Giáo dục

Vật lý 7 bài 19: Dòng điện là gì? Nguồn điện là gì? và Bài tập vận dụng

Vật lý 7 bài 19: Dòng điện là gì? Nguồn điện là gì? và Bài tập vận dụng. Điện mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống, không một quốc gia văn minh nào lại không có điện. Điện được sử dụng rộng rãi trong đời sống (đèn điện, radio, tivi, máy lạnh, điện thoại,…) và trong sản xuất để vận hành máy móc công nghiệp,…

Vậy dòng điện là gì? nguồn điện là gì? các nguồn điện thường dùng có cấu tạo thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

This post: Vật lý 7 bài 19: Dòng điện là gì? Nguồn điện là gì? và Bài tập vận dụng

I. Dòng điện

– Dòng điện là gì? Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

– Đèn điện sáng, quạt điện quay và các thiết bị điện khác hoạt động khi có dòng điện chạy qua.

II. Nguồn điện

1. Các nguồn điện thường dùng

– Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện để các dụng cụ điện hoạt động.

– Mỗi nguồn điện đều có 2 cực, cực dương (+) và cực âm (-)

* Ví dụ: Pin và Acquy
nguồn điện pin và acquy

2. Mạch điện có nguồn điện

– Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điệnnguồn điện có mạch điện

– Khi đóng công tắc nếu mạch điện kín bóng đèn sẽ sáng

III. Bài tập về dòng điện, nguồn điện

* Câu C1 trang 53 SGK Vật Lý 7: Hãy tìm hiểu sự tương tự giữa dòng điện và dòng nước.

hinh 191 câu c1 trang 53 sgk vật lý 7a) Đối chiếu hình 19.1a với hình 19.1b, hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống của câu sau: Điện tích của mảnh phim nhựa tương tự như … trong bình.

b) Đối chiếu hình 19.1c với hình 19.1d, hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống của câu sau: Điện tích dịch chuyển từ mảnh phim nhựa qua bóng đèn đến tay ta tương tự như nước … từ bình A xuống bình B.

° Lời giải câu C1 trang 53 SGK Vật Lý 7:

a) Điện tích trên phim tương tự như nước trong bình.

b) Điện tích dịch chuyền từ phim qua bóng đèn tương tự như nước chảy từ bình A sang bình B.

* Câu C2 trang 53 SGK Vật Lý 7: Khi nước ngừng chảy, ta phải đổ thêm nước vào bình A để nước lại chảy qua ống xuống bình B. Đèn bút thử điện ngừng sáng, làm thế nào để đèn này lại sáng?

Nhận xét: Bóng đèn bút thử điện sáng khi các điện tích … qua nó.

° Lời giải câu C2 trang 53 SGK Vật Lý 7:

– Đèn hết sáng chứng tỏ bản phim hết (hay cạn) điện tích, như vậy để đèn sáng lại ta có thể làm nhiễn điện bản phim bằng cách cọ xát để làm nhiễm điện mảnh phim nhựa, rồi chạm bút thử điện vào mảnh tôn đã được áp sát trên mảnh phim nhựa.

– Nhận xét: Bóng đèn bút thử điện sáng khi các điện tích dịch chuyển qua nó.

* Câu C3 trang 54 SGK Vật Lý 7: Hãy kể tên các nguồn điện có trong hình 19.2 và một vài nguồn điện khác mà em biết.

hinh 192 nguồn điện pin và acquyHãy quan sát hình 19.2 hoặc những chiếc pin thật và chỉ ra đâu là cực dương, đâu là cực âm của mỗi nguồn điện này.

° Lời giải câu C3 trang 54 SGK Vật Lý 7:

+ Các nguồn điện trong hình: pin tiểu, pin tròn, pin vuông, pin dạng cúc áo và acquy.

+ Các nguồn điện khác trong cuộc sống: pin mặt trời (pin quang điện), máy phát thủy điện nhỏ, máy phát điện xách tay chạy bằng xăng dầu, nhà máy phát điện, ổ lấy điện trong gia đình và đinamô ở xe đạp.

+ Cách nhận ra cực dương và cực âm:

– Ở pin tròn, cực âm là đáy bằng (vỏ pin) còn cực dương là núm nhỏ nhô lên (đầu có ghi +).

– Ở pin vuông thì đầu loe ra là cực (-), đầu khum tròn là cực dương (có ghi dấu – và + tương ứng).

– Ở pin dạng cúc áo, đáy có mặt phẳng bằng to là cực dương, có ghi dấu (+) ở tâm mặt, mặt tròn nhỏ ở đáy kia là là cực âm (không ghi dấu).

– Ở acquy, hai cực có dạng giống nhau, gần cực dương có ghi dấu (+) ở thành acquy, cực âm có ghi dấu (-).

* Câu C4 trang 54 SGK Vật Lý 7: Cho các từ và cụm từ sau đây: đèn điện, quạt điện, điện tích, dòng diện. Hãy viết ba câu, mỗi câu có sử dụng hai trong số các từ, cụm từ đã cho.

° Lời giải câu C4 trang 54 SGK Vật Lý 7:

+ Có thể viết như sau:

– Dòng điện tích dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện.

– Quạt điện sẽ hoạt động (quay) khi có dòng điện chạy vào nó.

– Bóng đèn điện sẽ sáng lên khi có dòng điện chạy vào.

* Câu C5 trang 54 SGK Vật Lý 7: Hãy kể tên năm dụng cụ hay thiết bị điện sử dụng nguồn điện là pin.

° Lời giải câu C5 trang 54 SGK Vật Lý 7:

– Các dụng cụ hay thiết bị điện sử dụng nguồn điện là pin bao gồm:

– Đèn pin, rađio, máy tính bỏ túi, máy ảnh tự động, đồng hồ điện (điện tử), ô tô đồ chơi chạy điện, bộ phận điều khiển từ xa (tivi, máy lạnh, quạt),…

* Câu C6 trang 54 SGK Vật Lý 7: Ở nhiều xe đạp có một bộ phận là nguồn điện gọi là đinamo tạo ra dòng điện để thắp sáng đèn. Hãy cho biết làm thế nào để nguồn điện này hoạt động thắp sáng đèn.

° Lời giải câu C6 trang 54 SGK Vật Lý 7:

+ Để nguồn điện này hoạt động thắp sáng đèn ta làm như sau:

– Ta cần ấn vào lẫy để núm xoay của nó tì sát vào vành xe đạp của đinamô tiếp xúc với vỏ xe đạp.

– Làm quay bánh xe đạp thì bánh răng của đinamô quay, đồng thời dây nối từ đinamô tới đèn không có chỗ hở (có thể vỏ của đinamô là cực âm và chỗ dây điện nối với đinamô lên đèn là cực dương).

Hy vọng với bài viết Dòng điện là gì? Nguồn điện là gì? và Bài tập ở trên giúp ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Mầm Non Ánh Dương ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

Xem thêm Vật lý 7 bài 19

Vật lý 7 bài 19: Dòng điện là gì? Nguồn điện là gì? và Bài tập vận dụng. Điện mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống, không một quốc gia văn minh nào lại không có điện. Điện được sử dụng rộng rãi trong đời sống (đèn điện, radio, tivi, máy lạnh, điện thoại,…) và trong sản xuất để vận hành máy móc công nghiệp,… Vậy dòng điện là gì? nguồn điện là gì? các nguồn điện thường dùng có cấu tạo thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. I. Dòng điện – Dòng điện là gì? Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. – Đèn điện sáng, quạt điện quay và các thiết bị điện khác hoạt động khi có dòng điện chạy qua. II. Nguồn điện 1. Các nguồn điện thường dùng – Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện để các dụng cụ điện hoạt động. – Mỗi nguồn điện đều có 2 cực, cực dương (+) và cực âm (-) * Ví dụ: Pin và Acquy 2. Mạch điện có nguồn điện – Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện – Khi đóng công tắc nếu mạch điện kín bóng đèn sẽ sáng III. Bài tập về dòng điện, nguồn điện * Câu C1 trang 53 SGK Vật Lý 7: Hãy tìm hiểu sự tương tự giữa dòng điện và dòng nước. a) Đối chiếu hình 19.1a với hình 19.1b, hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống của câu sau: Điện tích của mảnh phim nhựa tương tự như … trong bình. b) Đối chiếu hình 19.1c với hình 19.1d, hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống của câu sau: Điện tích dịch chuyển từ mảnh phim nhựa qua bóng đèn đến tay ta tương tự như nước … từ bình A xuống bình B. ° Lời giải câu C1 trang 53 SGK Vật Lý 7: a) Điện tích trên phim tương tự như nước trong bình. b) Điện tích dịch chuyền từ phim qua bóng đèn tương tự như nước chảy từ bình A sang bình B. * Câu C2 trang 53 SGK Vật Lý 7: Khi nước ngừng chảy, ta phải đổ thêm nước vào bình A để nước lại chảy qua ống xuống bình B. Đèn bút thử điện ngừng sáng, làm thế nào để đèn này lại sáng? Nhận xét: Bóng đèn bút thử điện sáng khi các điện tích … qua nó. ° Lời giải câu C2 trang 53 SGK Vật Lý 7: – Đèn hết sáng chứng tỏ bản phim hết (hay cạn) điện tích, như vậy để đèn sáng lại ta có thể làm nhiễn điện bản phim bằng cách cọ xát để làm nhiễm điện mảnh phim nhựa, rồi chạm bút thử điện vào mảnh tôn đã được áp sát trên mảnh phim nhựa. – Nhận xét: Bóng đèn bút thử điện sáng khi các điện tích dịch chuyển qua nó. * Câu C3 trang 54 SGK Vật Lý 7: Hãy kể tên các nguồn điện có trong hình 19.2 và một vài nguồn điện khác mà em biết. Hãy quan sát hình 19.2 hoặc những chiếc pin thật và chỉ ra đâu là cực dương, đâu là cực âm của mỗi nguồn điện này. ° Lời giải câu C3 trang 54 SGK Vật Lý 7: + Các nguồn điện trong hình: pin tiểu, pin tròn, pin vuông, pin dạng cúc áo và acquy. + Các nguồn điện khác trong cuộc sống: pin mặt trời (pin quang điện), máy phát thủy điện nhỏ, máy phát điện xách tay chạy bằng xăng dầu, nhà máy phát điện, ổ lấy điện trong gia đình và đinamô ở xe đạp. + Cách nhận ra cực dương và cực âm:    – Ở pin tròn, cực âm là đáy bằng (vỏ pin) còn cực dương là núm nhỏ nhô lên (đầu có ghi +).    – Ở pin vuông thì đầu loe ra là cực (-), đầu khum tròn là cực dương (có ghi dấu – và + tương ứng).    – Ở pin dạng cúc áo, đáy có mặt phẳng bằng to là cực dương, có ghi dấu (+) ở tâm mặt, mặt tròn nhỏ ở đáy kia là là cực âm (không ghi dấu).    – Ở acquy, hai cực có dạng giống nhau, gần cực dương có ghi dấu (+) ở thành acquy, cực âm có ghi dấu (-). * Câu C4 trang 54 SGK Vật Lý 7: Cho các từ và cụm từ sau đây: đèn điện, quạt điện, điện tích, dòng diện. Hãy viết ba câu, mỗi câu có sử dụng hai trong số các từ, cụm từ đã cho. ° Lời giải câu C4 trang 54 SGK Vật Lý 7: + Có thể viết như sau: – Dòng điện tích dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện. – Quạt điện sẽ hoạt động (quay) khi có dòng điện chạy vào nó. – Bóng đèn điện sẽ sáng lên khi có dòng điện chạy vào. * Câu C5 trang 54 SGK Vật Lý 7: Hãy kể tên năm dụng cụ hay thiết bị điện sử dụng nguồn điện là pin. ° Lời giải câu C5 trang 54 SGK Vật Lý 7: – Các dụng cụ hay thiết bị điện sử dụng nguồn điện là pin bao gồm: – Đèn pin, rađio, máy tính bỏ túi, máy ảnh tự động, đồng hồ điện (điện tử), ô tô đồ chơi chạy điện, bộ phận điều khiển từ xa (tivi, máy lạnh, quạt),… * Câu C6 trang 54 SGK Vật Lý 7: Ở nhiều xe đạp có một bộ phận là nguồn điện gọi là đinamo tạo ra dòng điện để thắp sáng đèn. Hãy cho biết làm thế nào để nguồn điện này hoạt động thắp sáng đèn. ° Lời giải câu C6 trang 54 SGK Vật Lý 7: + Để nguồn điện này hoạt động thắp sáng đèn ta làm như sau:   – Ta cần ấn vào lẫy để núm xoay của nó tì sát vào vành xe đạp của đinamô tiếp xúc với vỏ xe đạp.   – Làm quay bánh xe đạp thì bánh răng của đinamô quay, đồng thời dây nối từ đinamô tới đèn không có chỗ hở (có thể vỏ của đinamô là cực âm và chỗ dây điện nối với đinamô lên đèn là cực dương). Hy vọng với bài viết Dòng điện là gì? Nguồn điện là gì? và Bài tập ở trên giúp ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Mầm Non Ánh Dương ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt. Đăng bởi: Mầm Non Ánh Dương Chuyên mục: Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button