẵn trên máy NeXT và trình duyệt “chế độ dòng” dễ cài đặt và chạy trên mọi nền tảng nhưng ít thân thiện với người dùng hơn, có sức mạnh hạn chế.
Để cải thiện hơn nữa, Berners-Lee đã yêu cầu các nhà phát triển khác thông qua Internet đóng góp vào sự phát triển của nó. Nhiều nhà phát triển đã viết trình duyệt cho X-Window System. Web server đầu tiên, bên ngoài châu Âu, được giới thiệu tại Đại học Standard ở Hoa Kỳ vào năm 1991. Cũng trong năm đó, có 10 web server được biết đến trên toàn thế giới.
Sau đó vào đầu năm 1993, Trung tâm Quốc gia về Ứng dụng Siêu máy tính (NCSA) đã giới thiệu phiên bản đầu tiên của trình duyệt Mosaic. Nó chạy trong môi trường X Window System. Sau đó, NCSA đã phát hành các phiên bản cho môi trường PC và Macintosh. Với sự ra đời của các trình duyệt thân thiện với người dùng trên những máy tính này, WWW bắt đầu lan rộng ra khắp thế giới.
Cuối cùng, Ủy ban Châu Âu đã phê duyệt dự án web đầu tiên trong cùng năm với CERN là một trong những đối tác chính. Vào tháng 4 năm 1993, CERN đã cung cấp mã nguồn của WWW trên cơ sở miễn phí bản quyền và do đó đã biến nó thành phần mềm miễn phí. Miễn tiền bản quyền có nghĩa là một người có quyền sử dụng tài liệu bản quyền hoặc tài sản trí tuệ mà không phải trả bất kỳ khoản phí bản quyền hay mua giấy phép nào.
Do đó, CERN đã cho phép mọi người sử dụng code và giao thức web miễn phí. Các công nghệ được phát triển để biến WWW trở thành mã nguồn mở cho phép mọi người sử dụng chúng miễn phí. Cuối cùng, mọi người bắt đầu tạo trang web cho các doanh nghiệp trực tuyến, để cung cấp thông tin và những mục đích tương tự khác.
Vào cuối năm 1993, có hơn 500 web server và WWW chiếm 1% tổng lưu lượng truy cập Internet. Vào tháng 5 năm 1994, hội nghị World Wide Web quốc tế đầu tiên được tổ chức tại CERN, với sự tham dự của khoảng 400 người dùng và nhà phát triển, thường được biết đến với cái tên “Woodstock of the Web”. Cùng năm đó, các công ty viễn thông bắt đầu cung cấp truy cập Internet và mọi người có thể truy cập WWW tại nhà của họ.
Cũng trong năm đó, một hội nghị nữa được tổ chức tại Hoa Kỳ với sự tham dự của hơn 1000 người. Nó được tổ chức bởi NCSA và IW3C2 (International WWW Conference Committee). Vào cuối năm 1994, World Wide Web có khoảng 10000 server và 10 triệu người dùng. Công nghệ liên tục được cải tiến để đáp ứng nhu cầu sử dụng và bảo mật ngày càng tăng, các công cụ thương mại điện tử đã sớm được bổ sung.
Tiêu chuẩn mở
Mục tiêu chính là giữ cho web trở thành một tiêu chuẩn mở cho tất cả mọi người thay vì trở thành một hệ thống độc quyền. Theo đó, CERN đã gửi đề xuất tới Ủy ban Liên minh châu Âu theo chương trình ESPRIT “WebCore”. Mục tiêu của dự án này là thành lập một tập đoàn quốc tế hợp tác với Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Hoa Kỳ. Năm 1994, Berners-Lee rời CERN, gia nhập MIT và thành lập Hiệp hội Mạng toàn cầu quốc tế (W3C).
Ủy ban Châu Âu đã tiếp cận với Viện Nghiên cứu Khoa học Máy tính và Điều khiển Quốc gia Pháp (INRIA), để thay thế vai trò của CERN. Cuối cùng, vào tháng 4 năm 1995, INRIA trở thành đơn vị đăng cai W3C đầu tiên ở Châu Âu và vào năm 1996, Đại học Keio của Nhật Bản trở thành một đơn vị đăng cai khác ở Châu Á.
Năm 2003, ERCIM (Hiệp hội Nghiên cứu về Tin học và Toán học Châu Âu ) đã thay thế INRIA giữ vai trò host cho W3C tại Châu Âu. Đại học Beihang được W3C công bố là host thứ tư vào năm 2013. Vào tháng 9 năm 2018, có hơn 400 tổ chức thành viên trên khắp thế giới.
Kể từ khi ra đời, Web đã thay đổi rất nhiều và vẫn đang thay đổi cho đến ngày nay. Các công cụ tìm kiếm đã trở nên tiên tiến hơn trong việc đọc, hiểu và xử lý thông tin. Chúng có thể dễ dàng tìm thấy thông tin mà người dùng yêu cầu, thậm chí cung cấp thông tin liên quan khác mà người dùng có thể quan tâm.
Cách thức hoạt động của World Wide Web
Bây giờ, ta đã hiểu rằng WWW là một tập hợp các website được kết nối với Internet để mọi người có thể tìm kiếm và chia sẻ thông tin. Bây giờ, hãy tìm hiểu xem nó hoạt động như thế nào!
Web hoạt động theo định dạng client-server cơ bản của Internet được thể hiện trong hình ảnh sau đây. Server lưu trữ và chuyển các trang web hoặc thông tin đến máy tính của người dùng trên mạng khi người dùng yêu cầu. Web server là một chương trình phần mềm phục vụ các trang web được yêu cầu bởi người dùng web bằng trình duyệt. Máy tính của người dùng yêu cầu tài liệu từ server được gọi là client. Trình duyệt, được cài đặt trên máy tính của người dùng, cho phép người dùng xem các tài liệu đã truy xuất.
Tất cả các trang web được lưu trữ trong web server. Một website chiếm một không gian trong server và vẫn được lưu trữ trong đó. Server host trang web bất cứ khi nào người dùng yêu cầu webpage trong đó và chủ sở hữu trang web phải trả tiền cho việc đó.
Thời điểm bạn mở trình duyệt và nhập URL vào thanh địa chỉ hoặc tìm kiếm thứ gì đó trên Google, WWW sẽ bắt đầu hoạt động. Có ba công nghệ chính liên quan đến việc truyền thông tin (trang web) từ server đến client (máy tính của người dùng). Các công nghệ này bao gồm Hypertext Markup Language (HTML), Hypertext Transfer Protocol (HTTP) và các trình duyệt web.
Hypertext Markup Language (HTML)
HTML là một ngôn ngữ markup (đánh dấu) tiêu chuẩn được sử dụng để tạo các trang web. Nó mô tả cấu trúc của các trang web thông qua các phần tử hoặc thẻ HTML. Các thẻ này được sử dụng để sắp xếp những phần nội dung như ‘heading’, ‘paragraph’, ‘table’, ‘Image’, v.v… Bạn không thấy các thẻ HTML khi bạn mở một trang web vì trình duyệt không hiển thị chúng và chỉ sử dụng chúng để hiển thị nội dung của một trang web. Nói một cách dễ hiểu, HTML được sử dụng để hiển thị văn bản, hình ảnh và những tài nguyên khác thông qua trình duyệt web.
Trình duyệt web
Trình duyệt web, hay thường được gọi là trình duyệt, là một chương trình hiển thị văn bản, dữ liệu, hình ảnh, video, hoạt ảnh, v.v… Nó cung cấp một giao diện phần mềm cho phép bạn nhấp vào các tài nguyên siêu liên kết trên World Wide Web. Khi bạn nhấp đúp vào biểu tượng trình duyệt được cài đặt trên máy tính của mình để khởi chạy nó, bạn sẽ được kết nối với World Wide Web và có thể tìm kiếm trên Google hoặc nhập URL vào thanh địa chỉ.
Ban đầu, các trình duyệt chỉ được sử dụng để duyệt do tiềm năng hạn chế của chúng. Ngày nay, trình duyệt tiên tiến hơn; cùng với việc duyệt web, bạn có thể sử dụng chúng để gửi email, chuyển các file đa phương tiện, sử dụng các trang web mạng xã hội và tham gia vào các nhóm thảo luận trực tuyến, v.v… Một số trình duyệt thường được sử dụng bao gồm Google Chrome, Mozilla Firefox, Internet Explorer, Safari, v.v…
HyperText Transfer Protocol (HTTP)
HyperText Transfer Protocol (HTTP) là một giao thức lớp ứng dụng cho phép WWW hoạt động trơn tru và hiệu quả. Nó dựa trên mô hình client-server. Client là một trình duyệt web giao tiếp với web server host website. Giao thức này xác định cách các thông báo được định dạng và truyền đi cũng như những hành động mà web server và trình duyệt phải thực hiện để đáp ứng các lệnh khác nhau. Khi bạn nhập một URL vào trình duyệt, một lệnh HTTP sẽ được gửi đến web server và nó sẽ truyền trang web được yêu cầu.
Khi người dùng mở một trang web bằng trình duyệt, một kết nối với web server sẽ được mở, trình duyệt giao tiếp với máy chủ thông qua HTTP và gửi một yêu cầu. HTTP được chuyển qua TCP/IP để giao tiếp với máy chủ. Máy chủ xử lý yêu cầu của trình duyệt và gửi phản hồi, sau đó kết nối bị đóng. Do đó, trình duyệt lấy nội dung từ máy chủ cho người dùng.
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Tổng Hợp