Giáo dục

Vật lý 9 bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì? Góc tới, góc khúc xạ, Tia tới tia khúc xạ là gì?

Vật lý 9 bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì? Góc tới, góc khúc xạ, Tia tới tia khúc xạ là gì?. Thực tế, nếu các em để ý khi pha một cốc nước đường và dùng thìa (hay muỗng) để khuấy, các em sẽ thấy ở mặt phân cách giữa nước và không khí, phần thìa ở trên mặt nước và dưới nước bị lệch nhau, tại sao lại như vậy?

Để giải đáp thắc mắc này, chúng ta cùng tìm hiểu về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc tới và góc khúc xạ và tia tới tia khúc xạ là gì? qua bài viết dưới đây.

This post: Vật lý 9 bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì? Góc tới, góc khúc xạ, Tia tới tia khúc xạ là gì?

I. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng

1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì?

– Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

2. Khái niệm góc tới, góc khúc xạ, tia tới tia khúc xạ

góc tới và góc khúc xạ

• I – điểm tới, SI – tia tới

• IK – tia khúc xạ

• Đường NN’ vuông góc với mặt phân cách là pháp tuyến tại điểm tới

•  là góc tới, ký hiệu là i

•  là góc khúc xạ, ký hiệu là r

• Mặt phẳng chứa tia tới SI và pháp tuyến NN’ là  mặt phẳng tới.

II. Sự khúc xạ của tia sáng khi truyền từ nước sang không khí và ngược lại

+ Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước:

– Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới

– Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới

+ Khi tia sáng truyền được từ nước sang không khí

– Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới

– Góc khúc xạ lớn hơn góc tới

III. Bài tập vận dụng

* Câu C7 trang 110 SGK Vật Lý 9: Phân biệt các hiện tượng khúc xạ và phản xạ ánh sáng

* Lời giải:

+ Hiện tượng phản xạ ánh sáng:

– Tia tới gặp mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt bị hắt trở lại môi trường trong suốt cũ

– Góc phản xạ bằng góc tới

+ Hiện tượng khúc xạ ánh sáng:

– Tia tới gặp mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt bị gãy khúc tại mặt phân cách và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai.

– Góc khúc xạ không bằng góc tới.

* Câu C8 trang 110 SGK Vật Lý 9: Giải thích hiện tượng nêu ra ở phần mở bài: Đặt mặt nhìn dọc theo một chiếc đũa thẳng từ đầu trên, ta không nhìn thấy đầu dưới của đũa. Giữ nguyên vị trí đặt mắt, đổ nước vào bát, liệu có nhìn thấy đầu dưới của đũa hay không?

* Lời giải:

+ Khi chưa đổ nước vào bát, ta không nhìn thấy đầu dưới (A) của chiếc đũa.

+ Trong không khí, ánh sáng chỉ có thể đi theo đường thẳng từ A đến mắt. Nhưng những điểm trên chiếc đũa thẳng đã chắn mất đường truyền đó nên tia sáng này không đến được mắt.

+ Giữ nguyên vị trí đặt mắt và đũa. Đổ nước vào bát tới một vị trí nào đó, ta lại nhìn thấy A.

 

Như vây, với bài viết Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì? Góc tới góc khúc xạ, Tia tới tia khúc xạ là gì? các em cần ghi nhớ 3 ý chính:

1- Hiện tượng ánh sáng tuyển từ môi trường trong suốt này sáng môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

2- Khi tia sáng truyền tùa không khí sáng nước, góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới

3- Khi tai sáng truyền được từ nước sáng không khí, góc khúc xạ lớn hơn góc tới.

Hy vọng với bài viết về Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì? Góc tới, góc khúc xạ, Tia tới tia khúc xạ là gì? ở trên hữu ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để Mầm Non Ánh Dương ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button