Giáo dục

Văn nghị luận 200 chữ: Top 8 bài văn giúp bạn đạt điểm cao

Những đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ dưới đây đã được Mầm Non Ánh Dương sưu tầm và chia sẻ. Tài liệu này giúp các em nắm vững cách làm và bổ sung vốn từ ngữ để hoàn thành tốt bài làm của mình trong kỳ thi sắp tới.

Trước khi đến với các bài làm mẫu, các em cần nắm được một số bí quyết khi làm bài văn nghị luận xã hội trong đề thi THPT:

This post: Văn nghị luận 200 chữ: Top 8 bài văn giúp bạn đạt điểm cao

– Nghị luận về một vấn đề xã hội phần thân bài nên đảm bảo các bước cơ bản:

  • Nêu thực trạng vấn đề
  • Trình bày nguyên nhân
  • Trình bày tác hại
  • Hướng giải quyết
  • Bàn luận mở rộng vấn đề
  • Liên hệ bản thân

– Nghị luận về một chân lý, đạo lý thân bài cần đảm bảo :

  • Giải thích quan điểm, câu nói được đưa ra trong đề bài
  • Lý giải vấn đề
  • Bàn luận mở rộng

Đối với dạng văn nghị luận xã hội, chúng ta nên thể hiện những am hiểu của bản than về vấn đề đang nói đến thường sẽ được đánh giá cao hơn.

Giờ thì cùng Mầm Non Ánh Dương tham khảo 20 bài văn nghị luận xã hội mẫu nhé.

Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực?

Có lẽ cụm từ “sống ảo” đã không còn xa lạ thậm chí quá quen thuộc và trở thành thói quen của xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ. Nhưng hiện nay hiện tượng này càng có xu hướng phát triển thái quá và dường như có những hệ lụy tiêu cực. Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực? “sống ảo” là khái niệm chỉ cách sống trong hoang tưởng, không đúng với thực tại bản thân hay cố ý tự tô vẽ cho mình một cuộc sống tốt đẹp, hoàn hảo trong mắt người khác mà cuộc sống đó khác với thực tại.

“sống ảo” thường thể hiện rõ nhất qua các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram,..Còn giá trị thực không chỉ dừng lại là sự thật về mỗi người trong cuộc sống hằng ngày mà còn là những giá trị tinh thần tốt đẹp và chuẩn mực đạo đức của xã hội. Việc xác định hai giá trị giữa “sống ảo” và “giá trị thực” khiến chúng ta phải suy ngẫm. Hiện tượng sống ảo xuất hiện tràn lan dưới nhiều hình thức. Các bạn trẻ có thể kết bạn, nói chuyện, tâm sự những điều thầm kín hay thậm chí là yêu đương với những người mới biết qua mạng xã hội dù chưa hề gặp mặt.

Họ còn dùng mạng xã hội như công cụ để khoe khoang những thứ không có thực của bản thân như giàu Có, danh tiếng,..sống ảo Còn là gây sự chú ý, khiến mình nổi tiếng bằng những nội dung không lành mạnh hay bịa đặt hay thường xuyên trở thành “anh hùng bàn phím”, dùng lời nói hoa mĩ, tỏ ra mình văn minh, nhân ái,…Cách sống này tạo ra một thế hệ chìm đắm trong ảo vọng, thích khoe khoang, dối trá, chỉ có tô vẽ cho hình ảnh bản thân bằng những thứ không tồn tại, phớt lờ cuộc sống thực tế. Và khi trút bỏ vẻ ngoài hào nhoáng trở về cuộc đời thực, họ lạ lẫm, không xác định được hướng di của chính mình, làm phân tán, ảnh hưởng đến học tập và lao động cũng như các mối quan hệ thực.

Sự tăng chóng mặt của các trang mạng xã hội, sức hút của những nút “like”, những lời ca tụng do khiến “sống ảo” trở thành căn bệnh khó chữa, ảnh hưởng đến nhân cách, tinh thần của giới trẻ. Mỗi chúng ta cần tự ý thức sao cho việc sử dụng mạng xã hội hay Công nghệ một các phù hợp. Phải nhìn nhận, đánh giá đúng bản thân và hiện thực cuộc sống, không chạy theo xu hướng. Những mối quan hệ trên mạng có thể đúng đắn nếu ta biết cân bằng, hài hòa với cuộc sống thực tại. Hãy chủ động thay đổi, điều chỉnh lại cách sống. Công nghệ là con dao hay lưỡi. Nếu biết cách sử dụng đó sẽ là công cụ vô cùng hiệu quả nhưng chỉ cần nhìn nhận sai nó sẽ là con dao giết chết tâm hồn bạn.

Tham khảo thêm: Nghị luận xã hội phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực

Lòng tốt bị lợi dụng trong xã hội.

Lòng tốt bị lợi dụng đang là một vấn nạn đau lòng trong xã hội hiện nay. Vật chất lên ngôi khiến một số người bị mất đi sự trong sáng, thuần khiết vốn có trong tâm hồn.

Vì nhu cầu vật chất họ sẵn sàng đem lòng tốt của người khác ra làm công cụ kiếm sống cho bản thân mình. Không hiếm gặp những người giả dạng nghèo khổ, bệnh tật… để ăn xin, lừa đảo, lợi dụng lòng tốt của người khác trong khi thực sự họ là những người còn khỏe mạnh.

Chính thể mà, những con người lương thiện luôn xem việc giúp người là niềm vui đã hình thành một nỗi hoang mang: Không biết liệu rằng tình thương có được đặt đúng chỗ không? Không biết họ có đang tiếp tay cho cái xấu, cái giả dối không? Không ít người đã hoang mang về những buổi từ thiện có phải xuất phát từ tâm nguyện hay chỉ là nhân danh lòng tốt để trục lợi? Và rồi, những con người khó khăn thực sự, cần sự giúp đỡ thật sự dần mất đi những cơ hội được cưu mang từ những tấm lòng hảo tâm.

Đáng sợ hơn nữa, đôi khi người có lòng tốt lại trở thành nạn nhân của bạo lực, bắt cóc, uy hiếp,… trong lúc đang thực hiện việc tốt. Tất cả đã tạo thành một ám ảnh tâm lí cho những con người mong muốn được cho đi.

Tóm lại, mỗi người cần phải lên tiếng, cần phải chung tay góp sức để lòng tốt không phải là thứ rẻ mạt để những kẻ xấu trục lợi.

Rèn luyện tư duy phản biện

Rèn luyện tư duy phản biện thoạt nghe có vẻ phức tạp, nhưng trên thực tế, quá trình này lại diễn ra xoay quanh hai cách thức cơ bản mang tính cốt lõi. Đầu tiên, không ngừng tò mò, đi tìm lời giải đáp cho mọi vấn đề là bước khởi đầu cần thiết cho những ai muốn rèn luyện tư duy phản biện.

Nếu khi xưa Einstein cũng tin vào giả thuyết của Newton về trọng lực như đông đảo dân chúng thời bấy giờ, có lẽ ngày nay chúng ta đã không biết đến học thuyết tương đối của ông – vốn là bước ngoặt trong cách con người nhìn nhận thiên nhiên
hản biện tốt cũng cần được xây dựng dựa trên sự thấu hiểu và biết lắng nghe người khác.

Tư duy phản biện không phải là công cụ giúp ta chiến thắng trong mọi cuộc tranh luận, mà đó là một kĩ năng giúp ta biết cách đàm phán để dẫn đến mục tiêu cuối cùng là tìm được giải pháp cho các vấn đề.

Thế nên ta cần học cách phân biệt khi nào ta đang bàn luận vì mục tiêu chung và khi nào ta đang tranh cãi vì cái tôi riêng.

Lúc này, việc bình tĩnh lắng nghe ý kiến của đối phương và đặt bản thân vào vị trí của họ sẽ giúp ta hiểu hơn về những gì đối phương muốn truyền đạt, và từ đó đánh giá khách quan hơn về những lập luận của đối phương. Một khi đã nắm được hai nguyên tắc cốt lõi này thì việc rèn luyện tư duy phản biện sẽ trở nên thuận lợi với tất cả mọi người.

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình

Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết “lẽ nào vậy mà không trả, sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Phải chăng lối sống ấy là rất cần thiết cho cuộc sống của con người. “Cho”, tức là cho đi những thứ quý giá không chỉ về mặt vật chất mà còn về cả mặt tinh thần, đó có thể là tình yêu thương sự đồng cảm, “nhận”, đó chính là những thứ mà chúng ta có được sau khi cho đi.

Thực chất câu nói của Tố Hữu muốn khẳng định, hãy biết cho đi mà không cần nhận lại, đó mới là cuộc sống có ý nghĩa.

Vậy tại sao “sống là cho đầu chỉ nhận riêng mình”? Trong cuộc sống có rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh chúng ta cần phải biết giúp đỡ, san sẻ để họ vượt qua những khó khăn đó.

Hãy dùng tình yêu thương, tấm lòng nhân ái của mình để kết nối hàng triệu trái tim sát lại gần nhau và khi làm những điều đó đừng bao giờ mong muốn được nhận lại. Bởi ngoài kia còn rất nhiều người cần nhận sự giúp đỡ của chúng ta. Sau khi cho đi ta sẽ cảm thấy mình nhận được nhiều thứ quý giá hơn gấp nhiều lần, đó là những ánh mắt biết ơn, những lời cảm ơn chân thành.

Dự án gia sư tình nguyện do bạn trẻ Hồ Diên Tuấn Anh khởi xướng là một hoạt động có ý nghĩa tiêu biểu cho lối sống, là cho đi đâu chỉ nhận riêng mình và sau gần 4 tháng hoạt động dự án đã thu hút hơn 500 bạn trẻ tham gia làm gia sự miễn phí cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn bất hạnh.

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều người có lối sống ích kỷ không muốn cho đi chỉ muốn nhận lại hoặc cho đi để mình được nhiều người biết đến…

Mỗi người chúng ta cần phải biết phê phán những con người có lối sống trên, hãy luôn giúp đỡ mọi người xung quanh khi họ cần mà không mong muốn nhận lại để cuộc sống tốt đẹp hơn.

Xem thêm những bài văn nghị luận về quan niệm Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình hay khác.

Sự biến đổi khí hậu và những thiên tại gần đây?

Nhân loại đang đứng trước nguy cơ bị diệt vong do tác động của nạn ô nhiễm môi trường dẫn đến “sự biến đổi khí hậu và những thiên tai gần đây như động đất, sóng thần, núi lửa … đang gây nên những hiểm họa khôn lường cho nhân loại”.

Từ vài năm trở lại đây nhân loại phải đứng trước những đe dọa của thiên nhiên, thiên tai và dịch bệnh gây nguy hại cho đời sống con người.

Còn nhớ năm 2005, sóng thần đã cuốn trôi hàng chục ngàn người ở Thái Lan và Indonesia. Năm 2008, động đất làm tan hoang Tứ Xuyên (Trung Quốc). Ngày càng nhiều làng “Ung thư” xuất hiện ở Việt Nam và thế giới… đây là những con số đáng báo động, cho thấy sự nổi giận của thiên nhiên trước những sai lầm của con người.

Nguyên nhân dẫn đến những hậu quả trên là do: Sự tác động của con người tới thiên nhiên như: chặt phá rừng mất cân bằng sinh thái, sử dụng hóa chất như thuốc sâu, thuốc diệt cỏ thiếu khoa học. Rồi khói thải công nghiệp, khói thải đô thị làm thủng tầng ô zôn gây nên hiệu ứng nhà kính và tình trạng nóng dần lên của trái đất. Con người không ngừng xây dựng, đục khoét trái đất, xây hầm, khai thác mỏ làm biến dạng lớp vỏ trái đất. Con người với những hận thù, tham vọng bá chủ thế giới, không ngừng chạy đua vũ trang, sản xuất vũ khí hóa học, bom đạn, gây chiến tranh liên miên… Tất cả sẽ dẫn đến sự giận dữ của thiên nhiên và báo hiệu sự diệt vong của trái đất.

Theo lịch của người Maya năm 2012 là năm tận thế, nhà tiên tri Vanga dự đoán: sau năm 2010 sẽ là động đất, núi lửa và sóng thần… nay đang trở thành sự thật.

Hãy chung tay bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực: Không được đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây huỷ hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái. Không thải dầu, mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn nước; không chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép; các quốc gia cam kết không sử dụng và sản xuất vũ khí hóa học, không gây chiến tranh; nếu dùng điện hạt nhân phải có quy trình chặt chẽ để bảo quản tránh sự cố khủng khiếp như vụ nổ lò phản ứng hạt nhân ở Nhật (2011), vụ nổ lò hạt nhân Checmobưn ở Nga (1986) gây bao đau thương cho con người.

Tham khảo thêm những bài nghị luận bàn về sự biến đổi khí hậu và những thiên tai gần đây

Nghèo nàn về vật chất dễ chữa, nghèo nàn về tâm hồn khó chữa.

Để sống được trên đời này đã là một điều khó. Nhưng sống làm sao cho cuộc đời có ý nghĩa thì lại là một chặng đường dài và gian nan hơn.

Con người ta ai cũng đều muốn được ấm no, hạnh phúc. Vì vậy, đa số họ luôn coi vật chất là thứ rất quan trọng và không thể thiếu. Đánh mất bản thân vào những cuộc tranh quyền, hưởng lợi. Dần dần nó khiến họ quên đi cải thật sự quý giá nhất là gì. Một bàn cân giữa “vật chất” và “tâm hồn” từ đó mà hình thành. Vật chất là những thứ của cải do chính con người làm ra. Nếu ta nghèo về vật chất, ta cố gắng làm lụng, ta cố gắng hơn những người khác thì đến một lúc nào đó ta sẽ vượt qua, dù không giàu có nhưng cũng không còn nghèo nữa. Nghèo vật chất, Có khi chỉ cần vài năm hoặc hơn một chút nữa, ta có thể trở nên ổn định. Thế nhưng tâm hồn đã nghèo nàn, khô cằn như một thân cây khô thì khó mà làm nó sống lại. Thêm nữa, một khi ta cố gắng, sẽ có nhiều người giúp đỡ ta, nhiều khi sự giúp đỡ đó không phải là của cải vật chất, nhưng giúp ta có thêm nghị lực để vượt qua. Tuy nhiên sức hấp dẫn của vật chất quá lớn nên có không ít người đã hi sinh vì nó. Còn tâm hồn lại là “của cải tinh thần” là cái ta phải trau dồi, vun đắp, nhận xét để rút ra những bài học kinh nghiệm làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho bản thân. Thiếu tiền đã mang lại nỗi khổ khôn cùng cho người nghèo, tiền đã trở thành trọng tâm chính trong cuộc đời người nghèo, trở thành thứ hấp dân mê hoặc, họ không thể không coi trọng đồng tiền.Có thể về mặt vật chất họ không có gì nhiều, nhưng ngược lại họ sống rất vui vẻ bên bạn bè và người thân. Cuộc sống vốn không bao giờ có điều gì hoàn thiện cả vì vậy bàn cân giữa “vật chất” và “tâm hồn” luôn luôn chênh lệch nhau dù ít hay nhiều.

Nhưng sống làm sao để luôn ngẩng cao đầu mới gọi là sống, sống làm sao để khi “ra đi” những người xung quanh phải tiếc thương thì mới không uống một đời người. Ranh giới giữa “tâm hồn” và “vật chất” là do chính chúng ta đặt ra.

Nghèo về vật chất có thể chữa được, nhưng tâm hồn đã nghèo thì mãi mãi không thể lấy lại được. Tâm hồn lẫn vật chất đều do chính chúng ta tạo ra, vì vậy theo thời gian hãy cố gắng hoàn thiện nó ngày một tốt hơn!

Hạnh phúc như bầu trời này vậy Không chỉ dành cho một riêng ai

Hạnh phúc như bầu trời này vậy Không chỉ dành cho một riêng ai

Trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều có một mục tiêu, một ước mơ để theo đuổi. Nhưng có lẽ, khát vọng lớn lao nhất đó chính là ” Hạnh phúc”. Và nhà thơ Nguyễn Quang Vũ đã dành ngòi bút của mình để viết nên những lời nhắn gửi ý nghĩa ” Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy  Không chỉ dành cho một riêng ai” – một thông điệp nhẹ nhàng mà sâu sắc về hạnh phúc.

“Bầu trời” nếu theo cách lý giải thông thường chính là thực thể rộng lớn, vô thủy vô chung, là của chung tất cả, là bầu khí quyển mà ta hít thở hàng ngày.  thượng đế dành cho cả nhân loại và vạn vật trên thế giới. Nhưng cũng vì thế mà không ai có thể ôm trọn được hạnh phúc cho mình.

Hạnh phúc luôn bao bọc quanh chúng ta, càng nhiều người hạnh phúc, bầu trời chung ấy càng rộng lớn. Và ta sẽ càng gần bầu trời ấy hơn khi ta biết vươn lên và cố gắng. Như vậy, trong cuộc sống, muốn cảm nhận vầng hào quang rạng ngời của hạnh phúc, chúng ta không chỉ cần nỗ lực, cố gắng mà còn cả sự san sẻ, giúp đỡ mọi người để hạnh phúc đến muôn nơi.

Chúng ta vẫn thường nghĩ hạnh phúc là đi liền với sở hữu, nghĩa là gắn liền với chữ “có” : Có sức khỏe, có tiền bạc, Có công việc ổn định, có gia đình tốt…nhưng chưa chắc những điều đó đã đảm bảo một cảm giác hạnh phúc. Những cái “cỏ” đó phải chăng rất phù phiếm. Nếu bạn cảm thấy hạnh phúc khi mua được căn nhà mới liệu cảm giác ấy có kéo dài 1 tuần hay khi nhận được một vị trí cao trong công việc liệu sẽ hạnh phúc trong bao lâu? Thực tế cho thấy những người hạnh phúc thực sự là người biết cân bằng và san sẻ.

Biết cho đi, biết giúp đỡ người khác thì hạnh phúc sẽ tự tìm đến tâm chúng ta. Chắc hẳn các bạn đã nghe đến việc làm thiện nguyện của MC Phan Anh. Anh đã bỏ ra hàng trăm triệu đồng và công sức của mình, đồng nghiệp để mua những món quà cho đồng bào miền Trung bị lũ lụt. Trước hình ảnh nhân dân có cái ăn, cái mặc sau những ngày bão lũ, nhìn những nụ cười của họ, anh đã tâm sự rằng “Tôi thực sự cảm thấy rất vui, dù hành trình có nhiều khó khăn nhưng như có phép màu, tôi chưa từng một lần mệt mỏi”.

Có lẽ, khi được cho đi, nhìn thấy nụ cười, niềm vui của những người nhận lại, đó chính là giây phút hạnh phúc nhất. Bởi lẽ, khi sở hữu quá nhiều, ta sẽ hao tâm để lo lắng, bảo vệ báu vật của mình, không còn tận hưởng cuộc sống đúng nghĩa. Nhưng khi biết sẻ chia, bau trời hạnh phúc sẽ ngày càng mở rộng, tỏa ánh nắng ấm áp đến muôn nơi.

Vì vậy, hãy luôn biết quan tâm, yêu thương đến những người xung quanh, hãy luôn giữ sợi dây liên kết giữa hạnh phúc cá nhân và tập thể. Hãy cùng tôi và mọi người để món quà mang tên Hạnh phúc quý giá đến với muôn nơi, vượt mọi không gian.

Nạn bạo hành trẻ em

Ngày nay, chúng ta đang bước vào kỷ nguyên phần đầu cho một chế độ công bằng và văn minh, dân chủ và giàu mạnh. Ấy thế mà trong xã hội vẫn tồn tại một hiện tượng làm nhức nhối trái tim và lương trị của những người lương thiện. Đó là hiện tượng bạo hành trẻ em. Vậy thế nữa là bạo hành, hậu quả của nó và thái độ, trách nhiệm của chúng ta ra sao trước vấn nạn này? Thế nào là bạo hành? Đó là hành động và lời nói có tính chất vũ phu, bạo ngược, thậm chí là độc ác như lăng mạ, đay nghiến, xỉ vả, xúc phạm, chà đạp, đánh đập, tra tấn… bất chấp pháp luật, đạo lý, làm tổn thương thể xác và tinh thần của người khác.

Vừa qua, những phương tiện thông tin đại chúng đã gay gắt lên án những vụ bạo hành trẻ em xảy ra ở các địa phương trong cả nước, ở các môi trường sống khác nhau: Trong gia đình, trong các quán ăn và cả trong học đường. Chắc hẳn trong chúng ta không ai không biết và chưa quên trường hợp thật đau lòng của cháu Đan Trân trường mầm non Thiên Thọ, bị cô bảo mẫu Lê Vi, vì muốn cháu ngừng khóc mà dán băng keo vào miệng và dẫn đến cái chết bị thương. Đó là những việc “nổi tiếng”, vì hậu quả nghiêm trọng gây thương tích, chết người nên công luận lên tiếng và mọi người mới biết.

Còn những kiểu bạo hành âm thầm “hành”, mà không “bạo” như mắng nhiếc, doạ dẫm, “khủng bố” tinh thần và thể xác, không để lại dấu vết, không nhìn thấy bằng mắt, sờ được bằng tay đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên đất nước ta, thì ai mà thống kể hết được? Bạo hành là một hành động xấu xa cần phải lên án: Bác Hồ đã từng viết “Trẻ em … là bầy con cưng”, “trẻ em như búp trên cành, biết ăn ngủ. Biết học hành là ngoan” Thế mà có những búp non không những bị vùi dập một cách thô bạo, phũ phàng, mà còn bị rẻ rúng, khinh thường.

Những người bạo hành con cái, trẻ em là những người không yêu Con, không yêu trẻ và có cách giáo dục thiểu tình thương.”Phụ tử tình thâm” “Hổ báo cũng không ăn thịt Con”; “Bầu ơi thương lấy Bí cùng…”, mà nỡ đối xử với con thơ, trẻ thơ như thế sao? Những đứa trẻ thường xuyên bị bạo hành sẽ có các di chứng như nhiều tâm lý, trầm cảm, sợ hãi, mất ngủ, thiếu tự tin, thất vọng và hay gây hấn. Đặc biệt ở nhiều gia đình thế hệ con, đã lặp lại hành vi bạo lực gia đình mà khi nhỏ nó được chứng kiến.

Theo số liệu điều tra của Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em, có đến 80% em bỏ nhà hoặc phạm pháp là do hậu quả của nạn bạo hành. Việt Nam ta là nước đầu tiên ở Châu Á đã ký kết công ước về đảm bảo quyền trẻ em. Chúng ta hãy nỗ lực thực hiện bằng được cam kết ấy. Và pháp luật, báo chí, toàn xã hội phải góp sức, chung tay cùng lên án hành vi bạo hành trẻ em để có thể mang lại sự bình yên cho gia đình và xã hội, làm cho mọi người được sống trong yêu thương đùm bọc lẫn nhau.

Có thể bạn quan tâm: Nghị luận về vấn đề bạo hành trẻ em hiện nay

// Trên đây là các bài văn nghị luận 200 chữ đặc sắc nhất đã được Mầm Non Ánh Dương biên soạn để giới thiệu đến các bạn. Mong rằng Mầm Non Ánh Dương sẽ là “người bạn” đồng hành cùng các bạn trong suốt quá trình học tập.

Với 8 đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ dưới đây sẽ góp phần giúp bạn đạt được kết quả tốt nhất trong bài thi môn ngữ văn THPT của mình.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button