Giáo dục

Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật Xi-mông

Đề bài: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật Xi-mông

viet doan van ngan neu cam nhan cua em ve nhan vat xi mong

This post: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật Xi-mông

Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật Xi-mông

I. Dàn ý Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật Xi-mông (Chuẩn)

1. Mở đoạn

Giới thiệu tác giả Guy đơ Mô-pa-xăng, trích đoạn truyện ngắn Bố của Xi-mông và nhân vật Xi-mông.

2. Thân đoạn

a. Hoàn cảnh:

– Mẹ Xi-mông bị một người đàn ông lừa dối, sinh ra Xi-mông.
– Xi-mông bị bạn bè bắt nạt, chế giễu vì là đứa trẻ không có bố.
– Mang theo tâm trạng buồn bực Xi-mông lang thang ra bờ sông, muốn tự tử.

b. Diễn biến tâm trạng nhân vật Xi-mông:

– Khi ở ngoài bờ sông: Xi-mông đã khóc một trận và ngủ trên bờ sông, khi tỉnh dậy cảnh vật thiên nhiên khiến em nghĩ đến nhà và mẹ, em lại khóc.
– Lúc gặp bác Phi-líp: Xi-mông đau đớn, nói không nên lời, thể hiện niềm khao khát mãnh liệt được có bố.
– Khi đến trường vào ngày hôm sau: vui mừng và hãnh diện, tự hào vì đã có bố.

c. Đánh giá:

– Xi-mông là cậu bé hồn nhiên nhưng có hoàn cảnh đáng thương.
– Thông qua nhân vật Xi-mông, nhà văn đã thể hiện tình thương, sự đồng cảm với những người bất hạnh, đặc biệt là trẻ em.

3. Kết đoạn

Khẳng định lại vẻ đẹp phẩm chất nhân vật, giá trị của tác phẩm.

II. Những bài mẫu Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật Xi-mông hay nhất

1. Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật Xi-mông, mẫu 1 (Chuẩn)

“Bố của Xi-mông” là truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Pháp Guy đơ Mô-pa-xăng. Xi-mông là nhân vật chính của câu chuyện, đó là một cậu bé đáng yêu, hồn nhiên “độ bảy, tám tuổi. Nó hơi xanh xao, rất sạch sẽ vẻ nhút nhát, gần như vụng dại” nhưng có hoàn cảnh đáng thương. Xi-mông không có cha, em sống cùng mẹ, hoàn cảnh đặc biệt ấy khiến em thường xuyên bị bạn bè trêu chọc. Lần đầu tiên đến trường, Xi-mông bị bạn bè trêu chọc, xa lánh vì em không có bố. Quá đau đớn, thất vọng, Xi-mông đã ra bờ sông khóc và định tự tử. May mắn thay, sau khi khóc xong, cảnh vật xung quanh đã níu em lại trong phút chốc, thế nhưng chú nhái con màu xanh mà em nhìn thấy lại khiến em nhớ nhà, nhớ mẹ “em lại khóc. Người em rung lên… những cơn nức nở lại kéo đến, dồn dập, xốn xang choán lấy em”. Trong trích đoạn này, có rất nhiều lần tác giả kể chuyện Xi-mông khóc, những giọt nước mắt của em thể hiện nỗi đau “người em rung lên”, “những cơn nức nở lại kéo đến”. Bất cứ khi nào em thấy đau đớn, tủi thân em lại khóc, ngay cả khi em nói chuyện với bác Phi-líp. Em trả lời với đôi mắt đẫm lệ và giọng nghẹn ngào, nói chuyện một cách khó khăn giữa những tiếng nấc buồn tủi khiến câu nói của em ngập ngừng, ngắt quãng. Điều đó được thể hiện rất rõ trong cách viết của nhà văn bằng những dấu chấm lửng, lặp đi lặp lại “Chúng nó đánh cháu… vì… cháu… cháu… không có bố… không có bố”. Xi-mông khát khao có bố, em muốn được hưởng cái hạnh phúc có bố có mẹ đủ đầy như bao đứa trẻ khác. Sau khi bác Phi-líp đồng ý làm bố của em thì em đã vỡ òa trong hạnh phúc. Khi tới trường vào ngày hôm sau, em vui sướng “hết cả buồn”, mạnh dạn và quyết đoán, “quát: vào đám bạn hay trêu chọc mình rằng “Bố tao ấy à, bố tao tên là Phi-líp”. Chỉ cần một lần nói ra tên bố, và khẳng định rằng mình đã có bố giúp cho cậu bé Xi-mông nhút nhát, vụng dại ngày nào trở lên vui vẻ, hạnh phúc.

2. Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật Xi-mông, mẫu 2 (Chuẩn)

Xi- mông trong truyện ngắn “Bố của Xi-mông” là cậu bé có hoàn cảnh đáng thương. Em không có bố, tuổi thơ của em là một chuỗi những bất hạnh, em phải gánh chịu những ánh nhìn dè bỉu, những lời chê bai ác ý. Trong ngày đầu tiên đến trường, em bị bạn bè chế giễu, nhục mạ và đánh đập. Những lời trêu chọc của đám bạn Xi-mông, em đã rất đau khổ, thậm chí em đã nghĩ đến chuyện nhảy xuống sông chết đi cho xong. Tâm hồn Xi-mông mỏng manh như chính vẻ ngoài của em, có lẽ chính vì thế mà đối với chuyện không có bố Xi-mông đã khóc rất nhiều, khóc bất cứ khi nào có ai động chạm tới điều đó. Khi Xi-mông gặp bác Phi-líp – người đến để an ủi và động viên em em vẫn không thể ngừng khóc, em đau đớn đến nghẹn ngào, vừa khóc vừa nói trong tiếng nấc khiến cho câu nói dài ra, ngắt quãng. Ngay khi gặp bác Phi-líp Xi-mông mạnh dạn hỏi “Bác có muốn làm bố cháu không?”, và chỉ cần câu nói “Có chứ, bác muốn chứ” của bác Phi-líp là con tim cũng như tâm hồn Xi-mông như được tái sinh, em hào hứng và vui mừng đầy hứng khởi. Ngày hôm sau đến trường, ta đã thấy một cậu bé Xi-mông khác hẳn mọi ngày, em tự tin, mạnh dạn sẵn sàng đối diện với bạn bè, bởi vì trong lòng em vững tin một điều rằng em đã có bố. Cách miêu tả nhân vật Xi-mông của tác giả cùng với việc đặt nhân vật này trong sự tương quan, giao tiếp với các nhân vật khác đã giúp người đọc nhìn nhận sâu hơn vấn đề của Xi-mông, đó chính là vấn đề của tình bạn, tình người, sự thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ với nhau.

3. Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật Xi-mông, mẫu 3 (Chuẩn)

Hoàn cảnh đáng thương và câu chuyện của cậu bé Xi-mông trong trích đoạn “Bố của Xi-mông” đã gây xúc động mạnh mẽ với người đọc. Dù mới là một cậu bé chừng 7 – 8 tuổi nhưng Xi-mông lại phải chịu rất nhiều tổn thương. Mẹ Xi-mông bị một người đàn ông lừa dối, sinh ra Xi-mông. Không chỉ thiếu thốn tình yêu thương của một người cha, Xi-mông còn phải nghe những lời đàm tiếu, chế giễu của mọi người. Trong lần đầu tiên đến trường, Xi-mông còn bị bạn bè bắt nạt, xa lánh vì là đứa trẻ không có bố. Mang theo tâm trạng buồn bực Xi-mông lang thang ra bờ sông, muốn tự tử để không còn phải nghe những lời nói độc ác, tàn nhẫn ấy nữa. Thật đau lòng khi một đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên như Xi-mông lại bị vùi dập bằng những lời nói cay nghiệt khiến em đau đớn đến mức nghĩ đến cái chết. Khi Xi-mông gặp bác Phi-líp, nỗi tủi thân khiến em nói một cách không nên lời, ngắt quãng, giống như em vừa khóc vừa nói, từng câu nói thật khó khăn. Qua cuộc nói chuyện với bác Phi-lip ta thấy được một cậu bé Xi-mông khao khát mãnh liệt có một người bố, Xi-mông muốn có bố, muốn được ôm trọn trong vòng tay bố, được bố chở che, chiều chuộng và yêu thương vỗ về, muốn tìm được cái cảnh hạnh phúc của một mái ấm thực sự đủ đầy bố mẹ. Xi-mông có đến bốn lần nói đến việc mình “không có bố”, điều đó cho thấy em đang nóng lòng, khao khát và mong mỏi. Chính vì vậy, khi bác Phi-líp đồng ý làm bố của Xi-mông, em đã quên hết những nỗi buồn tủi trước đó, vui vẻ theo bác về nhà. Khi đến trường, Xi-mông tự hào “đưa con mắt thách thức” với những người bạn, cho dù chúng có la hét, chế giễu thì Xi-mông cũng không cảm thấy buồn, em không bỏ chạy nữa vì em biết rằng mình đã có một người bố.n của nhân vật Xi-mông, tác giả muốn gửi gắm tình thương yêu bạn bè, mọi người.

—————–Tổng kết——————

Ý nghĩa sâu sắc mà truyện Bố của Xi-mông muốn truyền tải đó chính là giáo dục về lòng thương yêu bạn bè và thương yêu con người. Các em có thể đọc tham khảo ở các bài viết sau để tìm hiểu rõ hơn về các ý nghĩa này: Phân tích truyện Bố của Xi-mông, Hãy tưởng tượng mình là Xi-mông, kể lại câu chuyện về người cha Phi-líp, Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Phi-líp, Phân tích truyện Bố của Xi-mông.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button