Vật lý 9 bài 49: Mắt cận là gì? Mắt lão là gì? Cách khắc phục tật mắt cận và tật mắt lão. Tật cận thị thường xảy ra đối với người trẻ, còn tật mắt lão thường xảy ra với những người lớn tuổi. Ở các phòng khám mắt, để thử kính cận người ta cho người cận thị ngồi cách bảng thử thị lực một khoảng cách 5m rồi cho đeo kính cận (đầu tiên là kính nhẹ nhất) và yêu cầu đọc chữ; còn để thử kính cho một cụ già, người ta cho cụ đeo kính lão và đề nghị cụ cầm một tờ báo trên tay để đọc.
Vậy mắt cần là gì? mắt lão là gì? cách khắc phục tật cận thị và cách khắc phục tật mắt lão ra sao? chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
This post: Vật lý 9 bài 49: Mắt cận là gì? Mắt lão là gì? Cách khắc phục tật mắt cận và tật mắt lão
I. Mắt cận
1. Những biểu hiện của tật cận thị
– Điểm cực viễn Cv của mắt cận ở gần hơn so mới mắt bình thường
– Người bị cận thị có thể nhìn bình thường với các mục tiêu ở cự ly gần, nhưng không nhìn rõ đối với các mục tiêu ở cự ly xa nếu mắt không điều tiết.
* Ví dụ:
– Khi đọc sách phải đặt gần mắt hơn bình thường
– Ngồi dưới lớp không thấy rõ chữ viết ở trên bảng
– Ngồi trong lớp không nhìn rõ các vật ngoài sân trường
* Nguyên nhân cận thị:
– Xem sách không đủ ánh sáng
– Xem tivi nhiều, đọc sách quá gần
– Ngồi học không đúng tư thế,…
2. Cách khắc phục tật cận thị
– Khắc phục tật cận thị bằng cách đeo kính cận:
Kính cận là kính phân kỳ. Người cận thị phải đeo kính để có thể nhìn rõ các vật ở xa mắt. Kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn Cv của mắt.
– Ngoài ra có thể khắc phục tật cận thị bằng cách phẫu thuật giác mạc (làm thay đổi độ cong của giác mạc).
II. Mắt lão
1. Những đặc điểm của mắt lão
– Mắt lão là mắt của người già
– Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa nhưng không nhìn rõ những vật ở gần như lúc còn trẻ.
2. Cách khắc phục tật mắt lão
– Mắt lão phải đeo kính hội tụ để nhìn rõ các vật ở gần
– Kính lão là một thấu kính hội tụ.
III. Câu hỏi vận dụng về mắt cận, mắt lão
* Câu C7 trang 132 SGK Vật Lý 9: Hãy tìm cách kiểm tra xem kính của bạn em và kính của một người già là thấu kính hội tụ hay phân kì.
* Lời giải:
– Đặt kính vào sát trang sách và kéo kính ra từ từ, nếu nhìn thấy ảnh dòng chữ qua thấu kính nhỏ hơn dòng chữ thật trên trang sách thì đó là thấu kính phân kì, còn nếu ảnh dòng chữ qua thấu kính mà lớn hơn kích thước thật của dòng chứ thì đó là thấu kính hội tụ.
* Câu C8 trang 132 SGK Vật Lý 9: Hãy tìm cách so sánh khoảng cực cận của mắt em với khoảng cực cận của mắt một bạn bị cận thị và khoảng cực cận của mắt một người già, rồi rút ra kết luận cần thiết.
* Lời giải:
+ Cách so sánh:
– Ta lấy cái bút nhỏ ra để so sánh. Khi không đeo kính, bạn bị cận phải để gần mắt hơn em (vì điểm cực viễn Cv gần mắt); người già phải để xa mắt hơn em (vì điểm cực cận Cc xa mắt). Muốn nhìn như mắt bình thường bạn bị cận phải đeo kính cận thị (là thấu kính phân kỳ) để đưa ảnh ảo của vật vào trong khoảng từ Cc đến Cv, còn người già phải đeo thấu kính hội tụ cũng để đưa ảnh ảo vào khoảng từ Cc đến Cv.
– Như vậy: Khoảng cực cận của mắt một bạn bị cận thì nhỏ nhất, rồi đến khoảng cực cận của mắt em và lớn nhất là khoảng cực cận của mắt một người già. Tức là:
(OCc)mắt cận < (OCc)mắt thường < (OCc)mắt lão
+ Kết luận:
– Mắt cận nhìn rõ những vật ở gần, nhưng không nhìn rõ những vật ở xa, mắt cận phải đeo kính phân kì để nhìn rõ các vật ở xa.
– Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa nhưng không nhìn rõ các vật ở gần, mắt lão phải đeo kính hội tụ để nhìn rõ các vật ở gần.
Hy vọng với bài viết về Mắt cận là gì? Mắt lão là gì? Cách khắc phục tật mắt cận và tật mắt lão ở trên hữu ích cho các em. Mọi thắc mắc và góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết để Mầm Non Ánh Dương ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục