Giáo dục

Vật lý 9 bài 21: Nam châm vĩnh cửu là gì? Từ tính của nam châm và sự tương tác giữa hai nam châm

Vật lý 9 bài 21: Nam châm vĩnh cửu là gì? Từ tính của nam châm và sự tương tác giữa hai nam châm. Một vật dụng mà có thể nhiều em đã biết, vật này được chúng ta sử dụng nhiều khi đi biển, vào rừng, sa mạc, hay sử dụng định hướng bay của máy bay, tàu thủy, tàu ngầm, tên lửa, tàu vũ trụ,… đó chính là la bàn. La bàn chính là một trong những ứng dụng của nam châm vĩnh cửu.

Vậy nam châm vĩnh cửu là gì? như thế nào gọi là nam châm vĩnh cửu? từ chính của nam châm và sự tương tác của hai nam châm như thế nào? chúng ta sẽ tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.

This post: Vật lý 9 bài 21: Nam châm vĩnh cửu là gì? Từ tính của nam châm và sự tương tác giữa hai nam châm

I. Từ tính của nam châm

1. Thí nghiệm về từ tính của nam châm

– Để phát hiện xem một thanh kim loại có phải là nam châm hay không? Ta đưa thanh kim loại lại gần đống vụn sắt. Nếu thanh kim loại hút vụn sắt thì đó là nam châm.

– Đặt kim nam châm trên giá thẳng đứng. Khi đã đứng cân bằng, kim nam châm nằm dọc theo hướng Nam – Bắc.

– Xoay cho kim nam châm lệch khỏi hướng vừa xác định, buông tay thì kim nam châm vẫn chỉ hướng như lúc đầu. Kim nam châm luôn chỉ theo một hướng nhất định.

hayhochoi

2. Kết luận

– Bình thường, kim (hoặc thanh) nam châm tự do, khi đã đứng cân bằng luôn chỉ hướng Nam – Bắc.

– Một cực của nam châm (còn gọi là từ cực) luôn chỉ hướng Bắc (được gọi là cực Bắc), còn cực kia luôn chỉ hướng Nam (được gọi là cực Nam).

– Nam châm được sơn màu khác nhau (nhiều khi ghi chữ N và S viết tắt của North và South) để phân biệt các từ cực của nam châm.

– Nam châm hút được sắt, thép, niken, coban,…

⇒ Nam châm vĩnh cửu là nguồn tạo ra từ trường. Nó là vật liệu cứng luôn mang từ tính, từ tính của nó luôn tồn tại trong hầu hết mọi điều kiện và luôn tác động lên các kim loại khác. Vì tính bền vĩnh của từ tính nên nó được gọi là nam châm vĩnh cửu.

II. Tương tác giữa hai nam châm

1. Thí nghiệm về sự tương tác giữa hai nam châm

– Khi đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau ta thấy cực Bắc của kim nam châm bị hút về phía cực Nam của thanh nam châm.

Sự tương tác giữa hai nam châm– Đổi đầu của một trong hai nam châm rồi đưa lại gần nhau ta thấy Các cực cùng tên của hai nam châm sẽ đẩy nhau.

2. Kết luận

– Khi đặt hai nam châm gần nhau, các từ cực cùng tên đẩy nhau, các từ cực khác tên hút nhau.

III. Câu hỏi vận dụng

* Câu C5 trang 59 SGK Vật Lý 9: Theo em, có thể giải thích thế nào hiện tượng hình nhân đặt trên xe của Tổ Xung Chi luôn chỉ hướng nam?

* Lời giải:

– Do Tổ Xung Chi đã lắp đặt trên xe một thanh nam châm.

(Tổ Xung Chi là nhà phát minh của Trung Quốc thế kỉ V. Ông đã chế ra xe chỉ nam. Đặc điểm của xe này là dù xe có chuyển động theo hướng nào thì hình nhân đặt trên xe cũng chỉ tay về hướng Nam)

* Câu C6 trang 59 SGK Vật Lý 9: Người ta dùng la bàn (hình 21.4 SGK) để xác định hướng Bắc, Nam. Tìm hiểu cấu tạo của la bàn. Hãy cho biết bộ phận nào của la bàn có tác dụng chỉ hướng. Giải thích. Biết rằng mặt số của la bàn có thể quay độc lập với kim nam châm.

la bàn hình 21.4 trang 59 sgk vật lý 9* Lời giải:

Kim nam châm của la bàn là bộ phận chỉ hướng. Tại mọi vị trí trên Trái Đất (trừ ở hai cực) kim nam châm luôn chỉ hướng Nam – Bắc.

 

* Câu C7 trang 60 SGK Vật Lý 9: Hãy xác định tên từ cực của các nam châm thường dùng trong phòng thí nghiệm (nam châm thẳng, nam châm chữ U, kim nam châm).

* Lời giải:

– Đầu của thanh nam châm có ghi chữ N là cực Bắc, đầu có ghi chữ S là cực Nam.

* Câu C8 trang 60 SGK Vật Lý 9: Xác định tên các từ cực của thanh nam châm trên hình 21.5 SGK.

thanh nam châm hình 21.5 trang 60 sgk vật lý 9* Lời giải:

– Cực có ghi chữ N là cực Bắc của thanh nam châm, sát với cực Bắc là cực Nam.

Như vậy qua nội dung này các em biết nam châm vĩnh cửu là gì? sự tương tác giữa hai nam châm xảy ra như thế nào?. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại ý kiến dưới bài viết để Mầm Non Ánh Dương ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button