Vật đồng bộ (Synchronous object) là gì? Tiếng anh pháp lý? Ví dụ về vật đồng bộ? Quy định của pháp luật về vật đồng bộ? Vật đồng bộ và vật không đồng bộ khác nhau như thế nào? Quy định pháp luật về nghĩa vụ giao vật đồng bộ? Vật đồng bộ có được xem là tài sản dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự?
This post: Vật đồng bộ là gì? Nêu ví dụ và các quy định của pháp luật về vật đồng bộ?
Vật là một bộ phận của thế giới vật chất, tồn tại khách quan mà con người có thể cảm giác được bằng các giác quan. Vật được phân chia thành nhiều nhóm. Vậy vật đồng bộ là gì? Vật đồng bộ có quy định như thế nào theo pháp luật hiện nay. Bài viết dưới đây Luật Dương gia Đà nẵng sẽ làm rõ vấn đề này.
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7:
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015;
- Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật dân sự về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.
1. Vật đồng bộ là gì?
Theo quy định pháp luật, tại Điều 114 Bộ luật dân sự 2015 nêu rõ, vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút.
Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Tiếng anh pháp lý
Vật đồng bộ được dịch sang tiếng Anh như sau: Synchronous object
Synchronous object is an object consisting of parts or parts that fit together and are related to each other to form a whole which, if one of the parts or parts is missing, or there are parts or parts that are not in accordance with the specifications and types, they cannot be used usable or the use value of the object is reduced.
3. Ví dụ về vật đồng bộ
Như đã nói, một vật bao gồm nhiều thành phần kết hợp tạo thành, mỗi phần có thể tách riêng, nhưng khi lắp ráp thì thành một bộ phận hoàn chỉnh. Nếu thiếu đi một trong các thành phần thì không thể sử dụng được hoặc giá trị sử dụng sẽ bị giảm sút.
Lấy một ví dụ đơn giản trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, chiếc xe máy với chìa khóa xe máy là một bộ phận đi cùng với nhau. Nếu không có chìa khóa, xe máy sẽ không thể nổ được và không thể sử dụng được. Ngược lại, nếu không có xe máy thì chìa khóa cũng không thể làm được gì. Điều 114 quy định cụ thể, vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút. Ngoài ra khi chuyển giao phải chuyển giao toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành. Vì thế, xe máy và chìa khóa được xem là vật đồng bộ, do đó trong mỗi cuộc giao dịch mua bán xe máy, mỗi xe máy đều có một loại khóa nhất định. Nhà cung cấp, nhà phân phối phải có nghĩa vụ và trách nhiệm trao chìa khóa cho chủ xe máy.
4. Quy định của pháp luật về vật đồng bộ
Thứ nhất, cần phải làm rõ khái niệm vật là gì? Vật là một bộ phận của thế giới vật chất, tồn tại khách quan mà con người có thể cảm giác được bằng các giác quan của mình. Vật chỉ có ý nghĩa khi nó trở thành đối tượng trong quan hệ pháp luật nên nếu bộ phận của thế giới vật chất mà con người không thể kiểm soát, chiếm hữu được nó thì cũng đồng nghĩa với việc con người không thể tác động được vào nó. Vì là đối tượng của quan hệ pháp luật nên vật phải đáp ứng được lợi ích của chủ thể trong quan hệ pháp luật. Phải thỏa mãn được những điều kiện sau:
- Là bộ phận của thế giới vật chất
- Con người chiễm hữu được, mang lại lợi ích cho chính chủ thể đó
- Tồn tại hoặc hình thành trong tương lai
- Vật phải có giá trị đặc trưng, trở thành đối tượng của giao dịch dân sự
Thứ hai, vật có phải là tài sản? Tại điều 105 Bộ luật dân sự 2015 quy định rõ, tài sản là: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Tùy thuộc vào giá trị, đặc tính tự nhiên mà vật được phân loại thành những loại khác nhau như: hoa lợi và lợi tức; vật chính và vật phụ; vật chia được và không chia được; vật tiêu hao và không tiêu hao; vật cùng loại và vật đặc định; vật đồng bộ.
Thứ ba, quy định pháp luật về vật đồng bộ
- Điều 114 Bộ luật dân sự 2015 nêu rõ, khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong một quan hệ hợp đồng chuyển giao tài sản, gia công đặt hàng, thuê tài sản, mua bán tài sản… thì việc chuyển giao đúng đối tượng là nghĩa vụ của bên chuyển giao, nếu vi phạm đối tượng của hợp đồng, thì bên có quyền có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải chuyển giao đúng đối tượng của hợp đồng.
- Pháp luật quy định cụ thể về vật đồng bộ nhằm điều chỉnh các quan hệ giao dịch có đối tượng là vật, để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể tham gia giao dịch. Đồng thời là căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp liên quan đến đối tượng của quan hệ là vật đồng bộ.
- Căn cứ để xác định một vật đồng bộ là dựa theo các tiêu chí về cơ cấu cơ học là các phần hoặc các bộ phận ăn khớp với nhau, liên hệ với nhau để hợp thành một vật có giá trị sử dụng đáp ứng nhu cầu của chủ thể trong sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ và đáp ứng các nhu cầu hàng ngày của con người như các phương tiện giao thông, các phương tiện nghe, nhìn, các sản phẩm thiết yếu khác. Hoặc trong sản xuất công nghiệp, vật đồng bộ được xem như là một dây chuyền trong sản xuất công nghiệp, bao gồm nhiều bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau thành một hệ thống chỉnh thể, thống nhất thành một dây chuyền sản xuất của một doanh nghiệp, công ty. Điều 114 Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể, vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút là vật đồng bộ. Như thế, những vật riêng lẻ như ô tô, tủ lạnh, ti-vi, xe máy… cũng xem là vật đồng bộ
5. Vật đồng bộ và vật không đồng bộ khác nhau như thế nào?
- Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể. Mà vật không đồng bộ lại được hiểu như vật có các phần, bộ phận không ăn khớp với nhau, tạo thành một vật không có chỉnh thể, có giá trị sử dụng kém hoặc không thể sử dụng được. Hoặc vật có cơ cấu hoàn chỉnh, các bộ phận ăn khớp với nhau nhưng các phần hoặc bộ phận không cùng chủng loại, nguồn gốc và được chắp vá lại với nhau để tạo thành vật thì cũng được xem là vật không đồng bộ
- Cơ cấu để xác định vật đồng bộ và vật không đồng bộ được xác định ở cơ cấu cơ học, dựa vào các phần, các bộ phận của vật.
6. Quy định pháp luật về nghĩa vụ giao vật đồng bộ
Thứ nhất, thực hiện nghĩa vụ giao vật
- Khi thực hiện nghĩa vụ giao vật, bên có nghĩa vụ giao vật có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn vật cho đến khi giao. Khi vật phải giao là vật đặc định thì bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó và đúng tình trạng như đã cam kết.
- Nếu là vật cùng loại thì phải giao đúng số lượng và chất lượng như đã thoả thuận, nếu hông có thoả thuận về chất lượng thì phải giao vật đó với chất lượng trung bình.
- Nếu là vật đồng bộ thì phải giao đồng bộ. Vật đồng bộ là một tập hợp các vật mà chỉ có đầy đủ nó mới có giá trị sử dụng đầy đủ như: Bộ bàn ghế, bộ tem thư, bộ tranh, các thiết bị đồng bộ… Tập hợp các vật phải liên hệ với nhau thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại, thông số kĩ thuật thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bỉ giảm sút. Vật đồng bộ có thể là những vật có “đôi” như: Đôi giày, đôi dép, đôi găng tay… Theo nguyên tắc chung, vật đồng bộ là đối tượng thống nhất trong các giao dịch dân sự. Vì vậy, khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao máy móc, thiết bị…có liên quan đến vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành vật đồng bộ. Tuy nhiên, các bên có thể thoả thuận chuyển giao từng vật hoặc các phần trong bộ đó. Ví dụ, chỉ chuyển giao một cái ghế hoặc chỉ một cái bàn.
- Và căn cứ để thực hiện việc chuyển giao chính là phụ thuộc vào những thỏa thuận của hai bên được ký kết thông qua hợp đồng, hành vi pháp lý đơn phương, thực hiện công việc không có ủy quyền, chiếm hữu, sử dụng ài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật, gây thiệt hai do hành vi trái pháp luật và một số căn cứ khác do pháp luật quy định.
Thứ hai, thời hạn thực hiện nghĩa vụ giao vật
- Thời hạn thực hiện nghĩa vụ do các bên thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
- Bên có nghĩa vụ
phải thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, trừ trường hợp Bộ luật dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định khác.
Trường hợp bên có nghĩa vụ đã tự ý thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn và bên có quyền đã chấp nhận việc thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được coi là đã hoàn thành đúng thời hạn.
Trường hợp không xác định được thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 278 Bộ luật dân sự 2015 thì mỗi bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ vào bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý.
7. Vật đồng bộ có được xem là tài sản dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự?
Điều 8 Nghị định 21/2021/ NĐ-CP quy định rõ, tài sản dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
- Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;
- Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;
- Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;
- Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.
Qua đó, vật đồng bộ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 là tài sản, được dùng làm tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Việc xác định vật là vật đồng bộ phải được mô tả rõ ràng, thể hiện được đặc điểm rõ ràng theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.
Trên đây là toàn bộ thông tin về vật đồng bộ và quy định của pháp luật về vật đồng bộ. Hy vọng bài viết trên có thể hữu ích. Trường hợp thắc mắc vui lòng liên hệ Luật Dương gia Đà Nẵng để được giải đáp thêm.
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)